Người dân vùng cao lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Khánh Linh |

Hoà  Bình - Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, giá sản phẩm bán ra lại giảm khiến người chăn nuôi tại vùng cao Hoà Bình "thiệt đơn, thiệt kép".

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao

Những ngày cuối tháng 4.2022, ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, theo ghi nhận của PV, bảng giá các loại thức ăn chăn nuôi liên tục được điều chỉnh từ đầu năm đến nay.

Bà Bùi Thị Thu - chủ cửa hàng thức ăn chăn nuôi tại thị trấn Bo cho biết: “Giá cám tăng cao đã khiến sức mua của bà con giảm hẳn. Không chỉ người chăn nuôi mà cả những đại lý cũng chật vật".

Theo bà Thu, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 10.2021 đến tháng 4.2022, thức ăn chăn nuôi đã 10 lần tăng giá. Cho đến nay, nhiều sản phẩm đã chênh lệch so với thời điểm cuối năm ngoái đến 80 nghìn đồng/1 bao (25kg).

“Ví dụ như loại cám ECO FEED 551 - Thức ăn hỗn hợp cao cấp dùng cho heo siêu nạc từ 7 kg đến 15 kg trước đây có giá 430 nghìn đồng/1 bao, hiện giờ đã lên 510 nghìn đồng/1 bao và đơn vị cung cấp thông báo giá vẫn còn tiếp tục tăng” - bà Thu cho biết thêm.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi, từ năm 2021 đến nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, đẩy giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng trung bình khoảng 20%.

Theo tìm hiểu của PV, thức ăn đậm đặc cho lợn có giá từ 22.000-25.000 đồng/kg, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có giá từ 13.000-20.000 đồng/kg; thức ăn đậm đặc cho gà có giá từ 22.000-25.000 đồng/kg, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có giá từ 12.400-15.500 đồng/kg…

Chi phí thức ăn chiếm từ 65-70% trong cơ cấu giá thành sản xuất. Do đó, giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân, đặc biệt đối với người dân khu vực miền núi, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ.

Người chăn nuôi “thiệt đơn, thiệt kép”

Trang trại của anh Bùi Văn Tỵ ở xóm Ba Lầm, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình hiện chỉ còn 5 con lợn nái và hơn 10 con lợn thịt. Từ quy mô 30-40 con lợn thịt xuất chuồng luân phiên, đến nay anh Tỵ đã co hẹp quy mô chỉ còn một nửa do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao.

“Bỏ hoàn toàn lợn nái thì cũng là nước đi mạo hiểm vì khi giá tăng trở lại sẽ không có lợn con để bán, mà nuôi duy trì thì phải xác định rằng sẽ lỗ bởi giá lợn con giờ chỉ còn 700-800 nghìn đồng/1 con” - anh Tỵ cho biết.

Theo nhiều người chăn nuôi tại đây, giá lợn hơi thương phẩm thời điểm này cũng xuống chỉ còn 50-55 nghìn đồng/1kg, càng nuôi nhiều và cho ăn cám thuần càng lỗ.

Là chủ một trang trại gà trên 1.000 con tại thôn Kim Đức, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, anh Bùi Văn Vương cũng đang đắn đo trước quyết định có nên nhập thêm gà để tiếp tục nuôi hay chờ giá cả thị trường thức ăn chăn nuôi ổn định.

Anh Vương cho biết: "Thông thường, vào thời điểm này nhiều hộ chăn nuôi ở đây đã bắt đầu tái đàn, tuy nhiên năm nay do giá cám quá cao nên chưa dám quyết định".

Theo anh Vương, hiện nay tại thôn Kim Đức có khoảng 60 hộ chăn nuôi quy mô trên 1.000 con, nhưng hầu hết đang bỏ chuồng vì còn nhiều khó khăn.

"Bây giờ có nhà nào nuôi thì cũng chỉ dám nuôi vài trăm con cho đỡ bỏ phí chuồng trại chứ nuôi nhiều chắc chắn lỗ" - chủ trang trại này cho biết thêm.

Để giảm thiểu mức thiệt hại, bà con tại các khu vực miền núi thường tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp và rau có sẵn để làm thức ăn cho lợn, gà. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án trước mắt bởi chăn nuôi bằng thức ăn đơn thuần khiến vật nuôi chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nuôi đang “lỗ chồng lỗ”

Vũ Long |

Giá thức ăn liên tục tăng cao, giá sản phẩm bán ra ngày càng giảm đã khiến người chăn nuôi thua lỗ và không còn hứng thú tăng đàn.

Thức ăn tăng giá chóng mặt, hộ chăn nuôi Miền Tây càng nuôi càng lỗ

HỒ THẢO |

Thức ăn tăng giá kỷ lục từ đầu năm 2022 ảnh hưởng đến tâm lý nhiều hộ dân chăn nuôi Miền Tây khi gặp khó trong việc hoàn vốn và tái đàn.

Giá thức ăn chăn nuôi lại vào đợt tăng mới, người nuôi lao đao

Vũ Long |

Hàng loạt doanh nghiệp đã thông tin, sẽ điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi từ 1.4.2022. Như vậy, người chăn nuôi hiện đang khó khăn lại chồng chất rủi ro.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, người nuôi đang “lỗ chồng lỗ”

Vũ Long |

Giá thức ăn liên tục tăng cao, giá sản phẩm bán ra ngày càng giảm đã khiến người chăn nuôi thua lỗ và không còn hứng thú tăng đàn.

Thức ăn tăng giá chóng mặt, hộ chăn nuôi Miền Tây càng nuôi càng lỗ

HỒ THẢO |

Thức ăn tăng giá kỷ lục từ đầu năm 2022 ảnh hưởng đến tâm lý nhiều hộ dân chăn nuôi Miền Tây khi gặp khó trong việc hoàn vốn và tái đàn.

Giá thức ăn chăn nuôi lại vào đợt tăng mới, người nuôi lao đao

Vũ Long |

Hàng loạt doanh nghiệp đã thông tin, sẽ điều chỉnh giá thức ăn chăn nuôi từ 1.4.2022. Như vậy, người chăn nuôi hiện đang khó khăn lại chồng chất rủi ro.