Nhiều siêu thị tăng mạnh lượng hàng, giữ giá ổn định

Vũ Long |

Các doanh nghiệp và siêu thị tăng nguồn hàng dự trữ từ 50% - 300% lượng hàng nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ tiêu dùng trong giai đoạn mới ứng phó với dịch COVID-19.

Tăng  nguồn hàng từ 50-300%, giữ giá ổn định

Trao đổi với PV Lao Động, ông Khúc Tiến Hà – Giám đốc Big C Thăng Long, cho biết: Ngoài các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay , Big C Thăng Long tăng cường nguồn hàng lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Theo ông Nguyễn Thái Dũng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH BRG Retail, BRG Retail đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng khoảng 300% lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu tại từng siêu thị, minimart và tăng gấp 10 lần tại Kho trung tâm. Trong đó, tập trung vào 13 nhóm mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá của thành phố Hà Nội gồm gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến như: xúc xích, giò, thịt nguội, chân giò hun khói, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, sữa, nước uống đóng chai, dầu ăn, gia vị, rau củ quả.

Cũng theo ông Nguyễn Thái Dũng, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Tập đoàn BRG đã chỉ đạo Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) tái khởi động hệ thống phòng chống dịch COVID-19 cũng như triển khai cung ứng đầy đủ các sản phẩm thiết yếu tới người dân với mức giá không đổi trên toàn bộ hệ thống 50 siêu thị, Minimart thuộc BRGMart tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…

Nguồn hàng hóa dồi dào tại các siêu thị. Ảnh: Trần Thị Hồng
Nguồn hàng hóa dồi dào tại các siêu thị. Ảnh:  Lê Thị Hồng

Bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Co.opmart Hà Nội cũng thông tin: Hàng hóa dự trữ đã được tăng cường tại tổng kho, sẵn sàng phục vụ người dân chống dịch. “Trong trường hợp dịch bệnh  COVID-19 diễn biến phức tạp hơn, Co.opmart Hà Nội vẫn có đủ nguồn hàng cung ứng” – bà Nguyễn Thị Kim Dung khẳng định.

Theo bà Trần Thị Phương Lan – Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã xây dựng và triển khai 3 phương án bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa, tổng trị giá 194.000 tỉ đồng, đồng thời xây dựng phương án dự trữ thêm hàng hóa phục vụ các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ, đảm bảo đủ nguồn cung dù dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp.

“Nếu dịch bệnh có xảy ra trên địa bàn thành phố thì các doanh nghiệp đã chủ động tâm thế dự trữ hàng hóa tăng từ 3-5 lần trong phương án 3 của thành phố” – Bà Trần Thị Phương Lan thông tin.

Tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Thái Dũng cho biết: Toàn bộ 50 siêu thị, Minimart thuộc hệ thống BRGMart (Haprofood, Hapromart, Intimex, Seikamart) tại Hà Nội cũng như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên đã tái khởi động các hoạt động để phòng tránh COVID-19 như: Toàn bộ cán bộ nhân viên nghiêm chỉnh thực hiện việc đeo khẩu trang, sát khẩu tay bằng cồn trong suốt quá trình làm việc; bố trí các biển thông tin hướng dẫn phòng chống dịch tại điểm bán”.

Dung dịch rửa tay dồi dào, giá ổn định. Ảnh: Lê Thu Hồng
Dung dịch rửa tay dồi dào tại các siêu thị, giá ổn định. Ảnh: Lê Thu Hồng

Tại các siêu thị lớn, hình thức bán hàng qua điện thoại, bán hàng online… đã được tăng cường và phục vụ trong mọi tình huống theo phương châm "ổn định dịch vụ, tăng cường phòng, chống dịch bệnh”.

Siêu thị Big C áp dụng dịch vụ gọi điện đặt hàng qua số Hotline 19001880 của mỗi siêu thị và giao tới tận nơi, giúp khách hàng tránh phải đến nơi đông người, mà vẫn đảm bảo không bị thiếu hụt nhu yếu phẩm. Co.opmart Hà Nội, Hapro… cũng áp dụng bán hàng online và giao hàng miễn phí.

Theo bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục công tác phòng chống dịch đối với người lao động trong doanh nghiệp, rà soát lại phương án kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nước sát khuẩn trên địa bàn sẽ xây dựng kế hoạch để bảo đảm sản lượng công tác phòng chống dịch phục vụ cho nhu cầu người dân trên địa bàn toàn thủ đô.

Theo ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đến thời điểm này, 63/63 tỉnh, thành phố và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 5 cấp độ cung ứng kịp thời cho các khu vực như đối với giai đoạn dịch COVID-19 ở giai đoạn 1.

Thậm chí, các địa phương, doanh nghiệp đã sẵn sàng cả phương án cung cấp nguồn hàng trong trường hợp phải giãn cách xã hội.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ: Hơn 80% CĐCS triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19

Thành Nhân |

Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, đã có hơn 80% CĐCS trên địa bàn thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 trong công nhân lao động.

Chỉ đạo mới nhất của Chủ tịch Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19

Nguyễn Hà - Phạm Đông |

Nhận định diễn biến dịch COVID-19 trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã khởi động lại toàn bộ các hoạt động của các Ban Chỉ đạo và đội phản ứng nhanh phòng chống COVID-19, các công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực chống dịch.

Người dân Đà Nẵng bình tĩnh chủ động phòng chống dịch COVID-19

Hương Mai |

Trước tình hình dịch bệnh, người dân Đà Nẵng yên tâm, bình tĩnh phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Cần Thơ: Hơn 80% CĐCS triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19

Thành Nhân |

Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, đã có hơn 80% CĐCS trên địa bàn thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 trong công nhân lao động.

Chỉ đạo mới nhất của Chủ tịch Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19

Nguyễn Hà - Phạm Đông |

Nhận định diễn biến dịch COVID-19 trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã khởi động lại toàn bộ các hoạt động của các Ban Chỉ đạo và đội phản ứng nhanh phòng chống COVID-19, các công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực chống dịch.

Người dân Đà Nẵng bình tĩnh chủ động phòng chống dịch COVID-19

Hương Mai |

Trước tình hình dịch bệnh, người dân Đà Nẵng yên tâm, bình tĩnh phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh.