Quảng Nam:

Ngư dân "lạnh nhạt", hàng loạt tàu đánh cá tiền tỷ nguy cơ nằm bờ

ĐỖ VẠN |

Tháng 7, mùa đi biển đang vào vụ đánh bắt chính nhưng tại tỉnh Quảng Nam, có gần 10 tàu vỏ thép trên 800CV chưa thể ra khơi hoặc ra khơi trong tình trạng thiếu nhân lực.

Tại cảng cá An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam hàng chục tàu cá trị giá hàng tỷ đồng của ngư dân nằm bờ chờ ngày ra khơi hoặc khả năng ra khơi còn bỏ ngỏ. Ông Tạ Văn Lâu (SN 1965, chủ tàu vỏ thép QNa 937.19 TS) cho biết:

“Tàu của tôi làm “nghề lưới chụp mực” với công suất 800CV, nhưng suốt 5 tháng nay phải ra khơi trong tình trạng chỉ có 7 – 8 thuyền viên. Trong khi số lao động cần là 12 người dẫn đến năng suất đánh bắt không đạt như hồi trước. Mỗi chuyến đi biển cần chi phí hơn 100 triệu đồng nhưng đều bị lỗ hoặc hòa vốn”.

Ông Lâu sửa soạn lưới chuẩn bị ra khơi trong tình trạng thiếu bạn thuyền. Ảnh: Đ.V
Ông Lâu chuẩn bị ra khơi trong tình trạng thiếu bạn thuyền. Ảnh: Đ.V

“Nguyên nhân làm cho lao động đi biển ngày càng khan hiếm là do nghề này đối mặt với hiểm nguy, ngư trường ngày càng cạn kiệt nên việc làm ăn trên biển ngày càng khó, đầu ra hải sản không ổn định. Khi đó, trên đất liền, nhiều xí nghiệp may mọc lên cũng như các dịch vụ du lịch phát triển thu hút lực lượng lớn lao động địa phương. Hiện giờ các lao động không còn mặn mà với nghề biển là mấy” - ông Lâu nói.

Lý giải thêm về việc tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển, ông Phạm Hùng (SN 1967, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, chủ tàu vỏ thép Qna 93579 TS) tâm sự:

“Tàu của tôi được đóng mới theo Nghị định 67/CP với tổng số vốn là 15 tỷ đồng, đạt công suất 814CV. Thời gian cho mỗi lần đi biển hơn 20 ngày, nhưng nhiều chuyến biển chỉ có 9 lao động. Bởi vậy, sản lượng đánh bắt hải sản không cao, kéo theo việc trả tiền công cho bạn thuyền cũng ít đi (từ 2-3 triệu đồng/1người) nên họ xin nghỉ hoặc chuyển qua làm nghề khác. Cứ theo đà này thì lao động nghỉ hết. Khi đó, tàu vỏ thép của tôi đành phải nằm bờ chờ lao động và không có tiền trả nợ cho ngân hàng”.

Những con tàu vỏ thép hàng tỷ đồng đang có nguy cơ phải nằm bờ. Ảnh: Đ.V
Những con tàu vỏ thép hàng tỷ đồng có nguy cơ nằm bờ. Ảnh: Đ.V

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 4.300 phương tiện nghề cá với tổng công suất 220.000CV. Để vừa khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản, vừa hỗ trợ nhau, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, các nghiệp đoàn nghề cá trong tỉnh đã quy tụ được gần 140 tổ, đội tàu cá liên kết sản xuất xa bờ với sự tham gia của gần 1 nghìn phương tiện và gần 8 nghìn lao động.

Ông Võ Quốc Hai, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Duy Hải cho biết: “Thời gian qua, hoạt động đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả không cao, dẫn đến nguồn thu nhập của các bạn thuyền đi biển thấp. Từ đó, một số đã chuyển qua hành nghề đánh bắt gần bờ hoặc xin vào làm ở các công ty, xí nghiệp. Chính vì vậy, sản lượng đánh bắt ở địa phương giảm hơn so với các năm trước”.

ĐỖ VẠN
TIN LIÊN QUAN

Hậu bão Sơn Tinh: Ngư dân buồn thiu, du khách thích thú thuyền neo tránh bão

Sơn Tùng - Phan Anh |

Cơn bão số 3 mang tên Sơn Tinh đi qua, cảnh tượng hoang tàn ở lại với người dân. Nhưng, bên cạnh những xác cây, tấm biển quảng cáo ngổn ngang, du khách lại tỏ ra thích thú hình ảnh những chiếc thuyền neo đậu trú bão với cờ tổ quốc rực đỏ bay trong gió.

Bão Sơn Tinh đổ bộ vào Nghệ An: Một ngư dân bị thương, ngập 150 nhà

QUANG ĐẠI |

Bão số 3 (Sơn Tinh) đã đổ bộ vào Nghệ An trong đêm 18.7, gây thiệt hại về tài sản, làm một ngư dân bị thương. 

Bão số 3 đổ bộ, ngư dân Thanh Hóa hớt hải kéo thuyền bè lên phố neo đậu

Sơn Tùng |

Trước khi bão số 3 đổ bộ, để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện lệnh cấm biển. Đến sáng 18.7, tại Sầm Sơn nhiều thuyền bè được đưa lên các con đường nhựa, cạnh các khách sạn để tránh bão.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Hậu bão Sơn Tinh: Ngư dân buồn thiu, du khách thích thú thuyền neo tránh bão

Sơn Tùng - Phan Anh |

Cơn bão số 3 mang tên Sơn Tinh đi qua, cảnh tượng hoang tàn ở lại với người dân. Nhưng, bên cạnh những xác cây, tấm biển quảng cáo ngổn ngang, du khách lại tỏ ra thích thú hình ảnh những chiếc thuyền neo đậu trú bão với cờ tổ quốc rực đỏ bay trong gió.

Bão Sơn Tinh đổ bộ vào Nghệ An: Một ngư dân bị thương, ngập 150 nhà

QUANG ĐẠI |

Bão số 3 (Sơn Tinh) đã đổ bộ vào Nghệ An trong đêm 18.7, gây thiệt hại về tài sản, làm một ngư dân bị thương. 

Bão số 3 đổ bộ, ngư dân Thanh Hóa hớt hải kéo thuyền bè lên phố neo đậu

Sơn Tùng |

Trước khi bão số 3 đổ bộ, để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện lệnh cấm biển. Đến sáng 18.7, tại Sầm Sơn nhiều thuyền bè được đưa lên các con đường nhựa, cạnh các khách sạn để tránh bão.