“Ông lớn” Coteccons vẫn chật vật

Gia Miêu |

TPHCM - Báo cáo tài chính quý 3/2021 của Coteccons lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm cả doanh thu lẫn biên lợi nhuận gộp.

Công ty CP Xây dựng Coteccons vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 3/2021 với kết quả kinh doanh tụt dốc. Cụ thể, doanh thu của Coteccons trong quý vừa qua giảm mạnh hơn 61% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt con số còn xấp xỉ hơn 1 nghìn tỉ đồng.

Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp công ty giảm mạnh chỉ còn vỏn vẹn 1/10 cùng kỳ, xấp xỉ 17 tỉ đồng. Khấu trừ chi phí, Coteccons lỗ ròng gần 12 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 89 tỉ đồng.

Đây là khoản lỗ đầu tiên từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán cách đây hơn mười năm, đồng thời nối dài chuỗi lợi nhuận tăng trưởng âm quý thứ ba liên tiếp. Như vậy, từ sau khi cuộc chiến quyền lực chấm dứt và chuyển giao về Kusto nắm quyền, ông lớn trong ngành xây dựng Coteccons vẫn đang có chuỗi thời gian kinh doanh khó khăn.

Ban lãnh đạo Coteccons lý giải, việc tái cấu trúc trong năm 2020 tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Công ty gần như không ký được hợp đồng mới từ giữa đến cuối năm ngoái nên giá trị hợp đồng chuyển sang năm nay chỉ đạt gần 9.000 tỉ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ. Điều này cộng thêm việc các công trình ở TP.HCM phải tạm dừng thi công, thị trường bất động sản bất ổn và giá nguyên vật liệu tăng cao trong quý 3 khiến doanh thu và biên lợi nhuận gộp giảm mạnh.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng 2 quý trước đó khi các thành phố không rơi vào tình trạng trên thì công ty cũng không có kết quả khởi sắc. Ở quý 2, doanh thu của Coteccons giảm 36%, lãi trước thuế giảm 71%. Còn ở quý 1/2021, doanh thu cũng giảm 56% và lợi nhuận giảm 21%. Tín hiệu sáng duy nhất của công ty là dòng tiền dương trở lại, đặc biệt sau một giai đoạn dài ngưng trệ các hợp đồng ký mới, giá trị các hạng mục công ty vừa thắng thầu đã lên đến 17.400 tỉ đồng trong 9 tháng đầu 2021.

Nếu nhìn lại quãng thời gian qua có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Coteccons đang có nhiều vấn đề khiến cổ đông lo lắng kể từ sau khi Kusto chính thức nắm quyền kiểm soát tại Coteccons. Đến nay, dù ban lãnh đạo mới có những công bố về các kế hoạch kinh doanh mới, nhưng với những nhà đầu tư vào cổ phiếu Coteccons vẫn có nhiều câu hỏi, đặc biệt là bài toán giành thị phần và trở lại vị thế như từng vốn có. Có thể thấy, trong khoảng năm 2016 đến 2018, doanh số của Coteccons luôn nhiều hơn 10.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đỉnh cao năm 2018, Coteccons bắt đầu lao dốc, một phần vì thị trường xây dựng ngày càng khó khăn và phần khác là những mâu thuẫn nội bộ không thể giải quyết giữa các cổ đông lớn.

Chính thức nắm quyền kiểm soát tại Coteccons từ tháng 10.2020, và lần lượt thay máu dàn lãnh đạo cấp cao, Coteccons sau gần 1 năm Kusto nắm quyền điều hành thực sự chưa cho thấy sự đột phá, ngược lại lợi nhuận liên tục giảm mạnh.

Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Coteccons mới đây cũng đã lên tiếng trấn an các cổ đông. Ông cho biết rất hiểu rõ những quan ngại của các cổ đông trong quá trình chuyển đổi của Coteccons trong thời gian qua. Đặc biệt là mới đây khi báo cáo tài chính quý 3 của Coteccons được công bố cũng thể hiện một bức tranh kinh doanh rất tệ của công ty.

Để thể hiện niềm tin của mình vào kết quả kinh doanh trong tương lai của công ty, ông Bolat Duisenov cũng đã đăng ký mua vào 740.000 cổ phiếu và đồng thời cam kết chỉ nhận mức lương 1 USD cho đến khi tình hình kinh doanh của công ty được cải thiện.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Coteccons vẫn chưa thể thoát khỏi chuỗi ngày kinh doanh khó khăn

Gia Miêu |

Từ sau khi cuộc chiến quyền lực chấm dứt và chuyển giao về Kusto nắm quyền, ông lớn trong ngành xây dựng Coteccons vẫn đang có chuỗi thời gian kinh doanh khó khăn.

Coteccons chưa thể vượt qua khó khăn sau cuộc chiến quyền lực

Gia Miêu |

Sau khi cuộc chiến “vương quyền” kết thúc, Coteccons liên tục cho thấy dấu hiệu kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu lao dốc liên tục phá đáy. Đó là bức tranh khá buồn đối với các cổ đông.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Coteccons vẫn chưa thể thoát khỏi chuỗi ngày kinh doanh khó khăn

Gia Miêu |

Từ sau khi cuộc chiến quyền lực chấm dứt và chuyển giao về Kusto nắm quyền, ông lớn trong ngành xây dựng Coteccons vẫn đang có chuỗi thời gian kinh doanh khó khăn.

Coteccons chưa thể vượt qua khó khăn sau cuộc chiến quyền lực

Gia Miêu |

Sau khi cuộc chiến “vương quyền” kết thúc, Coteccons liên tục cho thấy dấu hiệu kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu lao dốc liên tục phá đáy. Đó là bức tranh khá buồn đối với các cổ đông.