Những cây cầu “dân liệu”

Trung Hiếu |

So với các địa phương trong cả nước, có thể nói, Đà Nẵng hiện là đô thị “vô địch” về những cây cầu trong lòng đô thị. Trong vòng gần 20 năm qua, thành phố đã xây dựng hàng chục cây cầu, nối gần những đôi bờ, trong đó 9 cây cầu mới trong vài năm gần đây, không chỉ mang lại một khuôn mặt đô thị khác biệt, một biểu tượng mới mà còn giải phóng một tiềm lực kinh tế biển vô cùng lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển chưa từng có từ dải đất phía bờ Đông sông Hàn…

Mơ ước một cây cầu

Với đặc điểm ưu thế địa chính trị là địa phương có sân bay quốc tế, cảng sâu, vịnh kín đón được tàu hàng vạn tấn ra vào, dù cơ chế hành chính trực thuộc tỉnh, sau ngày miền Nam giải phóng, Đà Nẵng chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh về quy mô đô thị, cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế.

Nhưng,

“Đứng bên ni Hàn ngó bên tê Hàn, nước xanh như tàu lá

Đứng bên tê Hàn, ngó bên ni Hàn, phố xá nghênh ngang…” 

Câu ca dao phảng phất nỗi buồn của người dân bên kia sông (bờ Đông) mô tả hình ảnh Đà Nẵng cách đây gần 20 năm khi quận 3 (nay là quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) còn cách bức với quận 1 (nay là quận Hải Châu, Thanh Khê), ngày chưa có cây cầu sông Hàn.

Nhớ lại lịch sử, Đà Nẵng thời còn là thành phố nhuợng địa, người Pháp chỉ xây duy nhất một cây cầu đường sắt để vận chuyển hàng hóa từ Cảng Tiên Sa về ga Đà Nẵng và một nhánh tiếp nối với Hội An; đến thời Mỹ đóng căn cứ, thì họ lại xây một cây cầu dã chiến song song với cây cầu cũ, cũng để phục vụ việc vận chuyển súng đạn, hàng hóa quân sự từ Cảng về sân bay Đà Nẵng…

Hàng trăm năm, Đà Nẵng không có nổi một cây cầu đúng nghĩa, nối gần hai bờ sông Hàn, con sông chính chảy ngay trong lòng thành phố. Đây là nguyên nhân chủ yếu, dù đã có bề dày lịch sử đô thị trên trăm năm, nhưng trình độ dân trí, điều kiện sinh hoạt, giao lưu giữa thị dân quận Hải Châu (bờ tây) và cư dân hai quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà (bờ đông) của Đà Nẵng có khoảng cách khá lớn. Và đó cũng là mơ ước cháy bỏng của người dân hai bên bờ sông Hàn từ đời ông cha, cho đến những thế hệ tiếp nối bước vào thế kỷ XXI...

Cây cầu “đột phá khẩu”

Cả hai cây cầu đấy của Đà Nẵng đều ra đời trong chiến tranh, công năng không mang tính chất nhằm phục vụ dân sinh, đồng thời lại nằm xa tít tận đầu cùng thành phố. Vì vậy, một cây cầu qua sông Hàn bao năm nay vẫn là vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết.

Nhiều lần chính quyền thành phố đã toan tính, nhưng bao nhiêu lần dự định thì bấy nhiêu vấp phải cái lý lẽ đầu tiên: Tiền đâu? Dĩ nhiên cây cầu trong lòng một đô thị không chỉ mục đích duy nhất là qua lại, mà còn bao nhiêu điều. Nào là thẩm mỹ, nào là cảnh quan... tất cả đều vượt ra khỏi khả năng ngân sách của một thành phố loại 2 thuộc tỉnh. Chờ mãi cho đến năm 1997, sau khi chia tách trởi thành đô thị trực thuộc trung ương, chủ trương xây dựng một cây cầu qua sông Hàn mới có cơ hội đặt vấn đề trở lại.

Và chính quyền thành phố lúc này đã quyết định dựa vào nội lực của mình là chính. Theo luận chứng kinh tế, kỹ thuật cây cầu sông Hàn được xây dựng với kinh phí ước chừng 105 tỉ đồng, thiết kế theo kiểu cầu quay một nhịp, để giải quyết tàu bè từ cửa biển vào được các cảng cạn sau cầu...

Trung ương đồng ý chi viện hơn 1/3 chi phí làm cầu, cộng với hơn 30 tỉ vay từ ngân hàng nước ngoài, số còn lại do địa phương tự lo, huy động từ các nguồn. Chủ trương nghe chừng đơn giản, nhưng “tự lo” bằng cách nào ? Sau nhiều lần trưng cầu ý dân, Đà Nẵng đã chọn phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để lấy đó làm vốn bổ sung xây cầu.

Cầu Rồng - điểm thu hút khách du lịch ở Đà Nẵng. Ảnh: TL
Cầu Rồng - điểm thu hút khách du lịch ở Đà Nẵng. Ảnh: TL
Ngày 2.9.1998, công trình cầu qua sông Hàn - Đà Nẵng chính thức khởi công xây dựng, cùng lúc đó cuộc vận động toàn dân góp vốn xây dựng cầu cũng đã được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố phát động sâu rộng trong dân.

Ông Nguyễn Đình An - nguyên Chủ tịch UBMTTQ - lúc bấy giờ nhớ lại: “Cuộc vận động đầu tiên bất ngờ cho một kết quả khá tốt đẹp. Với phương thức vận động sâu rộng đến từng nhà, từng người, trong vòng vài tháng qua các doanh nghiệp, cán bộ, nhân dân trên địa bàn đã đóng góp cho công trình ước khoảng 5 tỉ đồng. Tiếp theo đó, trong Đảng bộ, chính quyền phát động đến tận chi bộ thái độ làm gương “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, và cứ vậy, chỉ trong vài tháng Đà Nẵng đã thu đến hơn 30 tỉ đồng từ nội lực của mình”. Ông gọi sự thành công vượt bậc này là sự đồng thuận giữa ý Đảng và lòng dân.

Từ cây cầu này, tiếp theo đó cầu Tuyên Sơn, Thuận Phước, Cầu Rồng, Trần Thị Lý, Nguyễn Tri Phương… chính thức nối nhịp, giải phóng một năng lực chưa từng có phía bờ Đông. Trong chiều dài chưa đầy 5km, Đà Nẵng đã xây dựng đến 9 cây cầu có dáng dấp mỹ thuật đẹp mắt, phù hợp với phối cảnh, cấu trúc đô thị.

Nhưng hơn hết nó là động lực thúc đẩy hàng vạn nhà đầu tư du lịch trong và ngoài nước đổ xô về xây dựng cơ sở kinh doanh.

Như gần nhất, năm 2019, trong 6 tháng đầu  năm, nền kinh tế Đà Nẵng đạt hơn 50,7 nghìn tỉ đồng, thì trong đó khu vực dịch vụ, mà du lịch chiếm tỉ trọng lớn, đạt đến hơn 61%; gấp ba lần tỉ trọng của ngành công nghiệp.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng xin 22 tỉ tiền ngân sách để trả nợ... đua thuyền buồm

Thuỳ Trang |

Tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng nhân dân (HĐND) khoá IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 vào tháng 12 này, UBND Đà Nẵng đã có tờ trình “xin” hơn 22 tỉ đồng để trả nợ cho một cuộc đua thuyền buồm. Sự kiện trên đã diễn ra từ 3 năm trước với chủ trương ban đầu là xã hội hoá nhưng gặp khó khăn nên Đà Nẵng nộp đơn xin tạm ứng và nay là xin hẳn tiền ngân sách.

Những ai kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ?

Hoàng Văn Minh |

Ngoài PGS.TS Lê Cung đến từ Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, còn có 11 người khác tham gia ký tên vào bản kiến nghị gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.

“Đòn bẩy” du lịch cho kinh tế Đà Nẵng

Minh Thu |

Để tìm một địa danh của Việt Nam được truyền thông quốc tế nhắc đến với mật độ dày đặc nhất trong khoảng 3 năm qua, đó chắc chắn phải là Đà Nẵng. Du lịch đang giúp Đà Nẵng được thế giới biết đến, đồng thời cũng là động lực chính giúp thúc đẩy kinh tế của đô thị lớn nhất khu vực miền Trung.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Đà Nẵng xin 22 tỉ tiền ngân sách để trả nợ... đua thuyền buồm

Thuỳ Trang |

Tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng nhân dân (HĐND) khoá IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 vào tháng 12 này, UBND Đà Nẵng đã có tờ trình “xin” hơn 22 tỉ đồng để trả nợ cho một cuộc đua thuyền buồm. Sự kiện trên đã diễn ra từ 3 năm trước với chủ trương ban đầu là xã hội hoá nhưng gặp khó khăn nên Đà Nẵng nộp đơn xin tạm ứng và nay là xin hẳn tiền ngân sách.

Những ai kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ?

Hoàng Văn Minh |

Ngoài PGS.TS Lê Cung đến từ Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, còn có 11 người khác tham gia ký tên vào bản kiến nghị gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.

“Đòn bẩy” du lịch cho kinh tế Đà Nẵng

Minh Thu |

Để tìm một địa danh của Việt Nam được truyền thông quốc tế nhắc đến với mật độ dày đặc nhất trong khoảng 3 năm qua, đó chắc chắn phải là Đà Nẵng. Du lịch đang giúp Đà Nẵng được thế giới biết đến, đồng thời cũng là động lực chính giúp thúc đẩy kinh tế của đô thị lớn nhất khu vực miền Trung.