“Nuôi biển” giúp ngư dân bám biển

VĂN TRI - THANH THUÝ |

Những con tàu 67 nằm bờ từ Quảng Nam đến Bình Định, Nha Trang là nỗi buồn không chỉ của ngư dân mà cả cơ quan quản lý trong việc phát triển kinh tế biển. Trong khi đó, sự biến đổi khí hậu và việc khai thác tận diệt đang làm suy kiệt nguồn thuỷ hải sản, khiến đời sống của ngư dân khó khăn. Để ngư dân sống khoẻ với nghề biển, Việt Nam cần tính toán đến việc “nuôi biển” và làm kinh tế bền vững.

Ngư dân vẫn mong mỏi bám biển

Nhắc đến việc ngư dân bỏ biển thì chuyện những con tàu công suất lớn, vỏ thép, được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ (gọi tắt là tàu 67) khiến ai cũng thở dài. Tại cảng cá Đề Gi, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định), 3 tàu vỏ thép trị giá hàng chục tỉ đồng được đóng theo Nghị định 67 làm nghề dịch vụ hậu cần nghề cá đang “mắc cạn” gần 1 năm nay vì hoạt động không hiệu quả. Con tàu vỏ thép BĐ 99888 TS của ông Nguyễn Công Quý, xã Cát Khánh có công suất 940CV được đóng với giá gần 15 tỉ đồng, nhưng sau chuyến biển đầu tiên, con tàu này lại “mang” về cho ông Quý thêm món nợ 1 tỉ đồng do hầm bảo quản cá không đảm bảo. Thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng, mượn bạn bè, người thân để sửa chữa tàu tiếp tục vươn khơi, thế nhưng, hết lần này đến lần khác, con tàu “trở chứng”, rồi dần dần nằm bờ tại cảng Đề Gi.

Ông Quý trở thành con nợ khổng lồ, số tiền nợ gấp mấy lần số vốn mà ông có thể tích cóp sau cả mấy chục năm bám biển vươn khơi. Con thuyền tiền tỉ giờ nằm im lìm bên bến cảng với những mảng thân tàu bong tróc, hoen ố... Sau khi tỉnh Bình Định có chủ trương cải hoán từ tàu hậu cần sang tàu khai thác, ông Quý bấm bụng vay mượn thêm 1 tỉ để đầu tư cải hoán bởi “chừ ngồi không nhìn con tàu gỉ dần thì đời mô mới trả hết nợ”. Làm được một nửa thì hết vốn, ông Quý mang hồ sơ đi gõ cửa các ngân hàng để vay vốn nhưng gặp khó.

Tàu dịch vụ hậu cần BĐ 99569 TS của gia đình ngư dân Lê Văn Mi và tàu mang số hiệu BĐ 99479 TS có công suất 880CV của ngư dân Nguyễn Đức Hưng đều chịu cùng số phận. Những con tàu trị giá 18 tỉ đồng đều đang “mắc cạn” ở cảng Đê Gi.

Khi được hỏi có mong muốn gì, ngư dân Nguyễn Đức Hưng nói ngay dự định được chuyển đổi từ tàu hậu cần sang nghề mành chụp để khai thác trên biển. Nhưng nói thì dễ, vì muốn chuyển đổi phải mất ít nhất 5 tỉ đồng với nhiều linh kiện, thiết bị cần mua sắm. Nhiều con đường như đóng lại trước mặt những người ngư dân...

Phát triển công nghiệp nuôi biển xa bờ

Trước thực tế khó khăn của ngư dân hiện nay, giữa tháng 10 vừa qua, tại Hội nghị Kinh tế đại dương xanh tại Nha Trang (Khánh Hòa) do Bộ NNPTNT cùng Đại sứ quán Na Uy tổ chức đã đưa ra khái niệm “Công nghiệp nuôi biển Việt Nam” và phát triển công nghiệp nuôi biển xa bờ. Đây được xem là một trong những giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp cũng như ngư dân. Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 chủ trương phát triển ngành thuỷ sản là chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững.

Ông Phùng Đức Tiến cho rằng, thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Tuy nhiên, nuôi biển vẫn tự phát, thiếu quy hoạch, hạn chế trình độ, chủ yếu nuôi thủ công truyền thống gần bờ… Vì vậy đã đến lúc ngư dân, doanh nghiệp phải chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

Bà Grete Lochen - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam khẳng định, nuôi biển công nghiệp ngày nay không chỉ là kinh tế mà còn là giải pháp ứng phó với vấn nạn cạn kiệt tài nguyên và rác thải nhựa đại dương. Tại Na Uy, công nghiệp nuôi biển trải qua 40 năm, các yếu tố quyết định là hoàn thiện các đạo luật về nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng quy hoạch bờ và hệ thống giám sát, tiếp cận khoa học và có hệ thống; vấn đề bảo hiểm, tài chính, công nghệ, tiếp thị..., tạo thành mối liên kết hoàn chỉnh dần.

Ông Erik Hempel - Giám đốc truyền thông Quỹ Nor-fishing chia sẻ: “Việt Nam nên lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp như cá chim vây vàng hiện đã có trên thị trường là lợi thế hay tôm cũng là mặt hàng mà Việt Nam đã phát triển khá thành công. Nên quan tâm thị trường trong nước trước để có những phân khúc thị trường ổn định. Mặt khác phải thiết lập quy định, chính sách phù hợp mang tính dự báo tương lai để bảo vệ môi trường, cũng như các nhà khai thác, nhà doanh nghiệp đầu tư. Yếu tố phối hợp các nhà khoa học ngành nuôi trồng thủy sản với các cơ quan nhà nước và công nghệ cũng rất quan trọng trong việc phát triển nuôi biển bền vững”.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nhận định: “Nhà nước cần chuyển hướng hỗ trợ vốn cho ngư dân nuôi thủy sản đầu tư hiện đại tạo chuỗi giá trị từ nguồn gốc, chất lượng, sản lượng ổn định, ngư dân từ thế bị động dựa vào lộc biển thành chủ động tạo ra nguồn lợi nhuận thì sẽ thu hút được dân bám biển”.

VĂN TRI - THANH THUÝ
TIN LIÊN QUAN

"Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Cà Mau: Trao 100 lá cờ cho ngư dân bám biển

VƯƠNG TRẦN |

100 lá cờ Tổ quốc đã được trao tặng cho ngư dân bám biển tại Đất Mũi (Cà Mau) trong chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2019 tổ chức tại nơi đây.

12 ngư dân Quảng Nam bị nạn ở vùng biển Hoàng Sa đang về đất liền

THANH CHUNG |

12 ngư dân Quảng Nam trên tàu cá lâm nạn ở Hoàng Sa và bị tàu nước ngoài từ chối cứu hộ, đang được một tàu cá địa phương lai dắt trở về đất liền.

Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển

Khương Duy |

Sáng nay (19.9), Báo Người Lao Động đã tổ chức Lễ ký kết đồng hành Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" tại TPHCM.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

"Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Cà Mau: Trao 100 lá cờ cho ngư dân bám biển

VƯƠNG TRẦN |

100 lá cờ Tổ quốc đã được trao tặng cho ngư dân bám biển tại Đất Mũi (Cà Mau) trong chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2019 tổ chức tại nơi đây.

12 ngư dân Quảng Nam bị nạn ở vùng biển Hoàng Sa đang về đất liền

THANH CHUNG |

12 ngư dân Quảng Nam trên tàu cá lâm nạn ở Hoàng Sa và bị tàu nước ngoài từ chối cứu hộ, đang được một tàu cá địa phương lai dắt trở về đất liền.

Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển

Khương Duy |

Sáng nay (19.9), Báo Người Lao Động đã tổ chức Lễ ký kết đồng hành Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" tại TPHCM.