Những thương gia yêu nước nổi tiếng trong lịch sử

L.Đ.X (tổng hợp) |

Giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều thương gia Việt giàu có, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Ngoài nhà tư sản Bạch Thái Bưởi và Trịnh Văn Bô (có bài viết trên trang báo này), còn có những thương gia khác, mỗi người một cách, đóng góp to lớn cho dân tộc.

Nguyễn Sơn Hà - bỏ gia sản theo cách mạng

Ông Nguyễn Sơn Hà (1894 - 1980) được biết đến như là người khai sinh nghề sản xuất sơn dầu ở Việt Nam và là một trong những doanh nhân hàng đầu của Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông sinh ra tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Ông từng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho để cứu đói, đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray (Hải Phòng) để nuôi dạy các em bé mồ côi.

Trong “Tuần lễ Vàng”, ông và gia đình đã hiến toàn bộ nữ trang với khoảng 10,5kg cho cách mạng. Ông Nguyễn Sơn Hà quyết định đi theo con đường giải phóng dân tộc, bỏ lại toàn bộ tài sản như nhà xưởng, đồn điền, tiền của..., đưa toàn bộ gia đình đi theo kháng chiến, mặc dù nhận được nhiều đề nghị từ phía thực dân Pháp sẽ trả lại hoặc đền bù tài sản bị thiệt hại nếu như ông từ bỏ kháng chiến. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông Nguyễn Sơn Hà trúng cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hải Phòng. 

Đỗ Đình Thiện - nhà tư sản lên Việt Bắc theo kháng chiến

Ông Đỗ Đình Thiện, sinh năm 1904, tại làng Noi (nay thuộc Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) sang Pháp du học, vừa học vừa tham gia hoạt động cách mạng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, rồi vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1928. Bị trục xuất về nước, bị kiểm soát gắt gao, ông chuyển sang làm kinh tế, mở hiệu buôn bán tơ lụa rồi tậu đất, dựng nhà máy, lập đồn điền…

Năm 1946, trước khó khăn của Đảng không có nhà in riêng để in tiền, ông đã đứng tên và bỏ tiền ra mua lại nhà in của Pháp và hiến cho Chính phủ, đồng thời đóng góp nhiều tiền, vàng cho chính quyền cách mạng. Trong chuyến đi Pháp năm 1946, ông còn trở thành thư ký riêng của Hồ Chủ tịch. Năm 1947, ông bà Đỗ Đình Thiện đưa cả gia đình gồm mẹ già và 4 con (nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 12 tuổi) lên Việt Bắc theo cuộc kháng chiến 9 năm.

Ngô Tử Hạ - ông chủ nhà in ghét thực dân

Ông Ngô Tử Hạ (1882-1973), quê ở Quy Hậu, Kim Sơn, Ninh Bình, rời quê hương nghèo đói lên Hà Nội lập nghiệp, làm thợ cho nhà in IDEO của Pháp từ năm 17 tuổi, rồi trở thành một ông chủ nhà in nổi tiếng nhiều của cải và... căm ghét thực dân Pháp. Ông thường giao hảo với những chí sĩ có lòng yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn...

Cách mạng Tháng Tám thành công, Ngô Tử Hạ là chí sĩ yêu nước được bầu làm đại biểu Quốc hội, rồi Ủy viên Ban Thường trực của Quốc hội khóa I và là đại biểu cao tuổi nhất. Khi đó, ông Ngô Tử Hạ là người đứng đầu Hội cứu tế, cứu đói của Chính phủ đã hoạt động tích cực, tận tụy vào cuộc đấu tranh chống giặc đói của Nhà nước cách mạng, góp phần vào việc giữ nước trong những ngày đầu gian nan.

L.Đ.X (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Sẽ lập quỹ từ thiện mang tên Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ

huyên nguyễn |

Đại diện gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ cho biết sẽ lập Quỹ Hoàng Thị Minh Hồ để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo và các cháu học sinh phổ thông và Quỹ Trịnh Văn Bô để thưởng cho sinh viên nghèo học giỏi.

Con trai người hiến 5000 lượng vàng cho Nhà nước: "Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"

Cường Ngô |

Liên quan đến việc hoãn đặt tên phố Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) chia sẻ, con phố mới không xứng đáng được đặt tên cụ thân sinh của ông.

"Mục sở thị" biệt thự của cụ bà hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước

Cường Ngô |

Căn biệt thự rộng 300m2 số 34 đường Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) nằm ở khuôn viên đất rộng 3.000m2, là nơi con cháu của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước - sinh sống.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Sẽ lập quỹ từ thiện mang tên Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ

huyên nguyễn |

Đại diện gia đình ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ cho biết sẽ lập Quỹ Hoàng Thị Minh Hồ để giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, đồng bào nghèo và các cháu học sinh phổ thông và Quỹ Trịnh Văn Bô để thưởng cho sinh viên nghèo học giỏi.

Con trai người hiến 5000 lượng vàng cho Nhà nước: "Con phố mới không xứng đáng được đặt tên Trịnh Văn Bô"

Cường Ngô |

Liên quan đến việc hoãn đặt tên phố Trịnh Văn Bô cho một con phố ở quận Cầu Giấy, ông Trịnh Cần Chính (con trai cụ Trịnh Văn Bô) chia sẻ, con phố mới không xứng đáng được đặt tên cụ thân sinh của ông.

"Mục sở thị" biệt thự của cụ bà hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước

Cường Ngô |

Căn biệt thự rộng 300m2 số 34 đường Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) nằm ở khuôn viên đất rộng 3.000m2, là nơi con cháu của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Nhà nước - sinh sống.