Ngư dân phải là chủ thể trực tiếp với con tàu

THUỲ TRANG |

“Nhiều ngư dân hiện nay chưa được trực tiếp tham gia vào quy trình đóng tàu, giám sát con tàu trong khi họ là chủ tàu. Đó là điều vô lý và chính việc này đã gây ra những bất cập trong thời gian qua. Vì vậy, ngư dân phải là chủ thể trực tiếp với con tàu”, ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam - nhấn mạnh.

40 tàu nằm bờ, chủ tàu lúng túng khi thành con nợ

Sáng 29.8, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Sửa đổi nghị định 67 – những vấn đề cần đặt ra” tại TP. Đà Nẵng.

Hiện cả nước hiện có hơn 40 tàu vỏ thép đang nằm bờ, nhiều ngư dân rơi vào cảnh nợ nần. Nghị định 67 trở thành nỗi ám ảnh với nhiều chủ tàu bởi tình thế ”tiến thế lưỡng nan”.

Anh Đinh Công Khánh, chủ tàu được hỗ trợ vay vốn từ Nghị định 67 tại Bình Định cùng 6 ngư dân khác lặn lội ra Đà Nẵng dự hội thảo. Phát biểu trước nhiều cơ quan ban ngành, anh Khánh bức xúc cho biết, tàu mới đóng chạy ra được 10 hải lý thì bị hỏng phải chạy vào bờ. Đến nay, tàu vẫn chưa được sửa chữa. Phía nhà máy đóng tàu im hơi lặng tiến khiến ngư dân trở thành con nợ của ngân hàng.

“Chúng tôi là ngư dân muốn ra khơi chứ nằm bờ như thế này rất xót xa”, anh Khánh chia sẻ.

Cùng phát biểu, anh Lê Văn Hải, ngư dân đến từ Bình Định đặt vấn đề, bảo hiểm tàu cá, thân vỏ tàu rất rõ ràng nhưng bảo hiểm phần ngư lưới cụ lại yêu cầu chỉ khi mất hết mới mới đền bù. Tuy nhiên, thực tế việc hư hỏng 1 phần máy móc vẫn khiến ngư dân bị thiệt hại cả tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngư dân mong muốn hợp đồng đóng tàu nên được thực hiện theo từng bộ phận chứ không nên làm trọn gói 1 lần, chỉ được ở 1 nơi để ngư dân lựa chọn được những công ty cung cấp  máy móc tốt nhất.

Đặc biệt, vấn đề nhức nhối hiện nay là những con tàu đang nằm bờ chưa biết ngày ra khơi đang khiến các ngư dân trở thành “con nợ”. “Tôi mong các bộ ban ngành sớm có công văn dãn nợ trong thời gian tàu nằm bờ. Hiện nay, nợ quá hạn của tôi đã hơn 1 tỷ đồng, nợ chồng chất, ngư dân không còn tư tương vươn khơi”, anh Hải cho hay.

Tháo gỡ khó khăn cho cả hệ thống

Phát biểu tại hội thảo, ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam - nhìn nhận, sau hơn 3 năm thực hiện, Nghị định 67 đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc như chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy sản, vốn vay, thiết kế, thi công, công tác giám sát đóng mới tàu cá, công tác đào tạo nhân lực...

"Những vướng mắc này cần phải được tháo gỡ kịp thời. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh, ngư dân phải là chủ thể trực tiếp với con tàu, tránh trường hợp xảy ra như thời gian qua", ông Môn nhận định.

Có 5 vấn đề được cần được tập trung điều chỉnh như sau: Một là, đánh giá lại về chính sách đầu tư, hạ tầng cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão phải đồng bộ.

Hai là, chính sách tín dụng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp, các ngân hàng vẫn yêu cầu ngư dân phải thế chấp sổ đỏ, lãi suất cho vay còn cao...

Ba là, về bảo hiểm tàu cá. Khai thác thủy hải sản xa bờ chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì thế việc bảo hiểm cho tàu cá, bảo hiểm chuyến đi biển, bảo hiểm thuyền viên đối với ngư dân rất quan trọng. Song, từ đầu năm đến nay, do hướng dẫn chậm, các doanh nghiệp bảo hiểm không tiếp tục thực hiện bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã phát sinh vướng mắc, làm cho các ngân hàng thương mại không tiến hành giải ngân cho các tàu đang đóng hoặc tàu đã đóng xong nhưng không có bảo hiểm nên không đi biển được. 

Bốn là, về thiết kế, thẩm định, thi công, công tác giám sát, kiểm tra đóng mới tàu cá. Cần phải thực hiện các quy trình, bảo đảm tính công khai, minh bạch về trách nhiệm của các bên để hạn chế tối đa sự cố nêu trên. Nghiên cứu về việc có nên đóng tàu vỏ sắt hay chuyển sang đóng tàu vỏ gỗ.

Năm là, một số chính sách khác như đào tạo, hướng dẫn thuyền viên vận hành con tàu, hỗ trợ thiết bị đi biển dài ngày; thời gian đi biển như hiện nay đã hợp lý chưa?

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Dự báo thời tiết 18.1: 27 Tết miền Bắc vẫn sương mù bao phủ kèm rét sâu

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 18.1.2023, miền Bắc sáng sớm có sương mù, ngày hửng nắng nhưng trời vẫn rét sâu. Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng khoảng 10 - 13 độ C. Nam Bộ sáng sớm có sương mù, ngày trở nắng.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.