Phát triển du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL gắn với Chương trình OCOP

M.M |

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, định hướng ưu tiên cho phát triển du lịch gắn với khai thác lợi thế nông nghiệp, nông thôn hướng phát triển bền vững đang góp phần triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, để phát triển du lịch nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gắn với Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), cần thập trung vào 7 vấn đề:

Một là, các địa phương của vùng ĐBSCL cần tổ chức rà soát quy hoạch, xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn riêng của từng địa phương trong quy hoạch chung của cả vùng. Trong đó, quy hoạch phát triển du lịch nông thôn phải gắn với chính sách phát triển nông thôn mới của vùng; xây dựng bản đồ du lịch nông thôn trong đó chỉ ra các khu vực có khả năng phát triển sản phẩm nông thôn đặc trưng trên cơ sở liên kết hình thành tuyến du lịch.

Ngành du lịch và nông nghiệp cần phối hợp điều tra, khảo sát hoạt động du lịch nông nghiệp tại địa phương để đánh giá toàn diện thực trạng phát triển cũng như khuyến nghị mô hình phát triển du lịch nông nghiệp phù hợp và các chính sách hỗ trợ tương xứng...

Du lịch sinh thái vùng ĐBSCL. Ảnh: PV
Du lịch sinh thái vùng ĐBSCL. Ảnh: PV

Hai là, các địa phương cần đẩy mạnh tính liên kết vùng để phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng. Việc xác định các sản phẩm chủ đạo, đặc trưng, có tính khác biệt, điểm nhấn của mỗi địa phương là điều hết sức quan trọng. Để phát huy thế mạnh của vùng, cần có sự điều phối chung của vùng trong việc nghiên cứu sản phẩm và khai thác thị trường.

Ba là, thực hiện một số chính sách nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân để phát triển du lịch nông thôn của từng vùng đặc biệt là các sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác đồng thời giá trị nông nghiệp và phát triển du lịch; sử dụng lao động là người địa phương; các hoạt động du lịch có tính chất cộng đồng; các dự án sản xuất hàng hóa và dịch vụ của khu vực nông thôn vào tiêu dùng du lịch.

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông thôn. Cán bộ ngành du lịch, đặc biệt là cấp cơ sở cần được nâng cao trình độ, kỹ năng, nhất là năng lực trong tham mưu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, được tiếp cận tri thức, công nghệ mới trong xúc tiến, quảng bá, truyền thông. Đối với các hộ dân làm du lịch cộng đồng, cần bổ sung vốn kiến thức về văn hóa bản địa, tăng cường đào tạo cung cách, kỹ năng phục vụ du lịch...

Năm là, các địa phương trong vùng cần đổi mới và xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh cho quảng bá cho du lịch nông thôn trên cơ sở giá trị đặc trưng, nổi bật của từng địa phương, từng vùng và nhu cầu thị trường. Sản phẩm du lịch nông thôn phải gắn với các sản vật được sản xuất tại địa phương, gắn với chương trình OCOP, thương hiệu của địa phương, của từng vùng. Tăng cường các hành động tập thể nhằm xây dựng chuỗi giá trị cạnh tranh và bao trùm trên cơ sở liên kết với thế mạnh nông nghiệp của vùng. Các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp các địa phương có điểm đến nghiên cứu thị trường, định hướng nhu cầu, thúc đẩy đầu tư, phát triển sản phẩm, tiếp thị, quảng bá thu hút khách…

Sáu là, chú trọng công tác điều phối vùng và quản lý điểm đến. Thực hiện công tác điều phối giữa các địa phương trong vùng phát triển du lịch nông thôn bền vững. Quản lý chất lượng dịch vụ lồng ghép những yếu tố về bảo tồn văn hóa và cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung ứng dịch vụ với các doanh nghiệp lữ hành. Cần xây dựng tiêu chí đánh giá và hỗ trợ hình thành các mô hình trang trại du lịch kiểu mẫu (farmstay) trên cơ sở xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp - du lịch.

Bảy là, các địa phương cần xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vào tiêu dùng du lịch. Sản phẩm nông nghiệp phải được hướng dẫn sản xuất và công nhận tiêu chuẩn chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ; công nghệ chế biến; mẫu mã, bao bì đẹp được kiểm định và đảm bảo. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu dùng du lịch thông qua các sản phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe; hàng tiêu dùng đặc sản địa phương làm quà tặng, đồ lưu niệm...

 

 

M.M
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc tuần lễ cam sành Hà Giang và sản phẩm OCOP ở Hà Nội

L.V |

“Tuần lễ cam sành, các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang năm 2019” đã được khai mạc tối 19.12.2019,  do UBND tỉnh Hà Giang và UBND TP.Hà Nội phối hợp tổ chức.

Khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam 2019

Minh Nhung |

Chiều 26.10.2019, Hội chợ làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam 2019 đã khai mạc tại TP.Hải Dương. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng tham dự.

Hội chợ làng nghề và các sản phẩm OCOP Việt Nam 2019

L.V |

Từ 26-31.10.2019, tại Hải Dương, 120 gian hàng của Hội chợ “Phát triển sản phẩm chủ lực của các làng nghề Việt Nam hướng tới mỗi xã một sản phẩm – OCOP” sẽ giới thiệu đến người tiêu dùng khu vực phía Bắc.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khai mạc tuần lễ cam sành Hà Giang và sản phẩm OCOP ở Hà Nội

L.V |

“Tuần lễ cam sành, các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang năm 2019” đã được khai mạc tối 19.12.2019,  do UBND tỉnh Hà Giang và UBND TP.Hà Nội phối hợp tổ chức.

Khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam 2019

Minh Nhung |

Chiều 26.10.2019, Hội chợ làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam 2019 đã khai mạc tại TP.Hải Dương. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng tham dự.

Hội chợ làng nghề và các sản phẩm OCOP Việt Nam 2019

L.V |

Từ 26-31.10.2019, tại Hải Dương, 120 gian hàng của Hội chợ “Phát triển sản phẩm chủ lực của các làng nghề Việt Nam hướng tới mỗi xã một sản phẩm – OCOP” sẽ giới thiệu đến người tiêu dùng khu vực phía Bắc.