Phát triển giao thông vùng biên, cần cơ chế đặc thù

Minh Quang |

Sau nhiều năm chờ đợi, niềm vui và hy vọng vừa được thắp lên với chính quyền và nhân dân tỉnh Cao Bằng khi dự án cao tốc nối từ Trà Lĩnh (Cao Bằng) đến Đồng Đăng (Lạng Sơn) đang có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để thực sự phát triển giao thông vùng biên, rất cần cơ chế đặc thù cho các dự án PPP.

Nhà đầu tư lần lượt đến rồi lại đi

Nằm cách Thủ đô Hà Nội gần 300km, Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài nhất (hơn 333km), nhiều tiềm năng phát triển về KT-XH nhưng bao năm qua vùng đất cội nguồn cách mạng vẫn là một tỉnh miền núi nghèo và khó khăn bậc nhất cả nước. Dù có nhiều lợi thế nhưng Cao Bằng không thu hút được các Nhà đầu tư để phát triển do điểm nghẽn về hạ tầng giao thông.

Để tiếp cận vùng đất cách mạng, chỉ có giao thông đường bộ với hai tuyến QL.3 (Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng) và QL.4A (Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng) cùng thời gian di chuyển từ 7 - 8h bằng ôtô. Cả hai tuyến này đều đi qua những khu vực địa hình quanh co, hiểm trở.

Ước muốn mở một tuyến cao tốc để thông thương, đánh thức tiềm năng phát triển luôn cháy bỏng biết bao thế hệ Lãnh đạo và nhân dân tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung vào quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh dài 144km vào Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch đã được duyệt nhưng công tác kêu gọi đầu tư lại rơi vào bế tắc bởi Ngân sách khó khăn, mà kêu gọi các Nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), cũng chẳng dễ.Thời gian qua đã có nhiều Nhà đầu tư quan tâm, tham gia tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án nhưng chưa có ai thực sự muốn đầu tư mà chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm, đến rồi lại ra đi. 

DN vào cuộc, tiết giảm tổng mức đầu tư, tối ưu hướng tuyến

Thấu hiểu được niềm khát vọng cháy bỏng của chính quyền và nhân dân tỉnh Cao Bằng, mới đây, Tập đoàn Đèo Cả, DN tư nhân lớn nhất Việt Nam về đầu tư hạ tầng giao thông có nguyện vọng tham gia nghiên cứu dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh. Bằng năng lực và kinh nghiệm đã và đang triển khai các dự án PPP lớnnhưHầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân, cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị, … Tập đoàn Đèo Cả được kỳ vọng rất lớn để biến giấc mơ thành hiện thực.

Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng – TGĐ đơn vị Tư vấn cho biết, với TMĐT ban đầu quá lớn 47.000 tỉ đồng,khả năng hoàn vốn của Dự án sẽ không đảm bảo. "Do đó,chúng tôi đề xuất điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối vào tuyến đường nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đi cửa khẩu Tân Thanh. Khi đó, tổng chiều dài tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ rút ngắn xuống còn 115km (giảm 29km so với quy hoạch ban đầu). Đồng thời, kết hợp với việc áp dụng công nghệ thi công hầm xuyên núi để tiết giảm chi phí đầu tư”, ông Dũng nói.

Theo nghiên cứu, tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh dài 115km được thiết kế với quy mô tương tự các dự án cao tốc Bắc – Nam, bao gồm 04 làn xe cơ giới, nền đường rộng 17m, tốc độ thiết 80km/h; trên tuyến xây dựng 18 cầu, 6 hầm đường bộ ngắn (tổng chiều dài 2.550m), 21 hầm giao thông dân sinh, … tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.938 tỉ đồng, giảm hơn 26.000 tỉ đồng so với nghiên cứu đề xuất trước đó.

Kết quả khảo sát và dự báo nhu cầu vận tải cho thấy, tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh trong khoảng 10 năm đầu khai thác (2023 – 2032) đạt khoảng 6.000 – 10.000 xe/ngày đêm, chỉ bằng 1/3 so với cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn tại cùng thời điểm.

"Để làm tuyến đường này sẽ phải nghiên cứu phương án đầu tư theo hình thức PPP, với vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư, vốn vay tín dụng, vốn hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cho dự án. Phương án cụ thể sẽ được tính toán cân đối sau khi có cơ sở về các nguồn vốn tham gia đầu tư, bảo đảm bù đắp thiếu hụt lưu lượng, vốn Ngân sách nhà nước tham gia trong cơ cấu vốn đầu tư (đề xuất tương tự như các Dự PPP đã triển khai hiện nay khoảng từ 35% đến 45%), lộ trình thực hiện từ năm 2019-2020 khi các bên liên quan có thẩm quyền, tư vấn… phải xong bước chuẩn bị đầu tư; đồng thời với việc tháo gỡ các rào cản đầu tư hiện nay từ các cơ chế chính sách bất cập để việc thực hiện Dự án có thể bắt đầu từ năm 2020-2025" ông Dũng thông tin. 

Dự án PPP vùng biên giới cần cơ chế đặc thù 

Phát biểu tại buổi làm việc mới đây giữa tỉnh Cao Bằng với Đơn vị Tư vấn, ông Đàm Văn Eng – Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng cho rằng đây là dự án PPP đi về nơi cội nguồn cách mạng, khu vực biên giới liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, các cơ quan có thẩm quyền cần có cơ chế riêng để thực hiện, cần sự ủng hộ cụ thể cho quê hương cách mạng, tạo thuận lợi nhất cho Cao Bằng thực hiện Dự án.

“Lần này, nếu dự án không thành công, không biết đến bao giờ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh mới thực hiện được”, ông Đàm Văn Eng nói và cho biết, để chuẩn bị công tác nghiên cứu khả thi, lập hồ dự án, khảo sát thiết kế, các cơ quan của địa phương phải khẩn trương lượng hóa các công việc như quy hoạch mỏ vật liệu, bãi đổ thải dọc tuyến, …

Trao đổi với phóng viên, ông Lại Xuân Môn - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng khẳng định, triển khai cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là quyết tâm, khát vọng của Đảng bộ, chính quyền, người dân tỉnh Cao Bằng.

Theo ông Môn, tuyến đường cao tốc sẽ giải quyết 5 vấn đề cho Cao Bằng, nhất là vấn đề chính trị, bởi Cao Bằng có đến 95% đồng bào dân tộc, trong đó tỷ lệ hộ đói, nghèo chiếm đến 70%, khi có đường cao tốc sẽ giúp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đồng thời tháo gỡ điểm nghẽn tạo đột phá phát triển kinh tế, đảm bảo phòng thủ quốc phòng, …

Trả lời câu hỏi của PV về nguồn vốn hỗ trợ của địa phương, ông Môn khẳng định: “Làm dự án theo hình thức PPP bắt buộc phải có nguồn vốn Ngân sách phải tham gia. Đối với phần của địa phương, chúng tôi đã tính toán và đưa ra Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại nhiều cuộc họp và chắc chắc tỉnh sẽ có nguồn để hỗ trợ vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh”. 

“Với cương vị là Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng tôi cam kết các chính sách hỗ trợ cho dự án sẽ được đảm bảo thực hiện đúng quy định. Nhà đầu tư không phải lo sợ rủi ro về tư duy nhiệm kỳ do thay đổi chính sách. Bây giờ, tôi làm Bí thư cũng phải kế thừa những cái của người tiền nhiệm, cái gì xác định là điểm nghẽn phải tháo gỡ ngay thì Cao Bằng mới phát triển được. Tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là khát vọng bao đời nay của nhân dân tỉnh Cao Bằng, để hiện thực hóa dự án này, cả hệ thống chính trị của tỉnh đang vào cuộc quyết liệt để công trình triển khai sớm nhất”, ông Lại Xuân Môn cho biết.

Minh Quang
TIN LIÊN QUAN

Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi: Bộ Giao thông Vận tải đã bỏ qua cảnh báo của tư vấn giám sát?

Thanh Hải |

Những biểu hiện hư hỏng, bong tróc mặt đường, tạo ổ gà chi chít trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khi vừa mới đưa vào khai thác tuy chưa đến nỗi nghiêm trọng, nhưng đã dậy sóng dư luận.  Bởi vì trước đó có quá nhiều đơn thư tố giác, tố cáo, thậm chí khuyến cáo của chuyên gia, tư vấn giám sát đã không được lắng nghe, giải quyết thấu đáo.

Đừng để tắc nguồn lực tư nhân vào hạ tầng giao thông

Hoàng Tùng |

Trong 5 năm (từ 2011 - 2015), 186.660 tỉ đồng vốn tư nhân được đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động. Quốc hội, Chính phủ đều nhận định, thu hút đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), trong đó có hợp đồng BOT là chủ trương nhất quán cần triển khai để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng GTVT, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tìm lời giải cho bài toán phát triển hạ tầng giao thông

Nguyễn Tùng |

Mặc dù được Bloomberg đánh giá là quốc gia có đầu tư cho cơ sở hạ tầng cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc với khoảng 5,7% GDP, Việt Nam vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải cho chiến lược phát triển hạ tầng giao thông khi nhu cầu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 lên đến khoảng gần 1 triệu tỉ đồng, nhưng ngân sách dự kiến cân đối chỉ đạt hơn 20%.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi: Bộ Giao thông Vận tải đã bỏ qua cảnh báo của tư vấn giám sát?

Thanh Hải |

Những biểu hiện hư hỏng, bong tróc mặt đường, tạo ổ gà chi chít trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khi vừa mới đưa vào khai thác tuy chưa đến nỗi nghiêm trọng, nhưng đã dậy sóng dư luận.  Bởi vì trước đó có quá nhiều đơn thư tố giác, tố cáo, thậm chí khuyến cáo của chuyên gia, tư vấn giám sát đã không được lắng nghe, giải quyết thấu đáo.

Đừng để tắc nguồn lực tư nhân vào hạ tầng giao thông

Hoàng Tùng |

Trong 5 năm (từ 2011 - 2015), 186.660 tỉ đồng vốn tư nhân được đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động. Quốc hội, Chính phủ đều nhận định, thu hút đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư), trong đó có hợp đồng BOT là chủ trương nhất quán cần triển khai để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng GTVT, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tìm lời giải cho bài toán phát triển hạ tầng giao thông

Nguyễn Tùng |

Mặc dù được Bloomberg đánh giá là quốc gia có đầu tư cho cơ sở hạ tầng cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 Châu Á chỉ sau Trung Quốc với khoảng 5,7% GDP, Việt Nam vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải cho chiến lược phát triển hạ tầng giao thông khi nhu cầu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 lên đến khoảng gần 1 triệu tỉ đồng, nhưng ngân sách dự kiến cân đối chỉ đạt hơn 20%.