“KINH TẾ SỐ - THẾ GIỚI KHÔNG CHỜ CHÚNG TA”

Phải giải được bài toán việc làm

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Tháng 5.2017, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra con số giật mình: 75% số lao động trong ngành điện tử, 86% trong ngành dệt may, da giày tại Việt Nam có nguy cơ thất nghiệp vì bị máy móc thay thế. Nói cách khác, phát triển kinh tế số, cách mạng 4.0 đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với thị trường lao động. Hội thảo “Kinh tế số - thế giới không chờ chúng ta” diễn ra tại Hà Nội ngày hôm qua (23.10) phần nào đưa ra được lời giải cho vấn đề hóc búa trên.

Áp lực với nguồn lao động

Trong một bài viết gửi Lao Động cách đây không lâu, tiến sĩ Nguyễn Văn Phương đã đặt vấn đề: Mâu thuẫn khi áp dụng cho nền kinh tế tự động hóa.

Các diễn giả và đại diện doanh nghiệp Việt Nam đối thoại tại Hội thảo “Kinh tế số - thế giới không chờ chúng ta” diễn ra tại Hà Nội ngày 23.10. Ảnh: SƠN TÙNG
Các diễn giả và đại diện doanh nghiệp Việt Nam đối thoại tại Hội thảo “Kinh tế số - thế giới không chờ chúng ta” diễn ra tại Hà Nội ngày 23.10. Ảnh: SƠN TÙNG

Tiến sĩ Phương đưa ra nhận định: “Xưa nay trong lịch sử loài người, các cuộc cách mạng kỹ thuật luôn làm dư thừa lao động, nhưng nó được chuyển sang lĩnh vực khác, kết quả xã hội luôn có việc làm, năng suất cao hơn, đời sống theo đó sung túc hơn. Nhưng nghiên cứu nền kinh tế số hóa, các nhà kinh tế và dự báo cho rằng cuộc cách mạng lần này sẽ khác. Một phần lớn các xí nghiệp sẽ bị đóng cửa, lao động nghề truyền thống xưa nay sẽ dư thừa do được thay thế bởi các tiện ích, ứng dụng, phần mềm máy tính.

Ví dụ hai Cty đa quốc gia trên lĩnh vực vận tải hành khách Mobilitäts-App GM và Taxi - Uber cùng có trị giá 60 tỉ USD, nhưng GM phải dùng tới 200.000 nhân công, trong khi Uber chỉ 3.500. Hãng công nghiệp điện ảnh đa quốc gia Ikone trước cách mạng số hóa có tới 145.000 nhân công hưởng thu nhập mức trung bình khá xã hội, tới cách mạng số hóa, nay chỉ còn 8.000. Cảnh ngộ cũng như Ikone, Apple có giá trị hiện đứng đầu thế giới nay cũng chỉ còn 47.000 nhân công, 2/3 làm việc trong các cửa hàng hưởng lương mức thấp”.

Một dẫn chứng khác, nghiên cứu của Mỹ năm 2016 phân tích 702 nghề xếp bậc rủi ro bị máy móc thay thế cho thấy tới 47% chỗ làm việc ở Mỹ có nguy cơ bị mất bởi máy móc. Chỉ những nghề cần kỹ năng, kỹ xảo, cần kiến thức về con người, chịu quyết định của con người, còn tồn tại. Theo bảng họ xếp loại, 10 nghề dễ mất việc nhất ở Mỹ là nhân viên văn phòng, giao thông, nhà hàng, bán hàng, bưu điện và bồi bếp, ngân hàng, kho vận và sản xuất thép, kế toán. Đối lại có 10 nghề ít bị ảnh hưởng nhất theo thứ tự là chăm sóc trẻ em, y tá hộ lý, lãnh đạo doanh nghiệp, chế tạo trang thiết bị doanh nghiệp, kỹ thuật xe cơ giới, hàng không, đường thủy, lưu thông hàng hóa, giáo dục, chăm sóc người già, đào tạo đại học và nghiên cứu, điện.

Trong khuôn khổ hội thảo “Kinh tế số - Thế giới không chờ chúng ta” ngày hôm qua, ông Nguyễn Đức Khương - GS tài chính tại ĐH IPAG - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ - cho rằng: “Người lao động Việt Nam tiếp cận kinh tế số hoá từ lâu và việc tiếp cận công nghệ, sử dụng dịch vụ công nghệ 4.0 như Uber, Facebook rất thân thuộc với người Việt Nam nhưng trong môi trường làm việc, việc áp dụng công nghệ chưa đi vào thực tiễn của DN và chưa tạo áp lực cho người lao động Việt Nam cần phải có những kiến thức công nghệ mới.

“Người lao động Việt có thói quen dùng công nghệ nhưng kỹ năng sử dụng công nghệ trong công việc chưa tốt và cái này không thể đổ lỗi cho người lao động được” - ông Khương nhận định và cho rằng việc đào tạo, định hướng, thiết kế hội nhập kinh tế số hoá của DN với nền kinh tế nói chung là rất quan trọng trong đó cần tận dụng công nghệ để cắt giảm chi phí sản xuất”.

75% lao động trong ngành điện tử có nguy cơ thất nghiệp vì bị máy móc thay thế. Ảnh: A.C
75% lao động trong ngành điện tử có nguy cơ thất nghiệp vì bị máy móc thay thế. Ảnh: A.C

Đào tạo và nâng cao vai trò công đoàn

Chia sẻ về vai trò của tổ chức Công đoàn trong nền kinh tế số, chuyên gia Nguyễn Đức Khương cho rằng ngoài việc quan tâm đến đời sống, môi trường làm việc hay nguyện vọng của người lao động, tổ chức công đoàn cần có vai trò trách nhiệm định hướng thêm về sự thay dổi của ngành nghề trong tương lai vì có nhiều ngành sẽ được tự động hoá cao lên và có thể không cần số lượng người lao động nhiều như thế nữa. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp rất quan trọng để người lao động xác định trong tương lai, khi thế giới thay đổi, môi trường kinh doanh thay đổi và ngành nghề thay đổi thì người lao động sẽ chuyển đổi sang lĩnh vực khác như thế nào. Ngoài ra, ông Khương cho rằng tổ chức công đoàn cũng cần nâng cao vai trò đồng hành với người lao động trong việc đào tạo và tự đào tạo thông qua các hoạt động giáo dục, nâng cao kỹ năng nội bộ.

Trong khi đó, ông Aymeril Hoang - Giám đốc đổi mới sáng tạo ngân hàng Societe Generale - cho rằng: Nên từ bỏ khái niệm “nghề nghiệp trọn đời - Job for life” vì công việc thường ngày đang biến mất dần. Do đó, chuyên gia này cho rằng người lao động cần phải chuẩn bị tâm lý, tăng cường học hỏi để thích nghi với những thay đổi, luôn phải sẵn sàng về thể chất và thói quen để thích nghi tốt nhất.

Bình luận về vấn đề nhân lực việc làm, ông Hoang cho rằng cần thay đổi thói quan làm việc thụ động “chỉ tập trung vào sản xuất thật nhiều sản phẩm để hạ giá thành” mà không dành thời gian cho việc sáng tạo và việc tự đào tạo cập nhật bản thân. “Khi chúng ta rời trường đại học, chúng ta nghĩ là đã có thể dừng việc học, nhưng dừng học là dừng suy nghĩ một cách sáng tạo và thói quen chỉ tập trung vào công việc hằng ngày là một thách thức của toàn cầu vì chúng ta không cập nhật bản thân. Không biết kiến thức mới thì không đáp ứng được sự thay đổi của cuộc sống” - ông Hoang nhận định và cho rằng trong nền kinh tế số cần thay đổi thói quen, học cách thay đổi và từ đó hợp tác mạnh mẽ chặt chẽ với nhau cũng như cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng hơn.

Lao động Việt phải làm gì?

Liên quan đến chủ đề của cuộc “Kinh tế số - Thế giới không chờ chúng ta” diễn ra tại Hà Nội ngày hôm qua (23.10), Lao Động đã gặp gỡ, trao đổi với một số chuyên gia.

PV ông Trần Anh Tuấn - ĐBQH - Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố HCM

Sự gia nhập của công nghệ là không thể tránh khỏi. Đây là bài toán của cả thế giới, liên quan tới tự động, tự động hóa trong sản xuất ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong kinh doanh. Tuy nhiên, sự hấp thụ của mỗi quốc gia lại khác nhau. Việt Nam đa số sử dụng lao động gia công là chủ yếu, dĩ nhiên có một số ngành công nghệ cao cũng đã phát triển để ứng dụng công nghệ robot vào sản xuất.

Bài toán việc làm đối với những người lao động thiếu kỹ năng hoặc có trình độ lao động thấp thì tôi nghĩ rằng thị trường sẽ tự điều chỉnh. Khi có áp lực về công nghệ như vậy thì con người sẽ phải tự nâng cao trình độ kỹ năng sản xuất. Họ sẽ phải tự hấp thụ và thị trường lao động sẽ điều chỉnh theo hướng đó.

Tất nhiên bài toán đặt ra đối với lao động chưa có kỹ năng thì họ cần phải rèn luyện kỹ năng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nếu bản thân họ không thể chuyển đổi được thì họ sẽ bị chuyển tới làm những công việc ở công đoạn mang tính thủ công.

Trong thời gian tới, sự chuyển động trong lao động tay nghề sang những ngành có kỹ thuật nhiều hơn và người lao động sẽ có sự chuyển dịch nâng cao năng lực để tham gia thị trường lao động.

Ông Nguyễn Văn Thân - ĐBQH - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Hiện lực lượng lao động có kỹ năng tốt rất ít. Ngay kể cả lực lượng lãnh đạo doanh nghiệp được đào tạo cũng rất ít. Thậm chí khi mở lớp huấn luyện đào tạo, được hỗ trợ một phần kinh phí nhưng không chịu đến. Vậy thì các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có thích thú với việc học tập, trao đổi kinh nghiệm. Hiệp hội đi vận động lãnh đạo doanh nghiệp tham gia rất nhiều nhưng người tham gia lại rất ít, thế thì làm sao nâng cao chất lượng quản lý được. Khi lãnh đạo tư duy như vậy thì khó mà đòi hỏi lao động nghiệp vụ có tay nghề tốt.

Theo tôi, để giải quyết được vấn đề này, ngoài việc vận động thì phải đưa ra các điều kiện đối với các doanh nghiệp. Ví dụ như khi thành lập công ty, lãnh đạo phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu nào, chứ không phải cứ có tiền là có thể làm giám đốc, chủ tịch công ty. Chẳng hạn như điều kiện về chứng chỉ, bằng cấp như quản trị kinh doanh hoặc có trình độ bằng cấp ở lĩnh vực mình làm quản lý.

Về vấn đề người lao động, phải khẳng định là không thể để người lao động chia sẻ với giới chủ khi mà mức sống của họ còn chưa được đảm bảo. Có nhiều quan niệm cho rằng doanh nghiệp ngoài lương cho người lao động còn phải gánh nhiều chi phí khác. Nhưng chi phí khác có thể tiết giảm được, còn lương phải đảm bảo cho người lao động đủ sống. Nghĩa là doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ với người lao động. Còn việc kinh doanh là việc của doanh nghiệp.

Khi tuyển người lao động thì cũng phải tuyển dụng người có tay nghề cao, đảm bảo năng suất và chất lượng cao với mức lương xứng đáng, chứ không thể cứ tuyển lao động chất lượng thấp, rồi trả lương bèo bọt.

Sự lo lắng thất nghiệp vì 4.0 là không đúng. Vì sự nghiệp công nghiệp 4.0 dù muốn hay không nó vẫn vào. Người không có trình độ lao động sẽ bị đào thải. Vậy thì người lao động phải từ đào tạo mình.Chứ xã hội không thể vì lo lắng những người ấy mất công việc mà chậm lại, như vậy xã hội sẽ không thể phát triển. Vậy thì người lao động phải ý thức được việc mình phải bổ sung nâng cao trình độ nếu không muốn bị đào thải.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.