Phát triển Trung du và Miền núi phía Bắc thiếu chuỗi liên kết vùng kinh tế

Minh Hạnh |

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh và là một trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Nhưng vẫn chỉ là phép cộng cơ học của các địa phương chứ chưa có chuỗi liên kết trong vùng, trong việc hình thành các khu kinh tế và các dự án phát triển mang dấu ấn vùng.

Đó là ý kiến của các chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn “Đầu tư phát triển trung du và miền núi phía Bắc” do Ban kinh Tế Trung ương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 20.4.2021 tại tỉnh Phú Thọ.

Là một trong 6 vùng kinh tế xã hội, bao gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích khoảng 100.965km2, chiếm 28,6% diện tích cả nước; tổng dân số 13.853.190 người, trong đó có khoảng 30 dân tộc đang sinh sống. Theo thống kê, hiện quy mô GDP năm 2020 của vùng đạt 8% cả nước và có mức tăng 1,7 lần so với năm 2005. Nhiều sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia như cam chiếm hơn 20% tổng sản lượng cả nước; bưởi chiếm 29,3% và chè chiếm tới 77%.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận tại Diễn đàn. Ảnh AT
Các diễn giả tham gia phiên thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: AT

Tuy nhiên, phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khoảng cách về thu nhập so với cả nước đang có xu hướng doãng ra. Tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (2018), trong đó tỉ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở mức cao. Nhiều chỉ số về văn hoá, xã hội đạt mức thấp hơn trung bình toàn quốc.

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - bà Trần Thị Hồng Minh, nếu không có liên kết các vùng, nội vùng, liên vùng thì tất cả vấn đề liên quan đến phối hợp, phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng vùng với nhau sẽ rất khó khăn trong triển khai do thiếu cơ sở pháp lý.

Cùng đó, lĩnh vực kinh tế, phát triển của các địa phương trong vùng chưa đồng đều. Số lượng doanh nghiệp hoạt động thấp, đa phần các doanh nghiệp là những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn chưa mang tính vùng, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế xã hội, đang tạo sức ép lớn đối với môi trường.

Tỉ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp. Hầu hết sản phẩm công nghiệp chế biến vẫn ở dạng chế biến thô và gia công. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều...

Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cần đánh giá về thực trạng các nguồn lực, hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển vùng trong thời gian qua, nhất là các nguồn lực đầu tư công và nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Đồng thời, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế của những cơ chế, chính sách về thu hút và phân bổ các nguồn lực đang được thực hiện trong vùng, trên cơ sở đó, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp trong thời gian tới.

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Long An: Phấn đấu phát triển khá trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

KỲ QUAN |

Nằm sát TPHCM, ôm trọn phía Tây - Nam, là cửa ngõ từ TPHCM về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng lớn và nhiều tiềm năng, những năm qua, tỉnh Long An đã phát huy tốt lợi thế ấy để phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên dẫn đầu vùng ĐBSCL trên hầu hết lĩnh vực...

Liên kết phát triển du lịch giữa 2 thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

T. Hương |

TPHCM tổ chức diễn đàn liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”, việc liên kết lần này nhằm mang đến giải pháp hiệu quả dựa trên việc phát huy thế mạnh về bản sắc văn hóa, cảnh quan và sản vật của từng địa phương trong việc xây dựng sản phẩm thu hút du khách với sự hợp tác, chia sẻ nguồn lực về thông tin quảng bá và đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tăng cường liên kết phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hải Minh |

Diễn đàn liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế) dự kiến sẽ giữa ra giữa tháng 11.2020 tại Quảng Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu là thành viên quan trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Trong nhiệm kỳ qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có rất nhiều nỗ lực, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là tỉnh có quy mô kinh tế lớn trong vùng cũng như cả nước và là thành viên hết sức quan trọng và tích cực của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Long An: Phấn đấu phát triển khá trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

KỲ QUAN |

Nằm sát TPHCM, ôm trọn phía Tây - Nam, là cửa ngõ từ TPHCM về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng lớn và nhiều tiềm năng, những năm qua, tỉnh Long An đã phát huy tốt lợi thế ấy để phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên dẫn đầu vùng ĐBSCL trên hầu hết lĩnh vực...

Liên kết phát triển du lịch giữa 2 thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

T. Hương |

TPHCM tổ chức diễn đàn liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với chủ đề “Dòng chảy tinh hoa”, việc liên kết lần này nhằm mang đến giải pháp hiệu quả dựa trên việc phát huy thế mạnh về bản sắc văn hóa, cảnh quan và sản vật của từng địa phương trong việc xây dựng sản phẩm thu hút du khách với sự hợp tác, chia sẻ nguồn lực về thông tin quảng bá và đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tăng cường liên kết phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hải Minh |

Diễn đàn liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế) dự kiến sẽ giữa ra giữa tháng 11.2020 tại Quảng Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu là thành viên quan trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Trong nhiệm kỳ qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có rất nhiều nỗ lực, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là tỉnh có quy mô kinh tế lớn trong vùng cũng như cả nước và là thành viên hết sức quan trọng và tích cực của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.