Nhà máy nhiệt điện khí LNG lớn nhất Việt Nam đã khởi động đến đâu?

NHẬT HỒ |

Sau 6 tháng triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu 3.200 MW dự án này vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ các thủ tục cũng như giải phóng mặt bằng và thống nhất giữa nhiều tỉnh ĐBSCL để xây dựng đường dây truyền tải 500 KV.

Ngày 3.8, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng với nhà đầu tư và các ngành sơ kết 6 tháng triển khai công tác chuẩn bị dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu 3.200 MW.

Đây là dự án lớn của tỉnh Bạc Liêu và ĐBSCL, dự án chính thức được đầu tư tại Bạc Liêu mở ra nhiều cơ hội để Bạc Liêu phát triển nói riêng khu vực ĐBSCL nói chung góp phần ổn định năng lượng cho giai đoạn 2020 – 2030 và những năm tiếp theo.

Dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG “khủng” nhất Việt Nam sẽ sớm triển khai vào năm 2021 (ảnh Nhật Hồ)
Dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG “khủng” nhất Việt Nam sẽ sớm triển khai vào năm 2021. Ảnh Nhật Hồ.

Theo Sở Công thương Bạc Liêu, hiện tại dự án còn một số khó khăn như: Dự án phải qua nhiều thủ tục chưa có tiền lệ để đưa vào quy hoạch Điện VII; hiện tại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường tiềm ẩn nhiều rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến dự án; đường dây 500KV phục vụ đấu nối giải tỏa công suất dự án đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL nên cần phải có sự thỏa thuận; dự án gặp một số vấn đề kỹ thuật như hạ tầng cấp nước ngọt chưa đảm bảo; nguồn nguyên liệu san lấp mặt bằng và nguyên vật liệu chính phục vụ thi công xây dựng nhà máy…

Tại buổi làm việc, nhà đầu tư cũng nêu lên những thuận lợi, cũng như cam kết thực hiện đúng tiến độ dự án như cam kết.

Về phía địa phương, Bạc Liêu cam kết thực hiện đúng thời gian bàn giao mặt bằng cho dự án thuộc thẩm quyền của tỉnh.

Được biết, ngày 21.1, Bạc Liêu đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu có công suất 3.200 MW do Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte.Ltd làm chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 4 tỉ USD (tương đương 93.600 tỉ đồng). Theo nhà đầu tư, tiến độ thực hiện bắt đầu giai đoạn triển khai dự án trong năm 2021.

Tại hội nghị, các bên cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc như sớm giải phóng mặt bằng; hợp đồng mua bán điện; thỏa thuận xây dựng đường dây 500KV…

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Bạc Liêu khởi động thêm 2 nhà máy điện gió

NHẬT HỒ |

Ngày 26.7, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với nhà đầu tư khởi động 2 dự án nhà máy điện gió trên biển. Dự án có tổng công suất 100 MW, có tổng mức đầu tư trên 5.200 tỉ đồng.

Đề xuất chuyển quy hoạch 4.600MW điện hạt nhân sang làm điện khí ở Cà Ná

Cường Ngô - Phạm Dung |

Với mục đích đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng, Phó chủ tịch tỉnh này đã kiến nghị Chính phủ cho phép chuyển quy hoạch 4.600MW đã quy hoạch trong sơ đồ VII về điện hạt nhân sang đầu tư tổ hợp điện khí LNG Cà Ná.

Ngành năng lượng Việt Nam cần thay "chiếc áo đã chật"

Cường Ngô - Phạm Dung |

Dù đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước song ngành năng lượng Việt Nam được đánh giá đang "mặc một chiếc áo đã chật". Nghị quyết 55 ra đời, sẽ khắc phục được những hạn chế hiện có, tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia.

Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020: Doanh nghiệp tư nhân đã sẵn sàng

Cường Ngô - Phạm Dung |

Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.

Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

nhật hồ |

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Ồ ạt phát triển năng lượng điện gió, cần đồng bộ hạ tầng truyền tải

Vũ Long |

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay hạ tầng truyền tải còn nhiều bất cập, cần chính sách hấp dẫn để xã hội hóa.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Bạc Liêu khởi động thêm 2 nhà máy điện gió

NHẬT HỒ |

Ngày 26.7, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với nhà đầu tư khởi động 2 dự án nhà máy điện gió trên biển. Dự án có tổng công suất 100 MW, có tổng mức đầu tư trên 5.200 tỉ đồng.

Đề xuất chuyển quy hoạch 4.600MW điện hạt nhân sang làm điện khí ở Cà Ná

Cường Ngô - Phạm Dung |

Với mục đích đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng, Phó chủ tịch tỉnh này đã kiến nghị Chính phủ cho phép chuyển quy hoạch 4.600MW đã quy hoạch trong sơ đồ VII về điện hạt nhân sang đầu tư tổ hợp điện khí LNG Cà Ná.

Ngành năng lượng Việt Nam cần thay "chiếc áo đã chật"

Cường Ngô - Phạm Dung |

Dù đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước song ngành năng lượng Việt Nam được đánh giá đang "mặc một chiếc áo đã chật". Nghị quyết 55 ra đời, sẽ khắc phục được những hạn chế hiện có, tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia.

Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020: Doanh nghiệp tư nhân đã sẵn sàng

Cường Ngô - Phạm Dung |

Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.

Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

nhật hồ |

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Ồ ạt phát triển năng lượng điện gió, cần đồng bộ hạ tầng truyền tải

Vũ Long |

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay hạ tầng truyền tải còn nhiều bất cập, cần chính sách hấp dẫn để xã hội hóa.