Nghịch lý điện mặt trời: Bùng phát dự án đầu tư, hay đầu cơ trục lợi?

Thế Lâm |

Báo Lao Động đã có nhiều bài viết đề cập đến sự bùng phát các dự án điện mặt trời bắt đầu từ sau thời điểm Quyết định 11/2017/QĐ-TTg được ban hành đưa ra nhiều ưu đãi về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Đầu tư để bán, chuyển nhượng

Trong đó, các ưu đãi đối với nhà đầu tư dự án điện mặt trời tập trung ở giá thuê đất, vốn và thuế.

Ngoài ra, trong giai đoạn từ ngày 1.6.2017-30.6.2019, giá mua điện mặt trời được quy định tại điểm mua là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 Uscents/kWh, theo tỉ giá 22.316 đồng/USD, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Sau đó, ngày 4.6.2020, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 22.5.2020 đã quy định giá mua điện mặt trời được điều chỉnh giảm xuống so với trước đó từ 6,9-21,3% tùy theo từng loại hình. Tuy nhiên, mức giá đã được điều chỉnh giảm vẫn được cho là hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Chính vì thế trong thời gian qua, các dự án điện mặt trời bùng phát về số lượng, cả ở số dự án được cấp phép và được đầu tư bài bản, qui mô lớn, cho đến số lượng hộ dân đầu tư điện mặt trời áp mái. Và đặc biệt, sự phức tạp và sôi động diễn ra ở các dự án chưa đầy đủ thủ tục đầu tư, các dự án điện mặt trời “núp bóng” các trang trại nông nghiệp.

Những khái niệm như “lướt sóng”, “chốt đơn” giờ đây được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực đầu tư điện mặt trời. Không ít chủ đầu tư các dự án điện mặt trời nhỏ tại các địa phương thuộc vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên… triển khai một dự án hoàn thành chỉ trong vòng 3-4 tháng là đưa vào kinh doanh, hay nói chính xác hơn là để chuyển nhượng, bán lại cho người khác.

Một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh điện mặt trời hiện có hơn 10 dự án đầu tư gần đây trong báo cáo kết quả kinh doanh cũng thể hiện cho thấy chuyển nhượng gần hết cổ phần tại 2 dự án điện mặt trời cho các đối tác nước ngoài.

Bình thường hay không bình thường?

Trong một thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương gần đây, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - cho hay, tính đến hết ngày 11.5.2020, có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.

Cũng theo vị cục trưởng, một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore...

Luật pháp hiện hành không cấm chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án điện mặt trời, điện gió cho nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, việc chuyển nhượng đó được cho là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, với rất nhiều dự án điện mặt trời nhỏ còn chưa đầy đủ các thủ tục đầu tư, thậm chí không có giấy phép đầu tư, nhưng lại được triển khai rất nhanh, thiếu bài bản nhằm “lướt sóng”, “gặt lúa non”, thì việc “chốt đơn” sang nhượng diễn ra phức tạp thiếu kiểm soát chính là sự cảnh báo có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đối với qui hoạch đất đai, đầu tư kinh doanh trái phép…

Tương tự như hoạt động mua bán đất đai thời gian qua rộ lên tại một số địa phương, tạo ra các cơ sốt ảo, phá vỡ quy hoạch, phân lô trái phép để bán nền… đợt bùng phát các dự án điện mặt trời lớn, nhỏ hiện nay cho thấy, những dấu hiệu đầu cơ trục lợi ngắn hạn hơn là đầu tư dài hạn và bền vững.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Luật sư: Thanh tra phải vào cuộc vụ "núp bóng" trang trại làm điện mặt trời

Thanh Hải |

Hàng trăm dự án trang trại tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk mọc lên như nấm sau mưa, đồng loạt thời gian ngắn, nhưng thực tế chỉ để sản xuất điện mặt trời. Hàng loạt sai phạm chưa bị phát lộ...

Phát triển điện mặt trời - thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Từ chủ trương phát triển điện từ nguồn năng lượng tự nhiên, việc đầu tư điện mặt trời đã giúp mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Điện mặt trời mái nhà thời gian qua được ồ ạt triển khai tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Miền trung - Tây Nguyên và một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, do công tác quản lý, cấp phép và giám sát tùy tiện đã khiến điện mặt trời lại trở thành “món đầu tư” trăm hoa đua nở, gây ra những hệ lụy tiêu cực, tác động xấu tới cả môi trường, đời sống kinh tế và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách của Nhà nước.

Nghịch lý điện mặt trời: “No dồn - đói góp”!

Thế Lâm |

Nghịch lý trên thị trường điện hiện nay là lượng cung điện mặt trời lớn hơn cầu, thậm chí nguồn cung còn đang lạm phát gây ra tình trạng mất cân đối, lãng phí.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Luật sư: Thanh tra phải vào cuộc vụ "núp bóng" trang trại làm điện mặt trời

Thanh Hải |

Hàng trăm dự án trang trại tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk mọc lên như nấm sau mưa, đồng loạt thời gian ngắn, nhưng thực tế chỉ để sản xuất điện mặt trời. Hàng loạt sai phạm chưa bị phát lộ...

Phát triển điện mặt trời - thừa hệ lụy, thiếu kiểm soát

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Từ chủ trương phát triển điện từ nguồn năng lượng tự nhiên, việc đầu tư điện mặt trời đã giúp mang lại lợi ích kinh tế cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Điện mặt trời mái nhà thời gian qua được ồ ạt triển khai tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Miền trung - Tây Nguyên và một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, do công tác quản lý, cấp phép và giám sát tùy tiện đã khiến điện mặt trời lại trở thành “món đầu tư” trăm hoa đua nở, gây ra những hệ lụy tiêu cực, tác động xấu tới cả môi trường, đời sống kinh tế và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách của Nhà nước.

Nghịch lý điện mặt trời: “No dồn - đói góp”!

Thế Lâm |

Nghịch lý trên thị trường điện hiện nay là lượng cung điện mặt trời lớn hơn cầu, thậm chí nguồn cung còn đang lạm phát gây ra tình trạng mất cân đối, lãng phí.