Nghiên cứu dự án BOT cầu vượt sông Hồng trị giá hơn 8.938 tỉ đồng

Đặng Tiến |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ThS Vũ Anh Tuấn - Phó Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Trường ĐH GTVT) - cho biết, áp lực do nhu cầu phát triển kinh tế đô thị hai bên bờ sông ở mức cao đang đặt ra yêu cầu phải bổ sung thêm những cây cầu mới vượt sông Hồng theo quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt là hết sức cấp thiết.

Cửa ngõ ùn tắc, cầu vượt sông quá tải

Thực tế hiện nay những cây cầu hiện hữu bắc qua Sông Hồng như: Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì... đều đang chứng kiến tình trạng quá tải và ùn tắc vào những khung giờ cao điểm.

Kết quả kiểm đếm phương tiện của nhiều ngày trong năm tại cầu Chương Dương cũng chỉ ra rằng hầu hết vào các giờ cao điểm trong ngày đều xảy ra ùn tắc, lượng phương tiện đã vượt quá thiết kết vì cầu đã được khai thác gần 40 năm (1985), có thể coi đã hết vòng đời khai thác thiết kế. Do đó, việc bổ sung cầu mới như dự án cầu Trần Hưng Đạo vừa được UBND TP.Hà Nội chấp thuận đầu tư theo phương thức BOT là rất thiết yếu.

Ths Vũ Anh Tuấn cho rằng, đây không chỉ đơn thuần là xây dựng một cây cầu, mà còn gắn liền với phương án sử dụng đất, phát triển đô thị để phát huy được hiệu quả sử dụng đất một cách tốt nhất,

Từ thực tế trên, dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng, là một trong 18 cây cầu nằm trong quy hoạch xây dựng chung của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được kỳ vọng không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn góp phần đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển kinh tế, góp phần kết nối hai bờ tả và hữu của sông Hồng, đồng thời nâng cấp hạ tầng giao thông thủ đô theo hướng hiện đại. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, cầu Trần Hưng Đạo không chỉ giải quyết vấn đề giao thông thông thường, giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông qua lại tại các cây cầu Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy mà còn hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế.

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông

Dù đang có nhiều tranh cãi quanh các phương án mỹ thuật của cầu Trần Hưng Đạo, hầu hết các chuyên gia giao thông đều khẳng định việc đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cầu Trần Hưng Đạo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cấp hạ tầng giao thông Thủ đô theo hướng hiện đại để phát triển và tốc độ phát triển kinh tế xã hội hai bên bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng.

Ông Lê Văn Thịnh - nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - cho rằng, chúng ta hãy nhìn về tương lai và đô thị các nước trong khu vực như Seoul (Hàn Quốc) chẳng hạn, thường mỗi ngã tư có 1 cây cầu.

Theo ông Thịnh, việc cầu Trần Hưng Đạo sớm được xây dựng sẽ mở ra sự phát triển kinh tế cả một vùng bên kia sông Hồng. Không chỉ phát triển khu vực Long Biên, Gia Lâm mà chúng ta sẽ kết nối với các tỉnh lân cận thư Bắc Ninh, Hưng Yên vì thời gian đi lại rất nhanh. Điều này sẽ tạo ra sự kết nối giao thông thông thoáng từ nội đô Hà Nội ra các quận huyện ngoại thành. Ngoài việc phát triển kinh tế, nó còn tạo ra sự giao lưu văn hóa, chính trị, xã hội và sẽ tạo ra một điểm nhấn du lịch khi du khách đến thủ đô.

ThS Vũ Anh Tuấn cho hay, khi xét về vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế giữa các đô thị 2 bên bờ sông và kết nối xa hơn nữa từ trung tâm thủ đô qua bờ bên kia và đến các tỉnh thành lân cận, có thể thấy những cây cầu như Thanh Trì, Vĩnh Tuy khi được đưa vào khai thác đã tạo ra sự phát triển mạnh của các đô thị như Ecopark, Vinhomes Riverside,  Berriver Long Biên, Thạch Bàn, Đặng Xá... Đây là sự thay đổi hoàn toàn, bứt phá, nếu không có những cây cầu này sẽ không có những dự án đô thị phát triển như hiện nay. Đây là động lực để phát triển đô thị và kinh tế cho toàn vùng.

Xây cầu hợp lý hơn làm hầm chui

Về câu chuyện nên làm cầu nổi hay hầm chui, nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - ông Lê Văn Thịnh nhấn mạnh, đúng ra theo quy hoạch từ 11 năm trước đây Hà Nội sẽ có 7 cây cầu, 1 hầm chui qua Sông Hồng và hầm chui Bác Cổ chính là vị trí quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo hiện nay.

Với sự phát triển như hiện nay, Hà Nội sẽ cần phát triển thêm nhiều cây cầu nữa, nên việc xây cầu Trần Hưng Đạo là rất hợp lý vì việc xây dựng hầm kinh phí gấp ít nhất 3 lần so với xây cầu, chưa kể đến thời gian thi công dài cũng như các chi phí khai thác, vận hành về sau.

Đồng quan điểm, ThS Vũ Anh Tuấn cho rằng, có thể so sánh với hầm Thủ Thiêm tại TPHCM hiện nay, mỗi năm chúng ta phải mất hàng chục tỉ đồng tiền vận hành, duy tu, bảo dưỡng và chỉ khoảng 10 năm sẽ bằng tiền xây 1 cây cầu mới. Trong khi chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng 1 cây cầu rất thấp so với hầm (trên 10 lần). Do đó, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn huy động cho các công trình luôn thiếu, giải pháp làm cầu là hiệu quả nhất. Và tạo ra sự phát triển đồng bộ của các công trình qua sông Hồng theo quy hoạch.

Giải pháp về hầm dù có những ưu điểm nhất định, nhưng xét về tổng thể thì xây cầu vẫn khả thi hơn.

Dự án cầu Trần Hưng Đạo là dự án cầu BOT đầu tiên của Hà Nội, có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5,5km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới, có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.938 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 50%, vốn nhà đầu tư BOT chiếm 50%. Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) và điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc phường Gia Thụy, quận Long Biên. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô 1 làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ vào đường đê Trần Khánh Dư; đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 6 làn xe.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh khu vực xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỉ bắc qua sông Hồng

Hải Nguyễn |

Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng có tổng vốn đầu tư khoảng 9.000 tỉ đồng vừa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận dự án đầu tư theo phương thức BOT.

Hà Nội đầu tư trên 8.900 tỉ đồng xây dựng cầu Trần Hưng Đạo

Minh Hạnh |

Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Toàn cảnh khu vực xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỉ bắc qua sông Hồng

Hải Nguyễn |

Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng có tổng vốn đầu tư khoảng 9.000 tỉ đồng vừa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận dự án đầu tư theo phương thức BOT.

Hà Nội đầu tư trên 8.900 tỉ đồng xây dựng cầu Trần Hưng Đạo

Minh Hạnh |

Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy trình, quy định.