Nuôi lợn lợi nhuận cao, dân vẫn chưa dám tái đàn

Thanh Chung |

Giá lợn vẫn mức cao, thậm chí nhiều địa phương còn hiện tượng nhập lậu lợn vì hám lợi. Tuy nhiên, lợn giống vẫn đang khan hiếm và giá quá cao khiến người dân khó tái đàn.

Nỗi lo tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi

Hiện tại ở Quảng Nam, dịch tả lợn Châu Phi cơ bản đã khống chế được, nhưng vẫn còn 2 xã hết dịch chưa qua 30 ngày. Nhiều hộ chăn nuôi sốt ruột mong tái đàn, nhưng ngành chức năng của tỉnh vẫn chưa công bố hết dịch khiến người dân vô cùng lo lắng.

Gia đình ông Đặng Văn Chung (thôn Bình Túy, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình) có 2 con lợn bị chết do dịch tả lợn Châu Phi và đã được ngành thú y địa phương kiểm kê, chôn lấp theo đúng quy định. Dù rất mong tái đàn lại nhưng ông Chung vẫn chưa dám thực hiện vì giá lợn giống cao và địa phương vẫn chưa công bố hết dịch. Hiện, ông Chung phải chuyển sang nuôi gà để tận dụng sản phẩm phụ từ nông nghiệp.

“Tôi và nhiều người ở đây làm nông là chủ yếu nên cũng rất mong được tái đàn song hiện nay giá lợn giống quá cao, nếu có sự cố bất ngờ thì lấy gì bù lỗ. Giờ mong sao dập dịch, bà con chúng tôi mới yên tâm tái đàn được. Đồng thời, chúng tôi cũng rất cần sự hướng dẫn của cán bộ thú y để làm tốt công tác phòng dịch và nếu được chăn nuôi lại thì đảm bảo hiệu quả chứ không sợ lắm” - ông Chung chia sẻ.

Được biết, xã Bình Giang đã qua 30 ngày không tái phát dịch nhưng UBND huyện Thăng Bình vẫn chưa công bố hết dịch. Nhiều địa phương đã cho phép tái đàn trở lại, tuy nhiên, với con giống được nhân giống tại địa phương đang có giá lên đến 2-3 triệu đồng/con là trở ngại lớn để người dân thực hiện tái đàn.

Cần hỗ trợ người dân

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh có 206 xã bị dịch tả lợn Châu Phi và phải tiêu hủy gần 155.000 con. Hiện, chỉ còn 2 xã thuộc 2 huyện có dịch chưa qua 30 ngày.

Thời gian qua, ngành Thú y tỉnh đã đẩy mạnh công tác dập dịch bằng nhiều biện pháp, hỗ trợ người dân; đồng thời giám sát chặt chẽ việc tái đàn ở một số địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi tập trung đảm bảo an toàn sinh học.

Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân. Chính vì vậy, ngành chức năng cần chủ động hỗ trợ các đơn vị chăn nuôi tập trung đảm an toàn sinh học trong việc tái đàn. Đồng thời, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam tạo nguồn cung thực phẩm, con giống ngay trong tỉnh để kiểm soát giá cả, dịch bệnh giúp người dân sớm tái đàn và ổn định tình hình chăn nuôi.

Ông Lê Ngọc Trung - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam - cho hay, nguồn lợn giống trên địa bàn tỉnh giảm sút sau dịch và giá đang tăng cao, sở đang làm việc với các đơn vị ngoài tỉnh có nguồn giống lớn để nhập các con giống có giá trị phù hợp nhất, đảm bảo được dịch bệnh. Từ đó,  sở sẽ có chủ trương định hướng cho người dân mua với giá phù hợp, thực hiện việc tái đàn sau dịch.

“Sở đang chỉ đạo cho Chi cục Chăn nuôi - Thú y sẽ có đề án tham mưu cho UBND tỉnh để có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi. Nhưng hỗ trợ theo điều kiện tinh thần lãi suất để quy mô chăn nuôi đảm bảo đủ lớn và đảm bảo an toàn sinh học, chứ không phải hỗ trợ trên số đầu lợn, rồi ai chăn nuôi cũng hỗ trợ cả. Dịch bệnh cần được giám sát và khi tái đàn, đảm bảo cho hộ dân chăn nuôi có hiệu quả, có lợi nhuận. Việc kiểm soát các hộ chăn nuôi phải tích cực, đặc biệt đầu vào. Quy trình chăn nuôi cũng thật tốt để tránh nguy cơ tái dịch, lây lan trên địa bàn tỉnh” - ông Trung nói.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Mặc áo phao cho... lợn vượt sông thẩm lậu từ Lào về nội địa

HƯNG THƠ |

Nhiều người dân sống dọc sông Sê Pôn tại khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị, bằng nhiều cách, thẩm lậu lợn sống từ Lào về nội địa. Mỗi con lợn nếu vượt biên trót lọt sẽ đem lại lợi nhuận cao, nên cứ đêm về, bên này và bên kia con sông biên giới luôn căng thẳng, bí bách tình trạng... lợn mặc áo phao vượt biên.

Ráo riết nhập lợn Thái Lan, giá lợn hơi trong nước vẫn khó giảm sâu

Vũ Long |

Mỗi ngày có khoảng 7.000-9.000 con lợn được nhập khẩu tiểu ngạch về Việt Nam, tuy nhiên giá lợn hơi trong nước vẫn giảm rất "nhỏ giọt".

500 con lợn đầu tiên nhập về Việt Nam, không đủ sức kéo giá lợn giảm

Vũ Long |

Khoảng 500 con lợn hơi nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam vẫn chưa đủ sức kéo giá thịt lợn xuống mức hợp lý.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Mặc áo phao cho... lợn vượt sông thẩm lậu từ Lào về nội địa

HƯNG THƠ |

Nhiều người dân sống dọc sông Sê Pôn tại khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị, bằng nhiều cách, thẩm lậu lợn sống từ Lào về nội địa. Mỗi con lợn nếu vượt biên trót lọt sẽ đem lại lợi nhuận cao, nên cứ đêm về, bên này và bên kia con sông biên giới luôn căng thẳng, bí bách tình trạng... lợn mặc áo phao vượt biên.

Ráo riết nhập lợn Thái Lan, giá lợn hơi trong nước vẫn khó giảm sâu

Vũ Long |

Mỗi ngày có khoảng 7.000-9.000 con lợn được nhập khẩu tiểu ngạch về Việt Nam, tuy nhiên giá lợn hơi trong nước vẫn giảm rất "nhỏ giọt".

500 con lợn đầu tiên nhập về Việt Nam, không đủ sức kéo giá lợn giảm

Vũ Long |

Khoảng 500 con lợn hơi nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam vẫn chưa đủ sức kéo giá thịt lợn xuống mức hợp lý.