Nông nghiệp Lâm Đồng đang trở nên “thông minh” hơn thế nào?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Được xem là một trong những địa phương đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, việc trồng trọt ở Lâm Đồng vẫn có những cải tiến để trở nên “thông minh” hơn, ngay cả khi không áp dụng công nghệ hiện đại.

Những khu vườn… vắng bóng nông dân

Đến những khu vườn CNC ở Lâm Đồng, người ta thường hiếm gặp cảnh nông dân làm việc, hoặc có thì cũng rất ít. Không phải người nông dân không còn mặn mà với ruộng vườn, mà bởi máy móc, phần mềm đã thay họ làm bớt những việc này.

Là một trong những đơn vị sản xuất nông nghiệp CNC đầu tiên ở Lâm Đồng, công ty TNHH Đà Lạt G.A.P có 32ha đất sản xuất nông nghiệp với hơn một nửa trong số đó được ứng dụng CNC, sản xuất theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Những vườn rau được trang bị hệ thống nhà kính hiện đại với hệ thống châm phân, tưới nước hoàn toàn tự động.

Ông Lê Văn Cường – Giám đốc công ty cho biết, nếu như 1ha đất canh tác theo kiểu thông thường sẽ mất từ 8-10 nhân công thì 1ha nông nghiệp CNC chỉ mất 4-5 người làm việc, tiết kiệm được 1 nửa chi phí lao động.

 
Ở nông trại CNC, người nông dân không còn phải chân lấm tay bùn, một nắng hai sương.

Ở những khu vườn CNC, nông dân chỉ phải làm 2 việc trồng và thu hoạch. Tất cả các khâu từ tưới nước, chăm bón, điều hoà nhiệt độ, độ ẩm… đã có máy móc và phần mềm xử lý hoàn toàn tự động, đong đếm liều lượng chính xác đến từng li.

Ông Cường chia sẻ: “Chỉ tính riêng việc tưới nước, mỗi ngày phải tưới đủ 16 lần, mỗi lần 6 phút. Nếu làm theo kiểu truyền thống, thì nhân công nào tưới cho xuể 16 lần cho 17ha trong 1 ngày. Mà nếu có đi nữa thì không chỉ tốn nhân lực mà lượng nước tưới cũng hao hụt rất nhiều.”         

Theo Sở NNPTNT Lâm Đồng, hiện diện tích nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đạt 63.108 ha, tăng 1.700ha so với năm trước, tương ứng với 21% tổng diện tích canh tác. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của tỉnh đạt 190,9 triệu đồng/ha/năm, bằng 1,85 lần cả nước và năng suất lao động nông nghiệp đạt 61,9 triệu đồng/người/năm, bằng 1,17 lần so với bình quân cả nước.

 
Nhờ công nghệ hỗ trợ, người nông dân không cần phải ra tận vườn mới chăm sóc được cây trồng.

Thành phố Đà Lạt là địa phương đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân như Dalat Hasfarm, làng hoa Vạn Thành… đã tiếp cận, mạnh dạn đầu tư các hệ thống điều chỉnh tự động, thiết bị cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây và ghi lại nhật ký sản xuất chi tiết qua một phần mềm quản lý dành riêng cho nông trại.

Nay, công nghệ cũng hiện diện trong cả khâu tiêu thụ bằng cách tận dụng các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội... để chào bán. Nông sản được chuyển thẳng đến người tiêu dùng dễ dàng mà không phải trải qua nhiều khâu trung gian nữa. Nhờ công nghệ kiểm soát tốt tất cả các khâu, ngày càng nhiều nông sản Lâm Đồng đạt chuẩn xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu, Bắc Mỹ…

Người nông dân thông minh

Vậy nên, đã qua rồi cái thời mà người nông dân phải “trông trời, trông đất, trông mây…” để trồng cấy. Họ càng không còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ở những trang trại thông minh của Lâm Đồng, những người nông dân có thể chỉ cần ngồi trong phòng, theo dõi và quản lý khu vườn của mình qua máy tính, điện thoại…

Thế nhưng, một “nông dân thông minh” thì không chỉ biết ứng dụng khoa học công nghệ. Thậm chí, họ có thể còn chẳng cần một thiết bị hiện đại nào. Với một nền nông nghiệp thông minh, trong những trang trại thông minh, người nông dân thông minh là người làm chủ được tất cả.

Ông Huỳnh Trung Quân (Hiệp Thạnh, Đức Trọng) bắt đầu làm nông với vốn kinh nghiệm ít ỏi được truyền lại từ gia đình. Mỗi ngày ông đều không ngừng tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới để cải tiến kỹ thuật canh tác của mình.

Đặc biệt, ông còn năng động kết nối với doanh nghiệp nước ngoài để được chuyển giao công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, tự sản xuất cây giống cho vườn nhà và cung cấp cho các hộ dân trên địa bàn.

 
Hiện Lâm Đồng có khoảng 43 cơ sở nuôi cấy mô thực vật, tạo ra nguồn cây giống tốt, khoẻ, sạch bệnh.

Bên cạnh đó, ông Quân còn tìm tòi, sáng tạo các kỹ thuật chế biến sâu để đa dạng hoá sản phẩm, tăng cơ hội đầu ra. Các sản phẩm rượu vang, mứt, nước cốt, mật, trà... từ phúc bồn tử của công ty ông đều đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, được dán nhãn mác và có mã QR để truy xuất nguồn gốc cho từng lô hàng.

Song, bên cạnh nông nghiệp CNC, ông Quân đang dự kiến dỡ bỏ bớt nhà kính và quay trở lại với lối sản xuất thuần tự nhiên. “Suy cho cùng, làm kiểu gì thì quan trọng vẫn là giá trị thu về. Người thông minh sẽ tính theo lợi nhuận cuối trên một đơn vị diện tích chứ không tính theo sản lượng. Nông nghiệp hữu cơ có thể năng suất không cao bằng nhưng giá bán tốt hơn thì tổng lợi nhuận vẫn cao hơn." - Ông Quân chia sẻ.

Sự thật là người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm lành, sạch, tốt cho sức khoẻ. Hiểu được giá trị đó để làm chủ hướng đi của mình, người nông dân sẽ chẳng thua kém bất kỳ công nghệ tiên tiến nào.

Phương Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Phân bón tăng giá, nông dân Lâm Đồng xoay xở ra sao?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng – Hơn 1 năm trở lại đây, giá phân bón liên tục tăng cao. Đặc biệt, từ đầu năm 2022, phân bón đã tăng giá gần như gấp đôi, gấp ba so với cùng kỳ năm 2020, lập mức cao nhất trong khoảng 50 năm qua. Trước tình hình đó, nông dân Lâm Đồng đang có nhiều phương án nhằm tháo gỡ khó khăn này.

Lâm Đồng: Rác thải nông nghiệp độc hại cứ dọn xong lại tràn ngập

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Không khó để tìm thấy một bãi rác thải nông nghiệp ở Lâm Đồng. Bởi cứ chỗ nào có ruộng, có vườn thì kiểu gì cũng có rác.

Biến đổi khí hậu đang thách thức ngành nông nghiệp Châu Á

Vũ Long |

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những vấn đề đang thách thức ngành nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Nhận định chứng khoán 27.2 - 3.3: Thị trường tiếp tục bi quan

Thái Mạnh |

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua từ 27.2 - 3.3, tiếp tục trải qua nhiều phiên biến động khi NĐT vẫn đang chờ đợi và quan sát trong giai đoạn trống thông tin. Đặc biệt khối ngoại liên tục có những phiên bán ròng khiến VN-Index lùi về mốc 1.024 điểm ngay trong những phiên đầu tháng 3.

TPHCM : Động vật hoang dã quý hiếm liên tục xuất hiện ở khu dân cư

TUỆ NHI |

TPHCM - Thời gian qua, tại TPHCM, nhiều động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp liên tục xuất hiện và được người dân bắt giữ, giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM.

Sức mua suy giảm, tiểu thương gặp khó

Đỗ Hạnh |

Chi phí đầu vào tăng cao, sức mua giảm khiến nhiều hộ kinh doanh tại một số trung tâm thương mại phải đóng cửa. Các tiểu thương ở nhiều chợ truyền thống cũng đang gặp khó khi sức mua của người dân giảm.

Giảm nghèo bền vững - Bài toán nan giải của địa phương

VĂN SỸ |

Những năm qua, với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác giảm nghèo ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song, thực tế cho thấy công tác này còn không ít hạn chế, khó khăn. Làm thế nào để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo vẫn là bài toán nan giải với hầu hết các địa phương mà Bạc Liêu là một điển hình.

Vĩnh Long: Kiểm tra 60 xe, 34 chiếc bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, nội ô TP. Vĩnh Long đã phát hiện, lập biên bản, tạm giữ 34 phương tiện.

Phân bón tăng giá, nông dân Lâm Đồng xoay xở ra sao?

Phương Nhiên |

Lâm Đồng – Hơn 1 năm trở lại đây, giá phân bón liên tục tăng cao. Đặc biệt, từ đầu năm 2022, phân bón đã tăng giá gần như gấp đôi, gấp ba so với cùng kỳ năm 2020, lập mức cao nhất trong khoảng 50 năm qua. Trước tình hình đó, nông dân Lâm Đồng đang có nhiều phương án nhằm tháo gỡ khó khăn này.

Lâm Đồng: Rác thải nông nghiệp độc hại cứ dọn xong lại tràn ngập

Phương Nhiên |

Lâm Đồng - Không khó để tìm thấy một bãi rác thải nông nghiệp ở Lâm Đồng. Bởi cứ chỗ nào có ruộng, có vườn thì kiểu gì cũng có rác.

Biến đổi khí hậu đang thách thức ngành nông nghiệp Châu Á

Vũ Long |

Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm những vấn đề đang thách thức ngành nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.