Nhiều cơ sở để GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 6%

Phong Nguyễn - Đặng Tiến |

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2-3% - là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Thủ tướng cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6% trong năm 2021.

COVID-19 “đóng băng” kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn tăng trưởng 2%-3%

Theo TS Đặng Đức Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế Việt Nam năm 2020 đón nhận cú sốc hai phía cung và cầu. Từ phía cung, sản xuất, kinh doanh bị cản trở bởi cách ly xã hội; chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gián đoạn.

Từ phía cầu, COVID-19 làm giảm tổng cầu, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu vì thất nghiệp, thiếu việc làm hay giảm thu nhập; doanh nghiệp cắt giảm đầu tư trước triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa và tình trạng khó khăn về tài chính; cầu xuất khẩu yếu do suy thoái kinh tế ở các nền kinh tế đối tác. COVID-19 làm trầm trọng thêm xu hướng giảm tăng trưởng, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, sụt giảm thương mại, đầu tư, niềm tin đầu tư toàn cầu… GDP giảm sâu hơn các cuộc khủng hoảng trước đây.

Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đối lập với bức tranh kinh tế ảm đạm của thế giới, nền kinh tế nước ta tiếp tục đạt tăng trưởng dương khi GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12%, trong đó quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39% và quý III tăng 2,62%. Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta đã đi qua điểm đáy của đồ thị phục hồi kinh tế trong quý II. Tuy là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN và thuộc số ít quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương; đồng thời là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế thế giới 9 tháng năm 2020.

Phân tích về vấn đề này, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, để đạt được những kết quả như trên là nhờ những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế. Về phía cung, các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng và có đóng góp ít hơn vào tăng trưởng.

“Xét một cách tương đối, khu vực công nghiệp có đóng góp khá quan trọng, tới 0,91% điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp đã thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, giúp ổn định đời sống xã hội trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Về phía cầu, nổi bật nhất là xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu liên tục được cải thiện” - TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục đạt mức xuất siêu lên tới gần 17 tỉ USD sau 9 tháng là một điểm sáng của nền kinh tế, mức xuất siêu này gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2018 và gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2019.

Trong đó phải kể đến sự đóng góp của XK với 202,9 tỉ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch XK lớn nhất, đạt 36,7 tỉ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 32,2 tỉ USD; hàng dệt may đạt 22,1 tỉ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,2 tỉ USD; giày dép đạt 12,1 tỉ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỉ USD…

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (ĐH Kinh tế Quốc dân) cũng cho rằng, những tháng cuối năm 2020, nước ta cần quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”, đảm bảo nền kinh tế hoạt động hiệu quả trong trạng thái bình thường mới.

Để đạt tốc độ tăng GDP năm 2020 khoảng 2%-3% cần tiếp tục thực hiện đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vì đó là cơ sở quan trọng để tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Đồng thời, thực hiện các giải pháp như kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo đầu ra sản phẩm của DN được tiêu thụ ổn định…

Nhiều “điểm sáng” hỗ trợ tăng trưởng 6% trong năm 2021

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình Quốc hội 12 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021, trong đó, GDP tăng khoảng 6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Một số chuyên gia của trường ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra kịch bản: Nếu dịch COVID-19 không tái phát mạnh vào mùa đông năm nay, mức độ tác động của COVID-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với hiện tại, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,8%-3,0%.

Thực tế cho thấy, tình hình sản xuất, kinh doanh từ quý III/2020 có chiều hướng khởi sắc hơn, thể hiện qua tỉ lệ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14% so với quý trước, đạt 1.305,8 nghìn tỉ đồng, cao hơn quý trước khoảng 5,8% (yoy)…

TS Đặng Đức Anh cho rằng, để đạt các mục tiêu kinh tế 2021, cần triển khai đầu tư đường sắt tốc độ cao một số đoạn. Đẩy mạnh xúc tiến XK vào thị trường EU, đặc biệt đối với mặt hàng chủ lực như điện tử và linh kiện điện tử, dệt may, da giày, gỗ...

l Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6% - 2,8% trong năm 2020. Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo năm 2021, kinh tế Việt sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%.

l Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Khôi phục kinh tế cần bắt đầu từ việc DN đứng vững được. Các gói hỗ trợ DN được Chính phủ đưa ra là cần thiết, nhưng nhiều DN phản ánh thủ tục nhận hỗ trợ còn rườm rà, DN khó tiếp cận. Vì vậy cần tháo gỡ ngay những điểm nghẽn này...

l Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội: Những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội mà Chính phủ đưa ra cho năm 2021 đã dựa trên những dự báo về năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, tác động của đại dịch đến nền kinh tế, kể cả các yếu tố như thiên tai, bão lũ. Chúng ta có hy vọng để đạt được các chỉ tiêu này.

Đ.chung - P.N

Phong Nguyễn - Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3% -3,5%

Phong Nguyễn |

Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm (Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 202,86 tỉ USD, xuất siêu gần 17 tỉ USD) cùng các động lực tăng trưởng đầy hứa hẹn trong 3 tháng còn lại, Tổng cục Thống kê dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 2%. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế tin tưởng có thể đạt tăng trưởng GDP ở mức 3,0-3,5% trong năm 2020.

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh chất châu Á vào năm 2021, đạt 8,1%

Minh An |

HSBC vừa công bố báo cáo nghiên cứu kinh tế dự báo về khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trong kỷ nguyên COVID-19 (Asia Economics: It’s about stamina). Theo đó, HSBC dự báo vào năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, nhanh nhất khu vực châu Á.

Việt Nam có thể lập kỳ tích tăng trưởng GDP

Cao Nguyên - Văn Nguyễn |

Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam dù ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua (quý III tăng 2,62%, 9 tháng tăng 2,12%), nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá đây vẫn là thành công lớn. Các chuyên gia kinh tế thì nhấn mạnh rằng, nếu việc kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện nay, kỳ vọng mức tăng trưởng GDP còn cao hơn và kinh tế Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới, bởi hầu hết các nước trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm trong bối cảnh chịu tác động nặng nề dịch COVID - 19.

GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% - thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020

Vũ Long |

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Kỳ vọng GDP Việt Nam đạt mức tăng trưởng 3% -3,5%

Phong Nguyễn |

Với kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm (Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 202,86 tỉ USD, xuất siêu gần 17 tỉ USD) cùng các động lực tăng trưởng đầy hứa hẹn trong 3 tháng còn lại, Tổng cục Thống kê dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 2%. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế tin tưởng có thể đạt tăng trưởng GDP ở mức 3,0-3,5% trong năm 2020.

HSBC: Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh chất châu Á vào năm 2021, đạt 8,1%

Minh An |

HSBC vừa công bố báo cáo nghiên cứu kinh tế dự báo về khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trong kỷ nguyên COVID-19 (Asia Economics: It’s about stamina). Theo đó, HSBC dự báo vào năm 2021, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, nhanh nhất khu vực châu Á.

Việt Nam có thể lập kỳ tích tăng trưởng GDP

Cao Nguyên - Văn Nguyễn |

Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam dù ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua (quý III tăng 2,62%, 9 tháng tăng 2,12%), nhưng Tổng cục Thống kê đánh giá đây vẫn là thành công lớn. Các chuyên gia kinh tế thì nhấn mạnh rằng, nếu việc kiểm soát dịch bệnh tốt như hiện nay, kỳ vọng mức tăng trưởng GDP còn cao hơn và kinh tế Việt Nam có thể lập kỳ tích thế giới, bởi hầu hết các nước trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm trong bối cảnh chịu tác động nặng nề dịch COVID - 19.

GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% - thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020

Vũ Long |

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm.