Người bán hàng online cần chuẩn bị gì khi siết chặt quản lý livestream?

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), những quy định mới nhằm quản lý chặt các nội dung livestream bán hàng trên mạng xã hội là cần thiết để thanh lọc thị trường, củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường bán hàng online, tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet. Theo đó, chỉ cho phép các kênh, tài khoản đã thông báo với Bộ TT-TT mới được cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) và dịch vụ có phát sinh doanh thu. Đặc biệt, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về nội dung, bình luận của người dùng. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà xung quanh quy định mới này.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà.

- Thưa Luật sư, nhiều người lo lắng việc siết chặt hoạt động livestream bán hàng trên các mạng xã hội sẽ khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn? Những lo ngại trên có cơ sở không?

Hiện nay, nhiều người dùng công cụ livestream để giới thiệu và bán hàng qua mạng một cách khá hiệu quả với chi phí rẻ, tính tương tác cao.

Tuy nhiên, một số đối tượng lạm dụng các chiêu trò như ăn mặc phản cảm, phát ngôn sốc để thu hút được nhiều người vào xem, nhằm bán được càng nhiều hàng càng tốt.

Bên cạnh đó, việc livestream của một số đối tượng cũng là hành vi vi phạm pháp luật khi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, cung cấp các thông tin chưa kiểm chứng và sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Bởi vậy, những quy định mới tại Dự thảo hoàn toàn không gây cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của người dân mà đang góp phần loại bỏ tin giả, nâng cao quản lý với những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Người dân có nhu cầu kinh doanh hay livestream kiếm tiền thì có thể liên hệ với cơ quan nhà nước, thủ tục không phức tạp nên sẽ không phải là rào cản đối với các hoạt động kinh doanh hợp pháp.

- Những ai được hưởng lợi khi siết chặt các hoạt động livestream?

Việc quản lý chặt các hoạt động livestream mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Người tiêu dùng có thể tránh khỏi những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu; tránh nguy cơ bị lừa đảo… đặc biệt trong môi trường kinh doanh online, những vấn đề liên quan đến chất lượng, thật giả… luôn nhức nhối.

Đối với người bán hàng, việc này sẽ giúp thanh lọc thị trường, và những người bán hàng uy tín sẽ có cơ hội củng cố vị trí của họ. Những quy định về quản lý livestream cũng góp phần tăng uy tín của thị trường bán hàng online. Hoạt động kinh doanh online tiếp tục phát triển mạnh mẽ mà không bị hỗn tạp.

Muốn phát triển thương mại điện tử, chắc chắn phải có một khung pháp lý để quản lý. Các quy định mới góp phần xây dựng môi trường kinh doanh online lành mạnh, tránh nhiều hậu quả phải giải quyết sau này như việc tràn lan hàng hoá kém chất lượng, độc hại cho người dân.

- Những người bán hàng online trên mạng xã hội cần chuẩn bị gì để không bỡ ngỡ khi hoạt động livestream được siết chặt?

Người dùng cần tìm hiểu các quy định mới nhất được Bộ TT-TT ban hành nhằm hiểu rõ pháp luật đồng thời xây dựng chiến lược riêng cho mình.

Đồng thời, thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông việc cung cấp dịch vụ livestream.

Các tài khoản dưới 10 nghìn người theo dõi, livestream với mục đích không phát sinh doanh thu thì chỉ cần thông báo thông tin liên hệ tới cơ quan có thẩm quyền.

Các tài khoản trên 10 nghìn người hoặc tài khoản sử dụng livestream với mục đích phát sinh doanh thu thì phải làm thủ tục báo cáo theo mẫu số 05 tại phụ lục của Nghị định.

Khi livestream, phải xem xét kĩ lưỡng nội dung và quản lý cả phần bình luận của người dùng.

Trong trường hợp bị báo cáo vi phạm, chủ cửa hàng cần phối hợp với cơ quan quản lý để giải quyết vấn đề. Nếu nhận thức rõ mình không vi phạm, cần thu thập đầy đủ bằng chứng liên quan về đoạn phát sóng, bình luận của người xem; thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ về sự việc, gửi khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền, nếu cần thiết thì tìm sự hỗ trợ từ luật sư hoặc chuyên gia pháp luật.

- Xin cảm ơn Luật sư!

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Mạnh tay với mạng xã hội, quét sạch livestream “rác”

Linh Anh |

Yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có đăng ký thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) mới được phép livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu, không chỉ tạo ra công cụ để quản lý và thu thuế mà còn để quét sạch những livestream “rác” đang tràn lan.

Hà Nội: Livestream bán sữa, Gucci... nghi giả, chốt chục nghìn đơn mỗi ngày

Cường Ngô |

Liên quan vụ bắt hàng hoá nghi nhập lậu, hàng giả mạo các nhãn hiệu lớn trên thị trường, lãnh đạo Đội QLTT số 14 cho biết, qua kiểm tra thực tế, thì những sản phẩm này được livestream trên nền tảng mạng xã hội Facebook, chốt hàng chục nghìn đơn mỗi ngày.

Triệt phá kho hàng nghi nhập lậu thường được rao livestream trên Facebook

Cường Ngô |

Ngày 22.6, 8 mũi tấn công của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Hưng Yên đã phối hợp với Công an TP Hà Nội tổng tấn công vào các địa điểm kinh doanh, thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang và gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, được bán chủ yếu trên mạng.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Mạnh tay với mạng xã hội, quét sạch livestream “rác”

Linh Anh |

Yêu cầu các tài khoản mạng xã hội có đăng ký thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) mới được phép livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu, không chỉ tạo ra công cụ để quản lý và thu thuế mà còn để quét sạch những livestream “rác” đang tràn lan.

Hà Nội: Livestream bán sữa, Gucci... nghi giả, chốt chục nghìn đơn mỗi ngày

Cường Ngô |

Liên quan vụ bắt hàng hoá nghi nhập lậu, hàng giả mạo các nhãn hiệu lớn trên thị trường, lãnh đạo Đội QLTT số 14 cho biết, qua kiểm tra thực tế, thì những sản phẩm này được livestream trên nền tảng mạng xã hội Facebook, chốt hàng chục nghìn đơn mỗi ngày.

Triệt phá kho hàng nghi nhập lậu thường được rao livestream trên Facebook

Cường Ngô |

Ngày 22.6, 8 mũi tấn công của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, Cục QLTT Hà Nội và Cục QLTT Hưng Yên đã phối hợp với Công an TP Hà Nội tổng tấn công vào các địa điểm kinh doanh, thu giữ hàng trăm nghìn sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang và gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, được bán chủ yếu trên mạng.