Những điểm yếu khiến doanh nghiệp nông sản Việt dễ bị "cướp tên"

Cường Ngô |

Theo chuyên gia nông nghiệp, sở dĩ nông sản Việt "mang chuông đi đánh xứ người" dễ bị doanh nghiệp ngoại "đánh cắp" thương hiệu là vì vẫn còn nhiều điểm yếu.

Nhiều sản phẩm nông sản bị "mất tên"

Trong những năm qua, nhiều vụ việc “kinh điển” vẫn thường được các doanh nghiệp đề cập tới như những bài học về hậu quả của việc chưa nhận thức đầy đủ và lơ là trong bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Mới đây nhất là câu chuyện của gạo Việt ngon nhất thế giới năm 2019 ST25 bị 6 doanh nghiệp Mỹ và Úc "nhanh tay" đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Gạo ST25 là một trong những vụ việc điển hình nông sản Việt bị “cướp” tên. Ảnh: Nhật Hồ
Gạo ST25 là một trong những vụ việc điển hình nông sản Việt bị “cướp” tên. Ảnh: Nhật Hồ

Đó còn là câu chuyện của thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột. Được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm càphê nhân từ năm 2005, song thương hiệu này đã bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ.

Càphê Trung Nguyên cũng vật vã đi đòi lại thương hiệu vì "quên" không đăng ký và bị doanh nghiệp khác “chôm” mất. Theo đó, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ thế giới).

Phải mất nhiều năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối càphê Trung Nguyên tại Mỹ.

Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, càphê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Ngoài ra, các thương hiệu nông sản khác như kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc... đều mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để đi tìm lại tên trên các thị trường quốc tế.

Trao đổi với Lao Động, ông Đào Đức Huấn – Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nông - lâm - thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian vừa qua, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn như gạo, đường, càphê, điều, rau củ quả...

Kết quả đó là sự tổng hợp của nhiều chính sách, giải pháp đột phá, mạnh mẽ cả về sản xuất và thị trường, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các định hướng, giải pháp phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu cho nông sản.

Nông sản Việt dễ bị "mất tên" vì còn nhiều điểm yếu

Tuy nhiên, phân tích việc nông sản Việt khi ra nước ngoài dễ bị "mất tên", theo ông Đào Đức Huấn "là vì chúng ta vẫn còn nhiều điểm yếu".

Điểm yếu thứ nhất về thời gian và nguồn lực. Theo đó, để xây dựng được một thương hiệu quốc gia phải mất từ 5-10 năm, thậm chí có thể lâu hơn, cùng với đó là nguồn lực đầu tư cũng yêu cầu rất lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nông sản Việt chưa chú trọng điều này, nhiều doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài chỉ chú trọng sản phẩm của mình bán thế nào.

"Đầu tư cho xây dựng thương hiệu cũng cần nguồn lực như chúng ta đầu tư cho khoa học công nghệ, hay lĩnh vực phát triển sản xuất" - ông Huấn khẳng định.

Thứ hai đó là điểm yếu về năng lực và sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành hàng.

"Sự thay đổi về tư duy chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chiến lược sản xuất – chế biến và thương mại sản phẩm cuối cùng (chế biến, đóng gói) là điều mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay còn thiếu và yếu” - ông Đào Đức Huấn cho biết.

Cũng theo ông Huấn, trong bối cảnh yêu cầu đổi mới của ngành nông nghiệp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu nông sản đã và sẽ đóng vai trò quan trọng để xác định các định hướng đổi mới, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, thương mại nông sản.

Do đó, cần phải xác định, thương hiệu nông sản là cơ sở để định hướng, cấu trúc lại sản xuất, chế biến và thương mại nông sản trên cơ sở hình thành tiêu chuẩn sản phẩm, định vị thị trường và kênh phân phối. Xây dựng thương hiệu nông sản là xây dựng “sản phẩm của Việt Nam”, là nền tảng để phát triển thương mại và mở rộng thị trường quốc tế.

Để tránh bị "cướp" nhãn hiệu, theo ông Huấn doanh nghiệp cần tránh chủ quan trong việc ký những hợp đồng với nhà nhập khẩu, nhà phân phối ngoại.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tại sao ông Hồ Quang Cua muốn nhượng bản quyền gạo ST25 cho Nhà nước?

Cường Ngô |

Nói về lý do muốn nhượng bản quyền gạo ngon ST25 cho Nhà nước, ông Hồ Quang Cua cho biết, vấn đề quản lý giống hiện nay rất phức tạp, tình trạng gạo giả, gạo nhái cũng xuất hiện nhiều. Chính vì vậy, khi Nhà nước quản lý giống, mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bật tăng dù dịch COVID-19 phức tạp

Vũ Long |

4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 32,07 tỉ USD. Xuất siêu đạt khoảng 2,2 tỉ USD.

Liên tiếp các doanh nghiệp Mỹ, Australia đăng ký nhãn hiệu gạo ST25: Ông Hồ Quang Cua lên tiếng

Cường Ngô |

Ông Hồ Quang Cua cho biết, đã uỷ quyền cho luật sư tại Mỹ để nhanh chóng nộp hồ sơ, đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ tại thị trường Mỹ - sau động thái có 5 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gạo ST25.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tại sao ông Hồ Quang Cua muốn nhượng bản quyền gạo ST25 cho Nhà nước?

Cường Ngô |

Nói về lý do muốn nhượng bản quyền gạo ngon ST25 cho Nhà nước, ông Hồ Quang Cua cho biết, vấn đề quản lý giống hiện nay rất phức tạp, tình trạng gạo giả, gạo nhái cũng xuất hiện nhiều. Chính vì vậy, khi Nhà nước quản lý giống, mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản bật tăng dù dịch COVID-19 phức tạp

Vũ Long |

4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 32,07 tỉ USD. Xuất siêu đạt khoảng 2,2 tỉ USD.

Liên tiếp các doanh nghiệp Mỹ, Australia đăng ký nhãn hiệu gạo ST25: Ông Hồ Quang Cua lên tiếng

Cường Ngô |

Ông Hồ Quang Cua cho biết, đã uỷ quyền cho luật sư tại Mỹ để nhanh chóng nộp hồ sơ, đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ tại thị trường Mỹ - sau động thái có 5 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gạo ST25.