Người tiên phong đưa Lan Hồ Điệp về Việt Nam

Ghi chép của Nguyễn Huy Minh |

Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa trong giai đoạn Việt Nam đang chuyển mình và lăn lộn trong chốn thương trường suốt gần nửa thế kỷ qua, doanh nhân Nguyễn Văn Kính đã dừng lại ở bất động sản và cuối cùng là nông nghiệp công nghệ cao. Cuộc đời của ông dày dặn như một pho tiểu thuyết mà từng trang, từng chương đều ken dầy những thăng trầm và lôi cuốn.

“NGƯỜI VIỆT NAM YÊU HOA NHẤT THẾ GIỚI”

Doanh nhân Nguyễn Văn Kính đã trải qua 20 nghề như: Thi công công trình; làm đường dây, trạm điện, sup-vôn-tơ; làm âm thanh ánh sáng cho các nhà hát; đồ mộc; chụp ảnh cưới... Thậm chí, ông đã có mấy năm làm ký giả chuyên nghiệp. Năm 2001, ông bắt đầu làm nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là hoa, theo lời khuyên của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn. Phó Thủ tướng nhắn nhủ với ông rằng, nên tạo công ăn việc làm cho nông dân mất đất khi phát triển công nghiệp và giới thiệu cho ông một vị tiến sĩ, người được cử đi Đài Loan (Trung Quốc) học về hoa.

Thời mới bắt tay vào với nghề hoa, ông tiếp cận với những loài đơn giản: Hồng, cẩm chướng, loa kèn... làm rất nhiều nhưng chưa “đứng” được ở điểm nào. Những ngày đầu vất vả lắm, lúc đó có đồng nào đổ hết vào mua giống, học nghề. Ông từng đầu tư 4ha bên Bắc Ninh để trồng hoa hồng nhưng sau vài năm thấy đất bị ô nhiễm quá nặng bởi thuốc trừ sâu, phân hóa học... nên quyết định bỏ. Dù cách thức tiến hành bài bản: Làm nhà lưới, thuê đất, cử nhân viên đi học nước ngoài, mời chuyên gia... trong 5 năm đầu tiên, ông tiêu tốn 1 triệu USD mà chưa dẫn tới điều gì. Điều này chỉ có thể lý giải bởi kinh nghiệm chưa có và vốn chưa tới. Hoa ông làm ra không cạnh tranh được ngay cả với nông dân. Nhưng những thất bại này đã cho ông cái nhìn rất sâu về nghề hoa nói riêng và nông nghiệp công nghệ cao nói chung, để tự tìm cho mình một lối tiên phong.

Ông là người đầu tiên nhập 3 vạn cây Lan Hồ Điệp về bán Tết. Đó là Tết năm 2004 - 2005 và đây lần đầu tiên người Hà Nội biết Lan Hồ Điệp đẹp đến thế nào, đồng thời nhận ra rằng, ngoài đào Tết thì lan là thích hợp nhất bởi vừa bền, vừa đẹp, lại rất sang. Chuyến hàng năm ấy đã khiến cho chợ hoa Quảng An sống lại. Đến nay, Quảng An đã trở thành tụ điểm hoa đẹp nhất nhì Hà Nội như một sự nghiễm nhiên, là một địa điểm hấp dẫn dành cho những ai muốn thưởng ngoạn không khí Tết gần về. Khoảng năm 2010, những người bạn Việt gốc Trung đưa hoa ly vào Việt Nam; tiếp đó bán củ ly cho bà con trồng. Và ông thấy rằng, chỉ 5 năm sau, không bao giờ hoa ly Trung Quốc nhập vào Việt Nam được nữa. Bởi vì, hoa ly Việt Nam còn đẹp hơn và rẻ hơn hoa ly Trung Quốc. Từ những trải nghiệm đắt giá này, ông cho rằng, Lan Hồ Điệp sẽ cho mình một tương lai, thậm chí còn đủ sức giúp bà con nông dân thay đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả rất cao.

Hoa Lan Hồ Điệp của Toàn Cầu JSC đặt tại Siêu thị hoa Anh Trí (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Toàn Cầu JSC cung cấp
Hoa Lan Hồ Điệp của Toàn Cầu JSC đặt tại Siêu thị hoa Anh Trí (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Toàn Cầu JSC cung cấp

Theo tìm hiểu của ông, hiện nay trên thế giới, hoa lan sản xuất công nghiệp được chia làm 3 dòng: Thứ nhất là dòng Lan Nhiệt Đới - dòng Lan Dendro do người Thái phát triển và chiếm lĩnh thị trường, mà người Việt hay gọi là Lan Thái, có khoảng 5 đến 6 màu: Xanh, đỏ, tím, hồng, trắng. Nhưng dòng Dendro có phần hơi đơn điệu vì chỉ có thể cắt cành và cài cấy để phối hợp cắm chậu cùng các loại hoa khác. Thứ hai là dòng Lan Ôn Đới, tức hoa Địa Lan được phát triển mạnh nhất tại Hàn Quốc, nhưng màu sắc, kiểu dáng Địa Lan có phần nào đó hơi khô cứng, giống hoa dong riềng của Việt Nam. Thứ ba là dòng Lan Cận Nhiệt Đới, chính là Lan Hồ Điệp. Đài Loan (Trung Quốc) là xứ sở hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất Lan Hồ Điệp. Lan Hồ Điệp là loài hoa “giao thoa” giữa hai dòng Lan Nhiệt Đới và Lan Ôn Đới. Ông từng đi rất nhiều nước và nhận thấy, tại tất cả khách sạn cao cấp trên thế giới đều có ít nhất 1 chậu Lan Hồ Điệp rất to, được đặt rất trang trọng tại sảnh. Bởi Lan Hồ Điệp khá bền, sẽ “chơi” được từ 2 - 3 tháng mà không quá tốn công chăm sóc; màu sắc, kiểu dáng rực rỡ bắt mắt cùng độ “sang chảnh” nhất định của lan đã được người tiêu dùng khắp toàn cầu kiểm chứng.

Dù Đài Loan từng là trung tâm sản xuất Lan Hồ Điệp công nghiệp lớn nhất thế giới nhưng hiện tại, việc sản xuất hoa thành phẩm không còn nhiều mà chuyển sang bán phôi và cây giống, với khoảng vài trăm nhà làm giống xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc... Mỗi năm, người làm hoa Lan Hồ Điệp Đài Loan đưa ra khoảng 300 giống mới nhưng tồn tại được khoảng 30 giống, bởi thị trường cũng sàng lọc những giống không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Có những giống tồn tại được rất lâu, chẳng hạn như V3 cho hoa to, màu sắc tươi tắn đã đứng vững trên thị trường suốt 15 năm qua.

“Người Việt Nam yêu hoa nhất thế giới, và người Miền Bắc yêu hoa hơn người Miền Nam” - ông trùm về hoa người Đài Loan đã nói với doanh nhân Nguyễn Văn Kính như thế, khi hai người cùng nhau đi thị sát từ Bắc đến Nam. Chỉ khác rằng, người Đài Loan đã phát triển Lan Hồ Điệp 50 năm nay, còn cách đây vài năm, chúng ta mới nhận ra rằng, loài hoa sang trọng này rất thích hợp với khí hậu miền Bắc Việt Nam, dù miền Bắc có nóng hơn so với Đài Loan một chút. So với Tết năm 2004-2005 nhập về vài vạn cây bán thử, đến nay, tốc độ phát triển thị trường của Lan Hồ Điệp tại Việt Nam tăng khoảng 50-100% mỗi năm. Riêng dịp Tết Nguyên Đán, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 12 - 15 triệu cây. Lạ rằng, toàn bộ miền Bắc nhập hoa Lan của Trung Quốc đại lục về bán, trong khi đó Trung Quốc lại mua cây giống của Đài Loan. Còn miền Nam thì thị trường hoa lan do Đà Lạt cung cấp mà 100% giống đều nhập từ Đài Loan. Mỗi năm Việt Nam nhập khoảng 10 triệu cây hoa lan giống.

VIỆT NAM SẼ CÓ TÊN TRÊN BẢN ĐỒ CÂY GIỐNG HOA LAN THẾ GIỚI

Hiện người Việt chỉ trồng được khoảng dưới 20% so với nhu cầu thị trường, còn lại vẫn phải nhập Lan Hồ Điệp về bán. Dù hiệu quả kinh tế rất cao và ổn định, nhưng ngược lại làm Lan Hồ Điệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại. Thậm chí, ngay cả Trung Quốc cũng phải mua 100% giống từ Đài Loan, vì công nghệ trồng Lan Hồ Điệp cao thật sự.

Điều này đã đặt ra câu hỏi cho doanh nhân Nguyễn Văn Kính: “Tại sao chúng ta không thu hút vốn và công nghệ Đài Loan vào Việt Nam để thế chân Trung Quốc?”. Thực tế cho thấy, ít doanh nghiệp dám đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao nên đến giờ vẫn chậm. nông nghiệp công nghệ cao không cần nhiều quỹ đất, 2.000m2 có thể lãi 2-3 tỉ đồng mỗi năm. Nhưng nếu đầu tư nửa vời sẽ mất hết vốn.

Hoa Lan Hồ Điệp nở mừng Xuân.  Ảnh: Hải Nguyễn
Hoa Lan Hồ Điệp nở mừng Xuân. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngược lại, nếu đầu tư đủ tầm thì rủi ro rất ít và rất lãi. Ông cũng từng làm giống hoa lan nhưng thất bại, cũng mất thêm khoảng 1 triệu USD nữa. Khoảng vài năm trước sau khi tìm hiểu rất sâu ở Đài Loan, ông nhận thấy ở đây có khoảng 30% người Việt Nam làm việc trong nghề hoa và đảo quốc này luôn khan hiếm nguồn lao động. Ông tìm tới Hiệp hội Hoa Lan Đài Loan, đến nơi nuôi cấy mô tiên tiến nhất Đài Loan để nghiên cứu, từ đó quyết định đầu tư nuôi cấy mô và cùng người Đài Loan xuất khẩu. Ông làm việc mà từ trước đến nay người Trung Quốc cũng không làm được.

Sau đó, ông quyết định xây dựng nhà máy ươm trồng Lan Hồ Điệp tại Đan Phượng, Hà Nội; cùng làm với người Đài Loan, cùng xuất khẩu. Ông tuyển 10 kỹ sư trẻ mới ra trường cho sang Đài Loan học để xong về làm việc ngay; mỗi kỹ sư học hỏi khoảng 3 năm thì có thể đạt được trình độ như bạn. Kỹ thuật nuôi cấy mô đã khó, kỹ thuật chăm sóc lan còn khó hơn. Và cuối cùng, ông đã làm xong việc khó nhất: Đạt được thỏa thuận mua 40% cổ phần công ty lớn nhất và có chất lượng hoa tốt nhất Đài Loan để hai bên luôn tương thích - cập nhật công nghệ, lúc nào cũng đứng đầu thế giới.

Bây giờ, nhà máy ở Đan Phượng còn lớn hơn cả Đài Loan về quy mô, độ lớn; lớn so với cái lớn nhất của bạn.

Hiện nay, công ty đã xây 30.000m2 nhà kính đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Công ty Toàn Cầu còn đang tiếp tục xây dựng tới 90.000m2 nhà kính. Phòng nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn như phòng mổ của y tế, rộng tới 2.500m2. Tổng cộng vốn đầu tư khoảng 2.000 - 3.000 tỉ đồng.

“Trong không gian làm lan này, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đều được khống chế và thường xuyên được cập nhật công nghệ. Thậm chí, khống chế được ngày ra hoa, ra bao nhiêu bông, tuyệt đối chính xác. Trong công nghệ nuôi cấy mô, trung bình ở Đài Loan, tỉ lệ bị nhiễm khuẩn từ 5-10%, ở các công ty Trung Quốc đại lục tỉ lệ bị nhiễm khuẩn từ 25-30%, nhưng với chất lượng phòng nuôi cấy mô tốt nhất bạn giúp cho Việt Nam thì đạt rất cao. Công ty của bạn chuyên xuất giống cây đi Châu Âu và Nhật Bản hiện chỉ bị nhiễm khuẩn khoảng từ 1,5-2%. Hiệp hội những nhà trồng lan phía Bắc Việt Nam đánh giá hoa ở Đan Phượng làm là đẹp nhất”. Ông Kính cho biết thêm: “Chúng tôi dự kiến làm giống lan ở đây bán khắp thị trường Việt Nam (kể cả Đà Lạt) và tham gia xuất khẩu cùng với phía đối tác Đài Loan. Trong công nghệ nuôi trồng Lan Hồ Điệp, giai đoạn đầu làm giống tại Hà Nội tốt hơn ở Đà Lạt, do điều kiện nhiệt độ, ánh sáng... ít phải dùng máy lạnh. Nhưng giai đoạn ra hoa thì ở Đà Lạt tốt hơn, hoa dài, khí hậu tốt nên đỡ tốn điện máy sưởi, tia cực tím nhiều hơn nên sắc hoa đẹp hơn.

Đây là mô hình thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng cho bà con nông dân, một đầu tàu của ngành Nông nghiệp, cho thấy đầu tư lớn sẽ an toàn tuyệt đối, 1ha làm hoa có thể lãi gấp nhiều chục lần làm lúa. Tôi muốn đây sẽ là nơi giới thiệu cho nông dân Việt Nam hiểu thế nào là nông nghiệp công nghệ cao, sẽ tạo tour cho bà con tham quan, thậm chí có thể thực hành.

Sau này, chúng tôi sẽ tham gia cùng các doanh nghiệp ở các quốc gia khác sáng tạo ra nhiều giống lan mới. Chúng tôi hiện đã cho kỹ sư đi học thạc sĩ về hoa - việc này có thể kéo dài được tương lai của công ty, đồng thời đã cho xây dựng khu vực nghiên cứu giống mới. Tạo giống lan mới - đăng ký bản quyền - đưa ra thị trường là một quy trình hoàn toàn có thể làm chủ được. Lan Tai Trâu bản địa của Việt Nam từng được nước ngoài cấy công nghiệp cực đẹp. Lan Mũi Hài của Việt Nam cũng vậy. Việt Nam có hàng nghìn giống lan bản địa, tôi cũng có thể dành một diện tích rất lớn để tập hợp, nuôi cấy và nhân bản. Đấy là tương lai. Còn trong khoảng 5 năm tới, chỉ cần chúng tôi nắm được khoảng 30% thị phần Việt Nam thì sẽ kéo theo nhiều đơn vị cùng làm. Cần phải tạo tụ điểm, phối hợp cùng nhiều doanh nghiệp trồng lan tạo thành thị trường sản xuất và tiêu thụ hoa lan. Một người không thành chợ. Độc quyền không tiến bộ được, cạnh tranh mới tiến bộ được. Và trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ có tên trên bản đồ cây giống hoa lan thế giới” - ông chia sẻ.

Doanh nhân Nguyễn Văn Kính nở nụ cười hiền: “Có những mất mát trị giá hàng triệu USD nhưng vẫn có thể cười tươi, vì đó là tiền đề cho những quyết định mạnh mẽ hơn, đúng đắn hơn, lên đến hàng nghìn tỉ. Tôi vào nghề hoa, ban đầu để trả nghĩa cho đất và nông dân, lăn xả vào hoa... và bây giờ thì ở ta, tôi là một trong những người biết nhiều nhất về hoa Lan Hồ Điệp. Đưa Lan Việt Nam tới Châu Mỹ, Châu Âu đã trở thành giấc mơ lớn của chúng tôi”.

Ghi chép của Nguyễn Huy Minh
TIN LIÊN QUAN

Thăm dự án trồng Lan Hồ Điệp quy mô tầm cỡ Châu Á

Phóng sự của Dương Quốc Bình |

Trong năm 2020, chúng tôi đã có vài dịp ghé thăm dự án ươm trồng Lan Hồ Điệp tại Đan Phượng, Hà Nội do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Toàn Cầu (Toàn Cầu JSC) làm chủ đầu tư, và lần nào cũng không khỏi kinh ngạc bởi tốc độ phát triển cũng như quy mô đồ sộ của dự án.

Đút túi cả triệu đồng mỗi ngày nhờ chở thuê cây cảnh chơi Tết

Hà Giang |

Cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, không ít người lao động có thể đút túi cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịch vụ chở thuê cây cảnh.

Về Hưng Yên ngắm vườn cây cảnh bạc tỉ chơi Tết

Trang Thiều - Kim Nhung |

Tại thị trấn Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên, những vườn cây cảnh rộng hàng héc ta, với đủ chủng loại, mẫu mã đã sẵn sàng "xuất vườn" để phục vụ người dân chơi Tết.

Cây cảnh được hét giá" tiền tỉ đổ về Hà Nội thu hút người xem

Mạnh Thiều Duy |

Nhiều loại cây cảnh, đá quý khổng lồ... tại Festival Sinh vật cảnh Hà Nội được "hét giá" cả tỉ đồng thu hút đông đảo người xem.

Công bố loài hoa lan mới ''xấu xí nhất thế giới''

Phương Linh |

Các nhà khoa học Australia đã công bố một loài hoa lan mới - mệnh danh là ''loài lan xấu xí nhất thế giới''.

Ủng hộ gần 12 tỉ đồng từ buổi đấu giá hoa lan để phòng, chống dịch COVID-19

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Trương Quốc Chính (quê Phú Thọ) đã ủng hộ số tiền 11,7 tỉ đồng từ buổi đấu giá hoa lan đột biến cho Ban Cứu trợ Trung ương.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Thăm dự án trồng Lan Hồ Điệp quy mô tầm cỡ Châu Á

Phóng sự của Dương Quốc Bình |

Trong năm 2020, chúng tôi đã có vài dịp ghé thăm dự án ươm trồng Lan Hồ Điệp tại Đan Phượng, Hà Nội do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Toàn Cầu (Toàn Cầu JSC) làm chủ đầu tư, và lần nào cũng không khỏi kinh ngạc bởi tốc độ phát triển cũng như quy mô đồ sộ của dự án.

Đút túi cả triệu đồng mỗi ngày nhờ chở thuê cây cảnh chơi Tết

Hà Giang |

Cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, không ít người lao động có thể đút túi cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịch vụ chở thuê cây cảnh.

Về Hưng Yên ngắm vườn cây cảnh bạc tỉ chơi Tết

Trang Thiều - Kim Nhung |

Tại thị trấn Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên, những vườn cây cảnh rộng hàng héc ta, với đủ chủng loại, mẫu mã đã sẵn sàng "xuất vườn" để phục vụ người dân chơi Tết.

Cây cảnh được hét giá" tiền tỉ đổ về Hà Nội thu hút người xem

Mạnh Thiều Duy |

Nhiều loại cây cảnh, đá quý khổng lồ... tại Festival Sinh vật cảnh Hà Nội được "hét giá" cả tỉ đồng thu hút đông đảo người xem.

Công bố loài hoa lan mới ''xấu xí nhất thế giới''

Phương Linh |

Các nhà khoa học Australia đã công bố một loài hoa lan mới - mệnh danh là ''loài lan xấu xí nhất thế giới''.

Ủng hộ gần 12 tỉ đồng từ buổi đấu giá hoa lan để phòng, chống dịch COVID-19

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19, ông Trương Quốc Chính (quê Phú Thọ) đã ủng hộ số tiền 11,7 tỉ đồng từ buổi đấu giá hoa lan đột biến cho Ban Cứu trợ Trung ương.