Ngồi xe lăn mang hàng thủ công của người khuyết tật ra thế giới

Hà Liên |

Nhờ lần tình cờ lạc bước vào thế giới thú nhồi bông đầy sắc màu tại một quầy hàng đồ lưu niệm trên phố đi bộ Hà Nội mà tôi tìm đến “xưởng” sản xuất trong căn phòng nhỏ chừng 40m2 ở Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Nội) - nơi có những câu chuyện dành cho chương trình “Điều ước thứ 7”.

Không mua nước mắt của khách

Anh Phạm Việt Hoài - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Kym Việt tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ nơi công nhân đang miệt mài làm việc với âm thanh duy nhất là tiếng máy khâu chạy đều đều.

Anh Hoài kể, cuối năm 2013, anh cùng 2 người bạn khuyết tật vận động Nguyễn Đức Minh và Lê Việt Cường cùng góp vốn sáng lập công ty sản xuất các con thú nhồi bông chất lượng cao. Giai đoạn hai năm đầu khởi nghiệp đầy khó khăn. Sản phẩm làm ra nhiều khi không bán được, doanh số cả năm 2015 chỉ hơn 200 triệu đồng. Những nhà sáng lập thay phiên nhau mang hàng đi hội chợ bán.

 
 Anh Phạm Việt Hoài - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kym Việt. Ảnh: Duy Phạm.

Ngoài những thử thách như những start-up khác, anh Hoài cùng đồng đội còn gặp thêm một trở ngại nữa. “Tôi và Cường đi chào hàng, nhiều nơi tưởng bọn tôi đến xin tiền. Có người bảo thẳng: “Tóm lại là các anh cần bao nhiêu tiền”. Tôi đáp: “Chúng tôi không muốn mua nước mắt của khách hàng, các anh hãy nhìn sản phẩm, nếu thấy tốt và quan tâm đến thì hợp tác”, anh Hoài kể lại và cho biết, chính những đối tác này sau đó đã đến thăm xưởng và hợp tác rất sòng phẳng như những thương vụ kinh doanh bình thường khác.

Lan tỏa thông điệp của người khuyết tật

Năm 2015, những cải tổ mạnh mẽ đã đưa doanh nghiệp xuất phát từ số vốn 25 triệu đồng, 2 chiếc máy khâu với 1 máy vắt sổ, hoạt động trong khoảnh sân 5m2 nhà thờ họ của một thành viên công ty đã được thị trường chấp nhận và có những phát triển vượt bậc.

Tới nay, dưới sự dẫn dắt của anh Phạm Việt Hoài và các nhà đồng sáng lập, công ty đã có 18 lao động, trong đó 85% khiếm thính, 10% khuyết tật vận động, 5% thiểu năng trí tuệ.

Anh Hoài tâm sự, mục tiêu của công ty luôn là sản xuất hàng đạt tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo. “Câu chuyện về các bạn người điếc làm ra sản phẩm chỉ được khách hàng biết đến khi tìm hiểu hoặc mua sản phẩm. Và câu chuyện đó để người tiêu dùng trân trọng sản phẩm hơn chứ chưa bao giờ và tuyệt đối không bao giờ lấy cái khiếm khuyết ra để quảng bá, kêu gọi”.

Được biết, nguyên liệu sản xuất cũng được các anh đặc biệt chú trọng với tiêu chí đảm bảo an toàn và sức khỏe, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên thuần Việt như cát biển Nhật Lệ (Quảng Bình), quế (Quảng Nam, Yên Bái), hồi (Lạng Sơn), để sản phẩm có mùi thơm dễ chịu. Toàn bộ nguyên liệu đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng nhận cấp tem hợp quy Quacert.

 
Người khuyết tật làm việc trong xưởng sản xuất thú nhồi bông. Ảnh: Duy Phạm. 

Nói về sự cạnh tranh, về sự tràn lan các sản phẩm thú nhồi bông và quà tặng bằng vải trôi nổi trên thị trường với giá rẻ, anh Hoài chia sẻ: “Mặt hàng này ngoài dùng cho trang trí, phần lớn dành cho trẻ em chơi. Nếu chọn vải rẻ, kém chất lượng, chúng tôi có lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khoẻ của các cháu. Vì thế, chúng tôi tuyệt đối không làm”.

Bên cạnh những sản phẩm thủ công tinh xảo, có giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ cao phục vụ xã hội, câu chuyện nhân văn và giá trị văn hóa Việt đã góp phần đưa sản phẩm của những người khuyết tật chinh phục cộng đồng trong nước và quốc tế. Không chỉ được lựa chọn là tặng phẩm du khách gần xa trên chuyến bay yêu thương của Vietnam Airlines dịp Trung thu 2017 hay tham dự các sự kiện tuần văn hóa, là tặng phẩm tặng bạn bè quốc tế..., nhiều đối tác hay các du khách từng “lần theo” địa chỉ trên sản phẩm, tìm tới tận xưởng tìm hiểu và đặt mua sản phẩm. Năm 2017 vừa qua, công ty xuất hàng đi Atlanta, Mỹ. Sắp tới, một vài vị khách hàng người Nhật sẽ đặt mua sản phẩm.

Làm mọi thứ bằng chữ tâm

Anh Phạm Việt Hoài (SN 1973) gặp tai nạn “thập tử nhất sinh” khi lên 7 tuổi. Sau 2 năm nằm viện điều trị, anh hồi phục nhưng sức khỏe rất yếu. Anh nỗ lực vươn lên học tập tại nhà dưới sự chỉ dẫn, tình yêu thương của bố, vốn là một thầy giáo. Một thời gian sau, anh đi học, hoàn thành chương trình phổ thông, rồi vào đại học.

Anh bảo, nghề chọn người chứ người không chọn nghề. “Sống được là quá may mắn rồi. Mơ làm nghề gì đó là quá xa vời. Có gì đó gọi là công việc cũng không dám mơ tới” - anh nói.

Lo cho tương lai của cậu con trai thứ ba, người bố đã mua máy tính cho con học nghề soạn thảo văn bản. Từ biết sử dụng máy tính, sửa chữa được máy tính, anh góp vốn cùng bạn bè đầu tư vào dự án đầu tay - cửa hàng photocopy và đón nhận bài học kinh doanh đầu tiên - tình bạn tan vỡ, nợ nần… “Thất bại đầu tiên là không có kinh nghiệm. Sau lần đó, tôi sợ hợp tác vì e ngại sẽ có những xung đột, nhưng sau đó nhận ra rằng hợp tác là rất cần thiết, cùng nhau chia sẻ, cùng là tác nhân để đưa tới thành công” - anh Hoài đúc kết.

Người khuyết tật làm việc trong xưởng sản xuất thú nhồi bông. Ảnh: Duy Phạm.
Người khuyết tật làm việc trong xưởng sản xuất thú nhồi bông. Ảnh: Duy Phạm.

Anh đã từng trải qua nhiều công việc kinh doanh khác nhau như chủ cửa hàng photo, kinh doanh hàng rào bêtông đúc sẵn, cửa hàng đĩa phần mềm Friendship lừng lẫy một thời ở Bạch Mai từng được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hoàng Văn Nghiên tặng bằng khen năm 2002… Nói về lời khuyên dành cho những start-up là người khuyết tật muốn vượt qua định kiến và học tập kinh doanh, anh cho hay: “Hãy làm tất cả những gì với mục đích tốt, cố gắng bằng tất cả khả năng, bằng tâm của mình, sớm muộn cũng sẽ thành công”.

Khi được hỏi điều gì hài lòng nhất sau nhiều năm bôn ba, anh chia sẻ, đó là có được gia đình nhỏ với cậu con trai 21 tháng tuổi. Sang năm mới, anh mong bản thân cùng mọi người trong xưởng có sức khỏe, tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa, làm được nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc sống, cho cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Hoàn thành ước nguyện thư viện sách của nhà báo Đinh Hữu Dư

C.N |

Để hoàn thành ước mơ dang dở của nhà báo Đinh Hữu Dư, một thư viện sách mang tên anh đã được chương trình Điều ước thứ 7 dành tặng cho học sinh nghèo vùng cao Yên Bái.

Không tuyệt vọng nhìn từ cuộc chiến của cha con Quốc Tuấn

Bích Hà |

Cảm ơn Quốc Tuấn, cảm ơn tấm lòng vĩ đại của một người cha! Anh đã cho chúng tôi thấy cuộc sống này không có gì là tận cùng khổ đau hay tuyệt vọng.

Chuyện tử tế - tặng riêng những ai thật lòng

GHI CHÉP CỦA LINH TRẦN |

Cũng thật dễ hiểu vì sao dư luận lại bức xúc khi biết được sự thật của nhân vật trong “Điều ước thứ 7”: “Đôi vợ chồng hát rong lên sân khấu Sao Mai điểm hẹn”. Chương trình đã đẩy dư luận lên đỉnh cao của sự ngưỡng mộ - chàng trai học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia, động lòng trắc ẩn với cô gái khiếm thị. Vì tình yêu, chàng trai đã lựa chọn cuộc đời “hát rong” và sống hạnh phúc bên cô gái. Và “Điều ước thứ 7” đã đem đến điều ước hết sức bình dị, nhưng hết sức thiêng liêng của họ - cũng là tên con gái chưa đầy 1 năm tuổi - được đứng trên sân khấu của Sao Mai điểm hẹn và thu băng giọng ca của hai vợ chồng.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hoàn thành ước nguyện thư viện sách của nhà báo Đinh Hữu Dư

C.N |

Để hoàn thành ước mơ dang dở của nhà báo Đinh Hữu Dư, một thư viện sách mang tên anh đã được chương trình Điều ước thứ 7 dành tặng cho học sinh nghèo vùng cao Yên Bái.

Không tuyệt vọng nhìn từ cuộc chiến của cha con Quốc Tuấn

Bích Hà |

Cảm ơn Quốc Tuấn, cảm ơn tấm lòng vĩ đại của một người cha! Anh đã cho chúng tôi thấy cuộc sống này không có gì là tận cùng khổ đau hay tuyệt vọng.

Chuyện tử tế - tặng riêng những ai thật lòng

GHI CHÉP CỦA LINH TRẦN |

Cũng thật dễ hiểu vì sao dư luận lại bức xúc khi biết được sự thật của nhân vật trong “Điều ước thứ 7”: “Đôi vợ chồng hát rong lên sân khấu Sao Mai điểm hẹn”. Chương trình đã đẩy dư luận lên đỉnh cao của sự ngưỡng mộ - chàng trai học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia, động lòng trắc ẩn với cô gái khiếm thị. Vì tình yêu, chàng trai đã lựa chọn cuộc đời “hát rong” và sống hạnh phúc bên cô gái. Và “Điều ước thứ 7” đã đem đến điều ước hết sức bình dị, nhưng hết sức thiêng liêng của họ - cũng là tên con gái chưa đầy 1 năm tuổi - được đứng trên sân khấu của Sao Mai điểm hẹn và thu băng giọng ca của hai vợ chồng.