Nông nghiệp và công nghiệp - 2 trục chính đẩy tăng trưởng kinh tế cán đích

Vũ Long |

Nông nghiệp và công nghiệp là 2 trục cân bằng đang có mức tăng trưởng khá, góp phần đưa các mục tiêu kinh tế về đích an toàn.

Nông nghiệp và công nghiệp đặt nền kinh tế ở thế cân bằng

Theo các chuyên gia kinh tế, hai nhóm chính của nền kinh tế là nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng hài hòa sẽ đưa tăng trưởng kinh tế về đích an toàn, toàn diện.

Kết quả sản xuất, kinh doanh 11 tháng năm 2021 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy, các chỉ số tăng trưởng khá toàn diện và ấn tượng. Các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp… sản lượng đều tăng trưởng dương dù bị tác động của dịch COVID-19.

Đặc biệt, kim ngạch thương mại hai chiều của ngành NNPTNT ước đạt gần 82,67 tỉ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu ước đạt gần 43,5 tỉ USD, tăng trên 14,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 39,18 tỉ USD, tăng 39% đưa cán cân thương mại xuất siêu gần 4,3 tỉ.

Theo Bộ NNPTNT, trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần 43,5 tỉ USD của 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 19,3 tỉ USD, tăng 13,7%; lâm sản chính đạt khoảng 14,3 tỉ USD, tăng 20,9%; thủy sản đạt trên 7,9 tỉ USD, tăng 3,5%; chăn nuôi ước đạt 393 triệu USD, tăng 4%; nhóm đầu vào sản xuất trên 1,5 tỉ USD, tăng 25,9%...

Dự báo cả năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành NNPTNT có thể vượt 45 tỉ USD, tăng 3 tỉ USD so với chỉ tiêu được Chính phủ giao từ đầu năm.

Là một trong những cột trụ quan trọng trong nền kinh tế, sản xuất công nghiệp trong tháng 11.2021 tiếp tục khởi sắc khi các địa phương trên cả nước đưa Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vào cuộc sống: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11.2021 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 2,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,2%...

Doanh nghiệp chưa hết khó khăn, cần được tháo gỡ "nút thắt" nhân lực

Hai tháng nay, Công ty TNHH Tiến Triển – một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ tại Bình Dương vẫn chưa tuyển đủ lao động để đảm bảo tiến độ các đơn hàng xuất khẩu.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Hoàng Kiều Phong – Phó Tổng Giám đốc Công ty - chia sẻ: “Công nhân vẫn thiếu, nhà máy của tôi vẫn chưa tăng được công suất. Mặc dù duy trì xuất khẩu nhưng sản lượng xuất khẩu hàng đi chỉ đạt 70% so với các tháng trước dịch”.

Mặc dù Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ được các địa phương áp dụng tốt, nhưng bài toán nhân lực lao động tại nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa được giải quyết hết. Vấn đề không nằm ở doanh nghiệp, bởi để thu hút lao động, hầu hết các doanh nghiệp đều tăng các chính sách hỗ trợ tiền cùng nhiều chế độ ưu tiên khi tuyển dụng hoặc giữ chân lao động, nhưng hầu hết tâm lý của người lao động chưa ổn định trở lại nên vẫn đang tiếp tục bám trụ ở quê nhà sau khi rời thành phố để “né” dịch...

Chính vì vậy, theo đánh giá của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), tuy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã từng bước phục hồi nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. Tỉ lệ người lao động quay trở lại làm việc ở các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp vẫn chưa đạt yêu cầu thực tế. Nếu như ở các khu, cụm công nghiệp đã có khoảng 90% lao động trở lại làm việc, thì các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp con số này chỉ đạt khoảng 65-70%.

Theo Bộ Công Thương, để phát triển sản xuất công nghiệp tháng cuối năm, bộ đang tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Đồng thời triển khai các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải nhằm bảo đảm tối đa lưu thông nguyên liệu sản xuất, lao động trở lại làm việc cũng  như tiêu thụ hàng hóa… để các doanh nghiệp phục hồi triệt để sản xuất sau dịch.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Biến thể Omicron lan tới 38 quốc gia, đe dọa tăng trưởng toàn cầu

Hải Anh |

Biến thể Omicron được phát hiện ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 quốc gia ở Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, Omicron có thể làm chậm lại phục hồi kinh tế toàn cầu tương tự như biến chủng Delta.

Quảng Ninh 6 năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, nhất là đối với ngành du lịch, dịch vụ, nhưng năm 2021, Quảng Ninh vẫn đạt mức tăng trưởng 2 con số và đứng thứ 2 trên toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP).

Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5%

Hạ Nguyên |

Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt từ 7 đến 7,5%.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Biến thể Omicron lan tới 38 quốc gia, đe dọa tăng trưởng toàn cầu

Hải Anh |

Biến thể Omicron được phát hiện ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 quốc gia ở Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, Omicron có thể làm chậm lại phục hồi kinh tế toàn cầu tương tự như biến chủng Delta.

Quảng Ninh 6 năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, nhất là đối với ngành du lịch, dịch vụ, nhưng năm 2021, Quảng Ninh vẫn đạt mức tăng trưởng 2 con số và đứng thứ 2 trên toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP).

Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-7,5%

Hạ Nguyên |

Thành phố Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt từ 7 đến 7,5%.