Nhiều dự án điện than có thể phải hủy bỏ

Lam Duy |

Khó khăn về huy động vốn và cam kết giảm phát thải có thể khiến nhiều dự án điện than phải hủy bỏ hoặc chuyển sang dùng nhiên liệu khác.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: VAP
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: VAP
Đánh giá về triển vọng ngành điện than trong năm mới và trong dài hạn, Công ty Chứng khoán ngân hàng Vietcombank (VCBS) nhìn nhận các dự án điện than mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi các tổ chức quốc tế không còn hỗ trợ vay vốn trong khi vẫn được quy hoạch với tỉ lệ cao.

Hiện nay, theo dự thảo quy hoạch điện 8 được Bộ Công Thương xây dựng, vẫn còn khoảng gần 30 GW (30.000 MW) điện than sẽ phát triển từ giờ đến năm 2035.

Tuy nhiên theo dữ liệu phân tích của VCBS, trong số này mới có khoảng 15 GW là đã dự kiến có kế hoạch thu xếp vốn, còn khoảng 15 GW chưa có kế hoạch thu xếp vốn.

Các dự án điện than vì vậy sẽ gặp khó trong huy động vốn khi các tổ chức tài chính quốc tế hiện đang theo đuổi chính sách tín dụng xanh.

Ngoài ra, các dự án mới đều phải dùng nguồn than nhập khẩu với tỉ lệ phát thải CO2 cao nên có khả năng nhiều dự án sẽ bị hủy bỏ hoặc chuyển đổi sang sử dụng khí LNG và phải đầu tư lớn các máy móc phục vụ việc thay đổi nguyên vật liệu.

Ngược lại, các cam kết mức phát thải ròng về 0 năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) sẽ thúc đẩy đầu tư mạnh tay vào nhiệt điện khí LNG và năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, ngành điện chính là ngành phát thải CO2 nhiều nhất với hơn 50%, và 40% trong số đó đến từ nhiệt điện than.

Để đạt được mục tiêu “Net Zero năm 2050”, dự kiến nguồn năng lượng tái tạo sẽ được tăng mạnh lên 88 - 95% trong giai đoạn 2040 – 2050 cùng với các nguồn năng lượng ít phát thải carbon hơn như điện khí và tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý khí thải cho các hoạt động phát thải nhiều khí nhà kính.

Theo IEA, từ 2030 tới năm 2050, thế giới mỗi năm cần thêm khoảng 630 GW điện mặt trời và 350 – 390 GW điện gió, trong đó có khoảng 70 – 80 GW điện gió ngoài khơi/năm.

"Như vậy, đây là một cơ hội rất lớn cho các công ty nằm trong chuỗi giá trị năng lượng tái tạo trong dài hạn" - VCBS đưa đánh giá.

Trước đó trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (Quy hoạch điện 8) được Văn phòng Chính phủ phát ra, Bộ Công Thương được yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện các phương án cơ cấu nguồn điện phù hợp đến năm 2045 trên cơ sở cập nhật giải pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP 26.

Với điện than, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu rà soát lại quy hoạch nguồn điện này sau năm 2030 theo hướng chuyển đổi nhiên liệu hoặc không tiếp tục phát triển nếu dự án không có các ràng buộc, có nguy cơ gây thiệt hại về kinh tế.

Quy hoạch điện 8 cũng cần tính toán, tăng thêm quy mô và nghiên cứu cơ chế phát triển điện gió ngoài khơi.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Thừa tiền làm điện gió, "khó đủ đường" với điện than

Cường Ngô |

Thực tiễn đã chứng minh nhiệt điện than đang đối mặt với khả năng huy động vốn ngày càng khó khăn trong bối cảnh phong trào ủng hộ năng lượng tái tạo lên cao trên toàn thế giới.

Cam kết phát thải ròng bằng "0" - dần loại bỏ các dự án điện than

Cường Ngô |

Tại COP26, hơn 40 quốc gia, trong đó có các nước sử dụng nhiệt điện than nhiều như Canada, Ba Lan, Ukraine và Việt Nam, đã cùng cam kết bỏ dần than và ngừng xây thêm các nhà máy nhiệt điện.

Đại biểu Quốc hội: Cần giảm dần tỉ lệ điện than, tăng năng lượng sạch

Đặng Chung - Trần Vương |

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Các đại biểu đều cho rằng, cần phải cơ cấu lại không gian kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số, cũng như tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, giảm dần tỉ lệ điện than trong thời gian tới.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thừa tiền làm điện gió, "khó đủ đường" với điện than

Cường Ngô |

Thực tiễn đã chứng minh nhiệt điện than đang đối mặt với khả năng huy động vốn ngày càng khó khăn trong bối cảnh phong trào ủng hộ năng lượng tái tạo lên cao trên toàn thế giới.

Cam kết phát thải ròng bằng "0" - dần loại bỏ các dự án điện than

Cường Ngô |

Tại COP26, hơn 40 quốc gia, trong đó có các nước sử dụng nhiệt điện than nhiều như Canada, Ba Lan, Ukraine và Việt Nam, đã cùng cam kết bỏ dần than và ngừng xây thêm các nhà máy nhiệt điện.

Đại biểu Quốc hội: Cần giảm dần tỉ lệ điện than, tăng năng lượng sạch

Đặng Chung - Trần Vương |

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Các đại biểu đều cho rằng, cần phải cơ cấu lại không gian kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số, cũng như tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, giảm dần tỉ lệ điện than trong thời gian tới.