Nghịch lý ngành gỗ: Mất cân đối năng lực chế biến sâu tại vùng nguyên liệu

Vũ Long |

Sự mất cân đối giữa vùng nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu đã khiến ngành gỗ dăm phát triển, nhưng lợi ích không lớn.

Mất cân đối giữa vùng nguyên liệu và năng lực chế biến

Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), hiện đang tồn tại việc mất cân đối mang tính chất hệ thống giữa các vùng nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu.

Những vùng có các diện tích rừng trồng lớn nhất cũng chính là vùng có năng lực chế biến sâu hạn chế nhất, và ngược lại. Sự hình thành và phát triển của ngành gỗ dăm là kết quả tất yếu của việc mất cân đối này.

Tại khu vực Miền Trung (bao gồm Bắc Trung Bộ và duyên hải) nơi diện tích rừng trồng chiếm 40,8% trong tổng diện tích rừng trồng của cả nước, các cơ sở chế biến sâu chỉ chiếm 23,2% trong tổng số cơ sở chế biến sâu, trong khi các cơ sở chế biến dăm chiếm trên 60,5% tổng cơ sở chế biến dăm cả nước.

Tương tự, ở khu vực Đông Bắc, diện tích rừng trồng chiếm 36,1%, các cơ sở chế biến sâu chiếm 11,5% và các cơ sở dăm chiếm 27,7%.

Ngành dăm được hình thành là kết quả của việc mất cân đối giữa vùng rừng trồng và cơ sở chế biến sâu, khi những vùng có các diện tích rừng trồng lớn nhất cũng chính là vùng có năng lực chế biến sâu hạn chế nhất, sự hình thành và phát triển của ngành dăm là kết quả tất yếu của việc mất cân đối này.

Xuất khẩu gỗ dăm tăng: Mừng hay lo?

Theo đánh giá của đại diện một số doanh nghiệp dăm lớn ở khu vực Miền Trung, khoảng 80-85% lượng gỗ rừng trồng từ khu vực này được sử dụng làm nguyên liệu dăm; 15-20% còn lại đi vào gỗ tinh chế. Lượng dăm xuất khẩu ở các địa phương từ khu vực Huế đến Đà Nẵng chiếm khoảng 45% tổng lượng gỗ dăm của cả nước.

Thiếu chế biến sâu, các hộ trồng rừng đành “bán non” gỗ nhỏ để làm ván dăm. Ảnh minh họa.
Thiếu chế biến sâu, các hộ trồng rừng đành “bán non” gỗ nhỏ để làm ván dăm.

Đây cũng là nơi có gỗ tinh chế sản xuất ra có lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 5% trong tổng lượng gỗ tinh chế sản xuất từ gỗ rừng trồng trong cả nước.

Chỉ tính riêng lượng dăm xuất khẩu qua cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) đã chiếm tới 25% trong tổng lượng dăm xuất của cả nước, trong khi các cơ sở chế biến sâu lại hầu như không hiện diện tại nơi này.

Theo chuyên gia Tô Xuân Phúc - Tổ chức Forest Trend, gỗ rừng trồng chủ yếu đi vào dăm đã hạn chế tính đa dạng của các cơ sở chế biến sử dụng gỗ rừng trồng, điều này cản trở sự hình thành môi trường cạnh tranh về giá gỗ nguyên liệu rừng trồng. "Thiếu cạnh tranh làm lợi ích kinh tế từ gỗ rừng trồng của hộ thấp. Các hộ không có lựa chọn về thị trường đầu ra cho nguồn gỗ của mình và buộc phải bán gỗ làm dăm" - TS Tô Xuân Phúc nói.

Mặc dù những lợi ích từ xuất khẩu gỗ dăm là không thể phủ nhận. Nhưng, ngành dăm đang có những tín hiệu của sự không bền vững.

Giá xuất dăm luôn có xu hướng giảm trong thập kỷ gần đây và thường dao động ở mức 120-140USD/tấn (tùy thuộc thị trường xuất khẩu), trong khi giá gỗ nguyên liệu rừng trồng đầu vào tăng, từ khoảng 0,6 triệu đồng/m3 cách đây khoản 1 thập kỷ, tới mức giá hiện tại khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/m3.

“Điều này có nghĩa lợi nhuận của các doanh nghiệp dăm đang có xu hướng giảm. Các doanh nghiệp hoặc phải tăng quy mô sản xuất, hoặc phải tìm cách giảm chi phí. Đây là tín hiệu thể hiện các khía cạnh không bền vững của ngành dăm trong tương lai” – TS Tô Xuân Phúc chia sẻ.

Xuất khẩu dăm gỗ trong tháng 7 năm 2020 đạt 0,947 triệu tấn, tương đương gần 115, 5 triệu USD về kim ngạch, tăng 38% về lượng và 30% về giá trị so với tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 7 triệu tấn dăm, đạt 923,01 triệu USD về kim ngạch.

Ba thị trường tiêu thụ dăm lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Kim ngạch và lượng xuất khẩu từ 3 thị trường này chiếm trên 90% trong tổng lượng và giá trị xuất khẩu gỗ dăm của cả Việt Nam.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy chế biến hoa quả tươi tạo sinh kế cho hàng nghìn lao động

Vũ Long |

Công suất chế biến 300 tấn rau quả/ngày, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và dược liệu Vân Hồ, góp phần đưa nông sản vào chế biến sâu.

Rau, quả được chế biến sâu mở rộng thị trường xuất khẩu

Vũ Long |

Với 72.000ha cây ăn quả, Sơn La hiện đang là tỉnh Tây Bắc có thể đáp ứng được nhu cầu chế biến sâu để phục vụ xuất khẩu.

EVFTA bắt buộc nông sản Việt chuyển sang chế biến sâu, chất lượng cao

Vũ Long |

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1.8.2020 được đánh giá là  tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng thuỷ sản và lúa gạo xuất khẩu.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhà máy chế biến hoa quả tươi tạo sinh kế cho hàng nghìn lao động

Vũ Long |

Công suất chế biến 300 tấn rau quả/ngày, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và dược liệu Vân Hồ, góp phần đưa nông sản vào chế biến sâu.

Rau, quả được chế biến sâu mở rộng thị trường xuất khẩu

Vũ Long |

Với 72.000ha cây ăn quả, Sơn La hiện đang là tỉnh Tây Bắc có thể đáp ứng được nhu cầu chế biến sâu để phục vụ xuất khẩu.

EVFTA bắt buộc nông sản Việt chuyển sang chế biến sâu, chất lượng cao

Vũ Long |

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1.8.2020 được đánh giá là  tạo ra các lợi thế cạnh tranh lớn cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng thuỷ sản và lúa gạo xuất khẩu.