Nông dân trồng mít Thái trên đất lúa: Ồ ạt dễ dẫn đến kết quả thảm bại

Lục Tùng |

Nông dân ĐBSCL đang ồ ạt trồng mít trên nền đất lúa. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, nếu không có giải pháp can thiệp, sự ồ ạt này sẽ dẫn đến kết quả thảm hại.

Thời gian gần đây, tại nhiều  địa phương vùng ĐBSCL bỗng rộ lên với phong trào trồng mít có nguồn gốc từ Thái Lan, gọi tắt là mít Thái. Không chỉ được trồng xen trên các vườn cây, hay thay thế nhiều loại cây ăn trái khác, thậm chí là được trồng ngay trên nền đất ruộng...

Cây mít được nhiều địa phương vùng ĐBSCL trồng ào ạt. Ảnh: Lục Tùng
Cây mít được nhiều địa phương vùng ĐBSCL trồng ào ạt. Ảnh: Lục Tùng
Mít không chỉ được tận dụng trồng trên bờ kênh, mương. Ảnh: Lục Tùng
Mít không chỉ được tận dụng trồng trên bờ kênh, mương. Ảnh: Lục Tùng

Theo thống kê chưa đầy đủ từ ngành nông nghiệp, hiện tổng diện tích mít Thái toàn vùng đã hơn 60.000ha, tăng hơn gấp đôi so năm trước. Con số này đang tăng từng ngày bởi giá mít đang rất hấp dẫn trong khi giá nhiều loại cây trồng khác thường xuyên bấp bênh ở mức thấp.

Mà còn được trồng ngay trên nền đất lúa. Ảnh: Lục Tùng
Mà còn được trồng ngay trên nền đất lúa. Ảnh: Lục Tùng
Mít được trồng với nhiều kỹ thuật khác nhau, trồng trên nền đất với mật độ dày. Ảnh: Lục Tùng
Mít được trồng với nhiều kỹ thuật khác nhau, trồng trên nền đất với mật độ dày. Ảnh: Lục Tùng
Có nơi thì đào mương, đắp mô. Ảnh: Lục Tùng
Có nơi thì đào mương, đắp mô. Ảnh: Lục Tùng

Trong lúc nhiều loại nông sản đang rớt giá thì giá mít ở ở mức khá cao, dao động 30-60.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân có thể thu về tiền lãi lên đến 500 triệu, thậm chí 1 tỉ đồng/ha/năm. Thậm chí, nếu giá mít sụt xuống còn 15.000 đồng/kg, thì nông dân vẫn lãi hơn so với trồng lúa. Chính vì vậy mà nhiều nơi nông dân đổ xô trồng mít.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, trước mắt, có thể cây trồng này mang lại lợi nhuận cao, nhưng nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời sự phát triển tự phát sẽ dồn đẩy nông dân đến chỗ thất bại.

Bởi cây mít cần đến 2 năm cho trái, trong khi đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu của loại cây này là Trung Quốc, vốn có hạn và chứa đựng nhiều bất trắc. Vì vậy, khi thị trường này có vấn đề, nông dân tốn mất thời gian, tiền của để chuyển sang cây trồng khác.

Trong khi đó, do phát triển tự phát, nông dân sẽ đối mặt với rất nhiều thách vượt khỏi giới hạn tri thức nông nghiệp sẵn có. Đó không chỉ là kỹ thuật cây trồng mới mà còn là vấn đề chất lượng giống. Hiện phần lớn cây giống được mua theo dạng trôi nổi.

Phần lớn các điểm trồng mít đều đầu tư hệ thống tưới bằng thiết bị điện. Ảnh: Lục Tùng
Phần lớn các điểm trồng mít đều đầu tư hệ thống tưới bằng thiết bị điện. Ảnh: Lục Tùng
Nhưng vấn đề an toàn điện cso quá nhiều nỗi lo. Ảnh: Lục Tùng
Nhưng vấn đề an toàn điện có quá nhiều nỗi lo. Ảnh: Lục Tùng

Nhiều lão nông gắn bó với cây lúa giờ bắt đầu làm quen với cây mít. Ảnh: Lục Tùng
Nhiều lão nông gắn bó với cây lúa giờ bắt đầu làm quen với cây mít. Ảnh: Lục Tùng
Đáng lo hơn là phần lớn cây giống được mua theo dạng trôi nổi nên ẩn chứa nhiều nguy cơ cho nhà nông. Ảnh: Lục Tùng
Đáng lo hơn là phần lớn cây giống được mua theo dạng trôi nổi nên ẩn chứa nhiều nguy cơ cho nhà nông. Ảnh: Lục Tùng

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Chủ đại lý nông sản mất hút, dân kéo đến xiết đồ

Hữu Long |

Nợ tiền cà phê, hàng chục hộ dân bao vây doanh nghiệp thu mua nông sản để đòi lại tài sản của mình nhưng bất thành.

Nông sản Việt đối mặt hàng loạt khó khăn trong năm 2019

Khánh Vũ |

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Năm 2019, ngành nông nghiệp sẽ đương đầu với nhiều thách thức trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Diễn đàn tìm "lối mở" cho sản xuất và tiêu thụ nông sản

L.L |

Sáng 2.1, tại buổi họp báo thông tin về Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019”, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nông sản Việt sẽ không còn bị ứ thừa, phải "giải cứu" khi được tổ chức sản xuất bài bản.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chủ đại lý nông sản mất hút, dân kéo đến xiết đồ

Hữu Long |

Nợ tiền cà phê, hàng chục hộ dân bao vây doanh nghiệp thu mua nông sản để đòi lại tài sản của mình nhưng bất thành.

Nông sản Việt đối mặt hàng loạt khó khăn trong năm 2019

Khánh Vũ |

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Năm 2019, ngành nông nghiệp sẽ đương đầu với nhiều thách thức trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Diễn đàn tìm "lối mở" cho sản xuất và tiêu thụ nông sản

L.L |

Sáng 2.1, tại buổi họp báo thông tin về Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019”, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nông sản Việt sẽ không còn bị ứ thừa, phải "giải cứu" khi được tổ chức sản xuất bài bản.