Nho rừng Kiên Giang “xuống núi” tạo dựng thương hiệu

NGUYÊN ANH |

Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và lợi ích tuyệt vời của trái nho rừng mà nhiều hộ dân đã sản xuất ra loại rượu mang thương hiệu cho vùng đất Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Khi nho rừng “xuống núi”

Thời gian qua, một số hộ dân trên địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương đã sử dụng trái nho rừng để ngâm, ủ thành rượu. Qua sử dụng nhận thấy tác dụng và hiệu quả tích cực của trái nho rừng nên nhiều người dân địa phương đã chủ động đầu tư sản xuất và xây dựng thương hiệu rượu nho rừng.

Trước đây, những trái nho rừng có rất nhiều ở vùng này, thế nhưng nó đơn thuần chỉ là loại trái dại, mọi người đi rừng nhìn thấy như 1 loài cây mọc hoang không ai sử dụng tới. Mãi đến khi người dân khám phá và thử nghiệm việc làm rượu từ quả rừng này cho kết quả thành công thì khi ấy nho rừng bắt đầu “xuống núi”.

Đến thăm cơ sở sản xuất rượu nho rừng của 1 hộ dân tại xã Bình An, nhân công đang làm việc tất bật chọn lựa tỉ mỉ những nguyên liệu vừa sơ chế. Theo những người ủ rượu nho có kinh nghiệm cho biết, việc sơ chế, ngâm ủ rượu nho rừng không khó, quan trọng là chất lượng trái và độ chín vừa mọng, đảm bảo không quá xanh và dập nát. Để tạo ra 1,5 lít rượu nho rừng thành phẩm cần có liều lượng hợp lý, thông thường 1kg nho rừng cần khoảng 250g đường phèn và hơn 1 lít rượu ngon để ngâm ủ.

Nho rừng qua ngâm ủ tạo thành loại rượu rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: PV
Nho rừng qua ngâm ủ để sản xuất rượu. Ảnh: PV

Chị Trần Kim Liên, chủ cơ sở sản xuất rượu nho rừng kể lại, bản thân chị là người có kinh nghiệm nấu rượu lâu năm. Sau chuyến đi du lịch tại nước ngoài và học hỏi được 1 số cách làm rượu từ những loại trái cây mới chị đã nảy ra ý tưởng và trở về nhà quyết tâm thực hiện. Chị Liên chia sẻ: “Nhìn thấy ở địa phương mình có loại nho rừng mà chưa ai tận dụng làm gì nên tôi quyết định sử dụng để sản xuất rượu nho với số lượng lớn và tạo dựng thương hiệu riêng cho mình. Mùa này tôi đã thu mua khoảng 1 tấn nguyên liệu để làm”.

Đặc sản rượu nho rừng của xã Bình An dù chỉ mới được quảng bá tại hoạt động chương trình khởi sự, khởi nghiệp do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức cách nay chưa đầy 1 năm nhưng sản phẩm đã và đang được nhiều người tin dùng, sử dụng.

Cần định hướng đúng và xây dựng nguồn nguyên liệu

Hiện nay, địa bàn xã Bình An có khoảng chục hộ dân thực hiện mô hình. Tuy nhiên đây là mô hình tự phát nên người làm nghề còn gặp không ít khó khăn về mặt thủ tục pháp lý, nguồn nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất và cách thức đóng chai sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kiên Lương - cho biết: Để thuận lợi cho phát triển nghề, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện cũng hướng dẫn, tạo điều kiện để hội viên, phụ nữ tiếp cận, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng gần xa. “Năm 2019, chúng tôi có mang sản phẩm rượu nho rừng tham gia trưng bày, quảng bá ở tỉnh. Đồng thời chúng tôi cũng cố gắng tạo mọi điều kiện cho các chị thực hiện mô hình đúng theo quy trình sản xuất kinh doanh để cải thiện đời sống kinh tế”.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng rượu nho rừng tăng lên dẫn đến nguồn khai thác nguyên liệu nho rừng cũng gia tăng. Tuy nhiên do loài cây này mọc tự nhiên tại các đồi núi thuộc xã Bình An, Bình Trị và Dương Hòa chỉ cho trái theo mùa nên không đủ cung cấp. Trao đổi về vấn đề nguồn nguyên liệu, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Bình An cho biết đây là sản phẩm đặc trưng cũng là mô hình kinh tế mà địa phương đang xây dựng bài bản cho bà con vì nó có hiệu quả, lợi nhuận cao.

Ông Trịnh Văn Mịnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình An - thông tin: “Hướng lâu dài, UBND xã đã lên kế hoạch phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xây dựng vùng trồng nguyên liệu mới dọc theo chân núi Bình An. Như vậy sẽ giúp ổn định nguồn nguyên liệu và tập hợp hộ gia đình có nhu cầu phát triển nghề sản xuất rượu nho rừng vào tổ liên kết sản xuất. Khi đó địa phương sẽ đủ điều kiện chắc chắn để xây dựng và phát triển thương hiệu rượu nho rừng Bình An”.

Cũng theo ông Trịnh Văn Mịnh, cái khó của địa phương là thiếu nước vào mùa khô, nên còn phải đầu tư lâu dài về nguồn nước tưới trong mùa khô thì mới sản xuất bền vững được.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

“Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế”

Lục Tùng (lược ghi) |

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 khai mạc vào sáng 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế.

Kiên Giang: Đến năm 2025, bình quân đầu người đạt 3.485USD

Lục Tùng |

Với mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đề ra tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đến 2025, bình quân đầu người đạt 3.485 USD.

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

“Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế”

Lục Tùng (lược ghi) |

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 khai mạc vào sáng 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển tất cả các ngành kinh tế.

Kiên Giang: Đến năm 2025, bình quân đầu người đạt 3.485USD

Lục Tùng |

Với mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đề ra tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đến 2025, bình quân đầu người đạt 3.485 USD.

Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

NGUYÊN ANH |

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP. Mô hình này không chỉ giúp người nông dân quản lý được thức ăn, tỉ lệ sống của tôm từng giai đoạn mà còn giúp quản lý dịch bệnh và các yếu tố môi trường đồng thời giảm ảnh hưởng xấu cho môi trường.