Nguy cơ tê liệt sản xuất vì doanh nghiệp không có giấy đi đường

Vũ Long |

Không được cấp giấy đi đường, các doanh nghiệp không thể duy trì sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội ngành hàng đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Sản xuất tê liệt vì doanh nghiệp không có giấy đi đường

Ngày 25.8.2021, các hiệp hội ngành hàng: Gỗ, caosu, chế biến và xuất khẩu thủy sản, rau quả, hạt điều, hồ tiêu, cà phê - ca cao, nhựa đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ: Giao thông Vận Tải, Công Thương, UBND TPHCM, Sở Công Thương TPHCM nêu rõ những bất cập và kiến nghị cấp giấy đi đường cho các doanh nghiệp hội viên của các hiệp hội để thực hiện nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn TPHCM.

Nội dung văn bản nhấn mạnh: Theo công văn 2796/UBND-VX và công văn 2800/UBND-VX ngày 21.8.2021 của UBND TPHCM về tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông, trong đó có nhóm đối tượng được cấp giấy phép lưu thông là nhân viên làm việc liên quan xuất nhập khẩu hàng hóa có mã số đơn vị cấp là 3D sẽ hoạt động thời gian từ 6h đến 18h theo số lượng và phạm vị hoạt động giao Sở Công Thương quyết định từng trường hợp cụ thể.

Ngày 22.8.2021, Sở Công Thương TPHCM ban hành quy trình hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa (cung ứng dịch vụ logistics) đăng ký cấp giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách từ ngày 23.8.2021 đến ngày 5.9.2021. Theo đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu) và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic đã nhanh chóng nộp hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có doanh nghiệp nào của các hiệp hội ngành hàng nhận được phản hồi từ Sở Công Thương.

Ngày 24.8.2021, Sở Công Thương TPHCM ban hành Công văn số 3996/SCT-QLCN về việc phân công cấp Giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất từ ngày 23.8.2021 đến 6.9.2021 trên địa bàn TPHCM. Theo đó, Sở Công Thương chỉ cấp giấy đi đường cho nhân viên của các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp) và UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện sẽ cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất vừa cung ứng hàng hóa nội địa, vừa trực tiếp xuất nhập khẩu (thuộc nhóm “Nhân viên các ngành phục vụ sản xuất” nêu tại mục 12 Phụ lục đính kèm Công văn số 2800/UBND-VX).

Điều này đã và đang gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp bị đình trệ, đồng thời phải đối mặt với tổn thất rất lớn như chi phí lưu kho bãi, hàng hóa để lâu sẽ bị giảm chất lượng, trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng về tiến độ giao hàng cho các khách hàng quốc tế là chưa thể lường trước được.

Theo tổng hợp phản ảnh và kiến nghị từ doanh nghiệp hội viên của các hiệp hội thì các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải tự thực hiện bộ hồ sơ xuất khẩu bằng giấy (không có thủ tục online) và các nghiệp vụ liên quan, không phải tất cả đều sử dụng dịch vụ qua các công ty dịch vụ logistics (forwarder).

Theo các hiệp hội, để hoàn thiện bộ hồ sơ xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều khâu, nhiều bước và nhiều thủ tục.

“Thiết nghĩ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chiếu theo Công văn 2800/UBND-VX thì được xếp vào mục 3D nhưng đến hiện tại các doanh nghiệp không biết phải đăng ký giấy đi đường ở đâu vì không xác định thuộc diện đối tượng nào và ai phụ trách” – văn bản của các hiệp hội nhấn mạnh.

Trong khi đó, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung nhiều nhà máy của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như gạo, gỗ, thủy sản, caosu, rau quả, điều, cà phê, hồ tiêu,... Trong trường hợp các doanh nghiệp không được phê duyệt cấp giấy đi đường để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung khi mà kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 1/2 của cả nước, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được, tốn chi phí lưu trữ hàng hóa, nhà máy phải tạm ngưng sản xuất, công nhân mất việc, doanh nghiệp mất uy tín đối với các nhà nhập khẩu.

Kiến nghị giải pháp tháo gỡ, cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp

Từ các khó khăn nêu trên, các hiệp hội ngành hàng cùng thống nhất đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể về đầu mối liên hệ cấp phát giấy đi đường đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Tăng cường thêm số lượng người xử lý hồ sơ cho các doanh nghiệp.

Cấp giấy đi đường bản mềm và gửi thông qua email cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở đi qua các chốt kiểm soát đến trụ sở Sở Công Thương TPHCM đóng dấu.

Hiệp hội ngành hàng sẽ là đầu mối và chịu trách nhiệm trong việc lập danh sách doanh nghiệp là hội viên hiệp hội có nhu cầu xin cấp giấy đi đường và gửi trực tiếp tới Sở Công Thương thành phố, tỉnh nhằm giảm tải cho Sở Công Thương và UBND các cấp.

Người đứng đầu các doanh nghiệp hội viên chịu trách nhiệm về danh sách đăng ký và cam kết quản lý chặt chẽ danh sách người lao động được cấp giấy đi đường. Đối với các doanh nghiệp không phải là hội viên của hiệp hội sẽ thực hiện thủ tục xin giấy đi đường tại Sở Công Thương và địa phương.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ khi thực hiện "ai ở đâu, ở yên đó"

Đ.Trang |

Ngày 24.8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác gồm Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và các thành viên tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP.Hồ Chí Minh đã tới thăm kho hàng tổng lớn nhất của Hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ tại quận 7, TPHCM. Tại đây, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo nhanh tình hình chuẩn bị hàng hóa nhu yếu phẩm và một số vướng mắc doanh nghiệp bán lẻ này đang gặp phải khi TPHCM tăng cường thêm nhiều biện pháp phòng chống dịch từ ngày 23.8.

Quy định thời gian doanh nghiệp dừng hoạt động để nhận hỗ trợ COVID-19

Minh Phương |

Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là một trong các điều kiện để người lao động được hưởng hỗ trợ COVID-19. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cụ thể về khung thời gian doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Đề xuất tạm dừng thanh kiểm tra doanh nghiệp cho đến khi hết dịch

Anh Tuấn |

Bên cạnh các kiến nghị như giảm, giãn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cần ban hành quy định giảm sách nhiễu, thậm chí tạm dừng ngay thanh kiểm tra thủ tục hành chính, kiểm tra thuế các doanh nghiệp cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ khi thực hiện "ai ở đâu, ở yên đó"

Đ.Trang |

Ngày 24.8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác gồm Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và các thành viên tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tại TP.Hồ Chí Minh đã tới thăm kho hàng tổng lớn nhất của Hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ tại quận 7, TPHCM. Tại đây, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo nhanh tình hình chuẩn bị hàng hóa nhu yếu phẩm và một số vướng mắc doanh nghiệp bán lẻ này đang gặp phải khi TPHCM tăng cường thêm nhiều biện pháp phòng chống dịch từ ngày 23.8.

Quy định thời gian doanh nghiệp dừng hoạt động để nhận hỗ trợ COVID-19

Minh Phương |

Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là một trong các điều kiện để người lao động được hưởng hỗ trợ COVID-19. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cụ thể về khung thời gian doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Đề xuất tạm dừng thanh kiểm tra doanh nghiệp cho đến khi hết dịch

Anh Tuấn |

Bên cạnh các kiến nghị như giảm, giãn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cần ban hành quy định giảm sách nhiễu, thậm chí tạm dừng ngay thanh kiểm tra thủ tục hành chính, kiểm tra thuế các doanh nghiệp cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.