Nông dân Bạc Liêu lãi lớn nhờ vườn rau má sạch

Văn Sỹ |

Bạc Liêu- Sau thời gian áp dụng một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả không như mong muốn, nhiều nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng mô hình trồng rau má theo quy trình trồng rau sạch và thu được kết quả khá bất ngờ...

"Trồng chơi, ăn thật"

Là hộ có diện tích trồng rau má lớn nhất ở xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, bà Nguyễn Thị Đèo phấn khởi chia sẻ: Trong 1 năm qua, 5 công rau má đã mang lại cho gia đình bà trên 200 triệu đồng.

Theo bà Đèo, việc trồng và chăm sóc rau má khá dễ dàng và nhẹ công. Vốn đầu tư ban đầu và chi phí bỏ ra trong mùa vụ cũng không nhiều. Trong khi, thời gian thu hoạch rau má lần đầu cũng như những lần sau đó khá nhanh nên mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho gia đình. So với nghề trồng lúa trước đây, rau má mang về thu nhập gấp 3 lần.

Bà Nguyễn Thị Đèo thu hoạch rau má
Bà Nguyễn Thị Đèo thu hoạch rau má (Ảnh: Văn Sỹ)

“Hồi trước tôi thấy người khác trồng xanh tốt thấy mê, mà bán cũng có giá, có lời, nên bàn với chồng trồng thử chưa đầy 2 công đất. Nhưng trồng rồi thấy ham quá, dễ bán, thương lái vô mua đều đặn. Giá bán thì tùy thời điểm, thị trường tiêu dùng nhiều thì có khi 25 ngàn đồng/kg, còn lại thường là tôi bán giá từ 12 đến 15 ngàn đồng/kg. Nói chung, rau má mà bán được giá từ 10 ngàn đồng trở lên là có lãi khá, bởi chi phí đầu tư không cao”, bà Đèo chia sẻ.

Vườn rau má xanh bạc ngàn của bà Nguyễn Thị Đèo
Vườn rau má xanh bạt ngàn của bà Nguyễn Thị Đèo (Ảnh: Văn Sỹ)

Không riêng bà Đèo mà theo ghi nhận của phóng viên, đa số người trồng rau má ở Phước Long đều có hiệu quả kinh tế và nguồn thu nhập khá ổn định. Gần như không có hộ nào bị thua lỗ do trồng loại rau này.

Bà Lê Thanh Điền (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) cho biết: Đầu năm 2020, sau khi thấy một số hộ dân trong xóm trồng rau má hiệu quả nên đã trồng thử mấy liếp trên vườn nhà. Sau thời gian thấy dễ trồng và có lãi khá cao, bà Điền đã mở rộng diện tích trồng. Hiện nay, 2 công rau má của gia đình bà lúc nào cũng phủ màu xanh. Tùy theo giá thị trường, mỗi năm mang về cho gia đình từ 70 đến 80 triệu đồng.

Vườn rau má bà Lê Thanh Điền thường được hội viên phụ nữ đến tham quan học hỏi kinh nghiệm
Vườn rau má bà Lê Thanh Điền thường được hội viên phụ nữ đến tham quan học hỏi kinh nghiệm (Ảnh: Văn Sỹ)

“Tiền trồng rau má đủ chi tiêu trong gia đình, còn lại thu nhập từ 10 công lúa mình còn dư nguyên. Rau má cũng dễ chăm sóc. Mình trồng nó lên tốt thì cỏ không mọc được nên chỉ bón ít phân. Thuốc trị bệnh thì khi nào rau bệnh mới phun xịt, mà tôi trồng 2 năm nay thấy cũng ít bệnh lắm. So với rau cần nước trước đây tôi trồng thì thấy rau má có giá ổn định, lợi nhuận nhiều hơn”, bà Điền phấn khởi chia sẻ thêm.

Rau má được nông dân Bạc Liêu trồng theo mô hình rau sạch xanh mướt
Rau má được nông dân Bạc Liêu trồng theo mô hình rau sạch xanh mướt (Ảnh: Văn Sỹ)

Nhân rộng mô hình

“Qua đánh giá của ngành chuyên môn, cho thấy rau má mang lại hiệu quả kinh tế ổn định và không bấp bênh như một số mô hình khác nên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cùng các xã, thị trấn, chọn làm mô hình nhân rộng trong phát triển kinh tế trong cán bộ, hội viên phụ nữ”, bà Trương Thanh Xuân - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phước Long, cho biết.

Theo đó, bên cạnh hướng dẫn thành lập Hợp tác xã trồng rau sạch, Hội Phụ nữ phối hợp với Phòng NNPTNT huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, giới thiệu thị trường tiêu thụ cho các hội viên phụ nữ để họ sản xuất hiệu quả, đầu ra ổn định.

Rau má có đầu ra ổn định giúp nông dân Bạc Liêu nâng cao thu nhập
Rau má có đầu ra ổn định giúp nông dân Bạc Liêu nâng cao thu nhập (Ảnh: Văn Sỹ)

Qua hơn 2 năm áp dụng mô hình cho hiệu quả kinh tế ổn định và loại rau này hiện có hơn 200 hộ dân trong huyện áp dụng. Trung bình mỗi công cho lợi nhuận từ 20 đến 30 triệu đồng/năm.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tổng diện tích trồng rau má tại Bạc Liêu khoảng 70ha. Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Phước Long và một phần của các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân và thành phố Bạc Liêu.

Rút kinh nghiệm từ một số loại nông sản rơi vào tình trạng rớt giá thê thảm từ việc trồng ồ ạt của người dân, ngành nông nghiệp Bạc Liêu đã phối hợp cùng chính quyền địa phương rất thận trọng việc khuyến cáo người dân mở rộng diện tích trồng rau má gắn với nhu cầu thị trường nhằm đảm bảo đầu ra cho người trồng.

Theo chia sẻ của một số người trồng rau má ở Bạc Liêu, thời gian qua, nguồn hàng rau cung ứng cho thị trường còn khan hiếm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Bà con thường bán cho thương lái thu mua chở đi cung ứng tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Chiến lược phát triển nông thôn Bạc Liêu: Đến 2050, không còn hộ nghèo

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu xây dựng, UBND tỉnh ban hành đến năm 2050, nông thôn Bạc Liêu trở thành vùng đáng sống.

Giá chưa tới 2.000đ/kg, “vương quốc khoai lang” tính chuyện bỏ khoai

Văn Sỹ - Hồ Thảo |

Vĩnh Long - Bình Tân là huyện có diện tích trồng khoai lang lớn ở Vĩnh Long và người trồng đã từng rơi vào cảnh lao đao khi thị trường nước ngoài không nhập khẩu. Thế nhưng, dù diện tích đã giảm mạnh, song giá khoai lang vẫn tiếp tục bấp bênh. Càng trồng càng lỗ, nhiều nông dân Bình Tân chẳng còn thiết tha với loại nông sản này nữa...

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.

Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Bát nháo như lò mổ lậu

Nhóm PV |

Long An - Mang danh là lò mổ tập trung lớn nhất tỉnh Long An, có quy trình kiểm soát giết mổ đúng quy định, thế nhưng cách thức hoạt động của Lò giết mổ tập trung xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bát nháo không khác gì các lò mổ lậu. Điều đáng nói, có thương lái từ bỏ lò mổ ở TPHCM để chuyển xuống đây hoạt động, sau đó lại vận chuyển thịt ngược về thành phố tiêu thụ.

Nối thông thượng thành để có trải nghiệm mới cho du khách khi đến Huế

Nguyễn Luân |

Việc “nối thông thượng thành” (thuộc di tích Kinh thành Huế) không chỉ giúp người dân, du khách có thêm góc nhìn, trải nghiệm mới khi đến Huế mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản trở nên gần gũi hơn.

Cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép ở TP Quy Nhơn chỉ làm chiếu lệ

Hoài Luân |

Bình Định - Về việc xử lý các công trình xây dựng trái phép tại thung lũng Quy Hòa, lãnh đạo phường Ghềnh Ráng khẳng định đã cưỡng chế xong các trường hợp vi phạm, tuy nhiên thực tế chỉ tháo dỡ qua loa.

Liên tục xảy ra tai nạn nghiêm trọng: Quảng Nam sẽ họp đột xuất tìm nguyên nhân

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Nam - Nhà chức trách ở Quảng Nam vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người chết, 13 người bị thương ở huyện Núi Thành vào 2h sáng ngày 21.2. Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xem xét tổ chức họp đột xuất để đánh giá nguyên nhân và đưa ra chỉ đạo khắc phục

Chuẩn bị xét xử cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên và đồng phạm

THANH BÌNH |

VKSND tỉnh Điện Biên vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Điện Biên Nguyễn Văn Kiên cùng 7 bị can khác về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiến lược phát triển nông thôn Bạc Liêu: Đến 2050, không còn hộ nghèo

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu xây dựng, UBND tỉnh ban hành đến năm 2050, nông thôn Bạc Liêu trở thành vùng đáng sống.

Giá chưa tới 2.000đ/kg, “vương quốc khoai lang” tính chuyện bỏ khoai

Văn Sỹ - Hồ Thảo |

Vĩnh Long - Bình Tân là huyện có diện tích trồng khoai lang lớn ở Vĩnh Long và người trồng đã từng rơi vào cảnh lao đao khi thị trường nước ngoài không nhập khẩu. Thế nhưng, dù diện tích đã giảm mạnh, song giá khoai lang vẫn tiếp tục bấp bênh. Càng trồng càng lỗ, nhiều nông dân Bình Tân chẳng còn thiết tha với loại nông sản này nữa...

Bạc Liêu: 60 năm thăng trầm một làng nghề truyền thống

Văn Sỹ |

Bạc Liêu - Nghề đan đát tre, trúc ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long hình thành và phát triển hơn 100 năm qua. Đây cũng là địa phương được UBND tỉnh công nhận làng nghề đan đát truyền thống đầu tiên vào năm 2009. Mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, song, bằng lòng yêu nghề, hàng trăm hộ dân vẫn gắn bó, duy trì, phát triển nghề và mang về nguồn thu nhập khá giúp họ ổn định cuộc sống.