Nhượng quyền giống ST25 cho Nhà nước, ông Hồ Quang Cua được bao nhiêu tiền?

Cường Ngô |

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, nếu chuyển nhượng quyền giống lúa ST25 cho Nhà nước quản lý thì tối thiểu tác giả sẽ nhận được không dưới 30% giá trị làm lợi của công trình và dựa trên căn cứ kinh phí triển khai đề tài.

Tác giả sẽ nhận được không dưới 30% giá trị làm lợi của công trình

Sau khi gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu ở Mỹ và mới đây là ở Úc, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - "cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới năm 2019 - bày tỏ mong muốn được nhượng bản quyền giống lúa thơm ST25 lại cho Nhà nước.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Hồ Quang Cua cho biết, đây là mong muốn từ lâu của ông, chứ không phải bây giờ nhen nhóm.

Lý do ông đưa ra là vấn đề quản lý giống hiện nay rất phức tạp, tình trạng gạo giả, gạo nhái cũng xuất hiện nhiều, là vấn đề nhức nhối không chỉ với doanh nghiệp, nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, khi Nhà nước quản lý giống, mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

"Tôi đã bỏ ra tâm huyết, sức lực để nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo được nên chỉ muốn nhượng quyền lại để cho Nhà nước quản lý phát triển cho tốt, chứ một mình doanh nghiệp gia đình tôi không làm nổi", ông Hồ Quang Cua nói.

Trước nguyện vọng này của ông Hồ Quang Cua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến cho hay, để định giá mua bản quyền giống lúa ST25, cần bàn bạc rất kỹ lưỡng, có căn cứ các bên. Do đó, sẽ có hội đồng tư vấn để giúp Bộ thực hiện việc này.

Kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo ST25. Ảnh: Nhật Hồ
Kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo ST25. Ảnh: Nhật Hồ

"Dù đây là vụ mua bán chưa có tiền lệ về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ từ cá nhân cho cơ quan quản lý nhà nước, nhưng văn bản quy phạm pháp luật trong việc này đã có rồi. Chúng ta có thể lấy đó là một trong những căn cứ để hình thành nên mức giá", ông Tiến nói.

Cụ thể, như Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật Chuyển giao Công nghệ và các văn bản liên quan đã được khẳng định rất rõ về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của tác giả.

Theo đó, tối thiểu tác giả sẽ nhận được không dưới 30% giá trị làm lợi của công trình và dựa trên căn cứ kinh phí triển khai đề tài…

“Căn cứ pháp lý và kiến nghị của ông Cua, Bộ đã giao cho Cục Trồng trọt liên hệ và cũng đang chờ văn bản chính thức từ phía đơn vị này về việc nhượng bản quyền giống lúa ST25 cho Bộ NNPTNT”, ông Tiến nói.

Quy trình nhượng bản quyền cho Nhà nước thế nào?

Về vấn đề nhượng quyền giống lúa thơm ST25 cho Nhà nước, dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Minh - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, về quyền đối với giống cây trồng thì có thể chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, hoặc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng.

Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được thực hiện bằng hình thức ký hợp đồng hoặc bằng văn bản xác nhận. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng và phải làm thủ tục đăng ký.

"Như vậy về dân sự, người sở hữu quyền đối với giống cây trồng có thể chuyển giao cho một đơn vị sự nghiệp, tổ chức có chức năng nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hợp đồng" - Luật sư Minh cho hay.

Ngoài ra trường hợp hiến, biếu, tặng, cho, chuyển giao khác thì theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản này sẽ được Nhà nước Việt Nam tiếp nhận và được chuyển thành tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Theo quy định tại Điểm d, đ, Khoản 9 Điều 5, Nghị định số 29/2028/NĐ-CP thì có thể chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp; còn chuyển giao cho chính quyền địa phương, thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Gạo ST25 và con đường gian nan "đánh dấu chủ quyền" thương hiệu Việt

Nhóm Pv |

Câu chuyện gạo ST25 chỉ như "giọt nước tràn ly" trong câu chuyện đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt. Trước đó, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc... cũng từng lao đao khi "chậm chân" đăng ký thương hiệu ở nước ngoài. "Cafe chiều thứ 7" tuần này đã mời Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ, Luật sư Trần Đức Sơn - Công ty Luật Sipco để giúp quý vị hiểu rõ hơn về con đường "đánh dấu chủ quyền" của thương hiệu Việt ở sân chơi quốc tế.

Từ chuyện gạo ST25, cách nào bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp Việt?

Cường Ngô |

Thông tin gạo ST24, ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua bị doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu khiến nhiều người phải suy nghĩ về câu chuyện làm thế nào để bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp Việt khi "mang chuông đi đánh xứ người".

Gạo ST25 không là tài sản quốc gia, có nên lấy tiền thuế làm thương hiệu?

Anh Tuấn |

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ra sao để đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25, cũng như một số mặt hàng nông sản khác ở nước ngoài?

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Gạo ST25 và con đường gian nan "đánh dấu chủ quyền" thương hiệu Việt

Nhóm Pv |

Câu chuyện gạo ST25 chỉ như "giọt nước tràn ly" trong câu chuyện đăng ký quyền bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt. Trước đó, cafe Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc... cũng từng lao đao khi "chậm chân" đăng ký thương hiệu ở nước ngoài. "Cafe chiều thứ 7" tuần này đã mời Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ, Luật sư Trần Đức Sơn - Công ty Luật Sipco để giúp quý vị hiểu rõ hơn về con đường "đánh dấu chủ quyền" của thương hiệu Việt ở sân chơi quốc tế.

Từ chuyện gạo ST25, cách nào bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp Việt?

Cường Ngô |

Thông tin gạo ST24, ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua bị doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu khiến nhiều người phải suy nghĩ về câu chuyện làm thế nào để bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp Việt khi "mang chuông đi đánh xứ người".

Gạo ST25 không là tài sản quốc gia, có nên lấy tiền thuế làm thương hiệu?

Anh Tuấn |

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ra sao để đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25, cũng như một số mặt hàng nông sản khác ở nước ngoài?