Nghị định 61 của Chính phủ về việc xử lý nợ xấu: Tháo gỡ nhiều rào cản, VAMC “nhẹ gánh”

Gia Miêu |

Một khung pháp lý trao thêm quyền cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được đưa ra tại Nghị định 61 của Chính phủ mới ban hành vào ngày 16.5 vừa qua. Quá trình xử lý nợ xấu của các ngân hàng hy vọng sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

Ngày 16.5, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2017/NĐ-CP chủ yếu có liên quan tới việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xử lý nợ xấu đã mua của VAMC. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7.2017.

VAMC có thêm nhiều đặc quyền mới

Theo đánh giá của CTCK TPHCM (HSC), đây là thông tin tích cực cho quá trình xử lý nợ xấu. Nghị định mới chuyển biến quá trình bán nợ xấu trên thị trường thứ cấp. Trong đó, quy định khung pháp lý rõ ràng tạo điều kiện cho VAMC xác định và thỏa thuận giá trị các khoản nợ xấu/tài sản đảm bảo dựa trên giá thị trường do một công ty thẩm định giá có chuyên môn xác định.

Quan trọng là Nghị định cho VAMC quyền lựa chọn sau cùng khi lựa chọn công ty thẩm định giá và quyền giảm giá bán cho đến khi tìm được người mua. Từ đó loại bỏ được trở ngại lớn hiện nay khi các bên tham gia mua bán nợ không đồng thuận về các điều khoản và VAMC không thể làm gì vượt ngoài khuôn khổ; mở ra cơ hội cho các ngân hàng có tình hình tài chính mạnh muốn mua và xử lý các khoản nợ xấu.

Theo HSC hiện nay, những vướng mắc giữa VAMC và tổ chức tín dụng hoặc bên sở hữu tài sản bảo đảm (TSBĐ) về giá thị trường của khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu là một lý do quan trọng cản trở quá trình bán nợ xấu, TSBĐ.

Trên thực tế, quá trình bán nợ xấu, tài sản bảo đảm cho đến nay vẫn rất chậm. Kể từ khi VAMC thành lập vào cuối năm 2013 đến tháng 3.2017, trong số 282 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã mua, VAMC mới chỉ xử lý được 50 nghìn tỷ đồng qua thu hồi nợ, thu từ bán nợ và TSBĐ. Con số này chỉ chiếm tỷ lệ 17,8% tổng số nợ xấu mua về. Mục tiêu đến năm 2020, VAMC sẽ xử lý được 150 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

HSC đưa ra mấu chốt của việc mua nợ xấu là thẩm định chính xác giá trị khoản nợ xấu đó, bằng việc đánh giá cả rủi ro và giá trị thời gian liên quan đến việc hiện thực hóa giá trị tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu. Những vấn đề này đang dần được tháo gỡ bằng những quy định cụ thể trong nghị định lần này.

Theo đó, Nghị định quy định 3 trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu như sau.

Thứ nhất, khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá VAMC không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.

Thứ hai, khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường.

Thứ ba, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Nghị định cũng quy định về quy trình lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá được lựa chọn phải thuộc danh sách công khai doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của Bộ Tài chính.

Trường hợp không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng hoặc bên bảo đảm về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá, VAMC sẽ thuê doanh nghiệp thẩm định. Sau khi doanh nghiệp thẩm định tiến hành thẩm định khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, VAMC sẽ quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi bán đấu giá lần đầu theo nguyên tắc giá khởi điểm không thấp hơn giá trị khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo kết quả thẩm định giá.

Ngoài ra, VAMC được phép giảm giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá không thành. Cụ thể, trường hợp bán đấu giá lần đầu khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không thành, VAMC sẽ thỏa thuận lại với tổ chức tín dụng hoặc bên bảo đảm về việc giảm giá khởi điểm của khoản nợ xấu trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá. Nếu không thỏa thuận được, VAMC sẽ quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Theo nguyên tắc chung, mỗi lần giảm không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.

Nhiều ngân hàng được hưởng lợi?

Thị trường mua bán nợ hiện sắp được thành lập và kỳ vọng hoạt động mua bán nợ sẽ sôi động hơn trong năm sau. Theo HSC, với Nghị định 61 trao nhiều quyền tự quyết hơn cho VAMC cũng như những quy định khác sắp được ban hành về việc bán lại nợ xấu và thành lập thị trường mua bán nợ thứ cấp thì quá trình xử lý nợ xấu của VAMC sẽ được đẩy nhanh. Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ có lẽ sẽ được thành lập về cuối năm nay nhưng sẽ cần có thời gian để thị trường này vận hành thực sự hiệu quả.

“Tốc độ xử lý nợ xấu sẽ phụ thuộc vào tốc độ trích lập dự phòng của bản thân các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ không muốn ghi nhận giảm giá trị tài sản khi vẫn còn chênh lệch lớn giữa giá trị nợ xấu trên sổ sách (sau khi trừ đi phần dự phòng trích lập) và giá trị thị trường của nợ xấu. Bản thân VAMC có lẽ cũng chỉ muốn bán các khoản nợ xấu dễ bán trước (là các khoản nợ xấu dễ đạt được sự thống nhất giữa người vay và ngân hàng)”, báo cáo của HSC đánh giá.

Khi nhìn nhận thị trường mua bán nợ từ quan điểm của người mua tiềm năng, HSC cho rằng người hưởng lợi lớn nhất sẽ là các TCTD trong nước có tài chính mạnh như VCB; ACB; MBB; TCB; VPB; VIB; HDBank và OCB có thể sẽ quan tâm đến việc mua nợ xấu thứ cấp; và những khoản nợ xấu được mua sẽ có thể đem lại lợi nhuận trong tương lai.

Đưa ra dẫn chứng về nhận định trên, HSC cho rằng những tổ chức này có lợi thế nhất định khi tham gia mua và xử lý nợ xấu nhờ có mối quan hệ và biết rõ người vay, có thể tự thẩm định nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu nhờ hiểu rõ thị trường BĐS ở từng vùng. Hơn nữa, TCTD trong nước còn hiểu rõ hệ thống pháp luật và cách giành được quyền sở hữu TSBĐ thông qua tòa án. 

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Người nghệ nhân với hành trình nâng cao vị thế phụ nữ Mông

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Không chỉ đưa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình ra với thế giới, nữ nghệ nhân Vàng Thị Mai còn giúp thay đổi cuộc sống và nâng tầm vị thế của hàng trăm người phụ nữ Mông nơi cao nguyên đá.

NASA và những dự án vũ trụ đầy hứa hẹn năm 2023

Anh Vũ |

Cuối năm 2023 hứa hẹn sẽ là thời điểm bận rộn đối với ngành hàng không vũ trụ nói chung và NASA nói riêng, khi cơ quan này có kế hoạch công bố phi hành đoàn bốn thành viên của sứ mệnh Artemis tiếp theo.

Những xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn đột phá năm 2023

TRÍ MINH |

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ tăng 10,15% so với năm 2021. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhận định, triển vọng ngành bán lẻ và thương mại điện tử (TMĐT) trong trung và dài hạn vẫn rất khả quan. Một số xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ lên ngôi trong năm 2023

Người dân TPHCM bất ngờ vì triều cường dâng cao mùng 4 Tết Quý Mão 2023

TÚ LY |

TPHCM - Mùng 4 Tết là ngày người dân bắt đầu đổ ra đường vui xuân đông hơn so với mấy ngày trước đó. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường đang bị ngập vì triều cường, khiến việc đi lại người dân bị ảnh hưởng.

Phải gọi đúng tên Thổ Châu là Thổ Châu

Hữu Nhân |

Kiên Giang – Chí ít cũng gần 200 năm chữ Chu được quy định trong “quốc huý” thành Châu nên phải viết, nói danh xưng Thổ Châu là Thổ Châu.

"Sói biển" ở Nha Trang chuyên cứu tàu cá gặp nạn trên biển

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau nhiều lần đối mặt với tử thần trên biển, thuyền trưởng Cao Văn Thơ (56 tuổi, trú TP.Nha Trang) hiểu rõ các rủi ro ngư dân đối mặt. Từ đây, ông bỏ tiền đóng tàu lớn tham gia tìm kiếm, cứu hộ ngư dân gặp nạn.

Sự nghiệp, cuộc sống của Trấn Thành và loạt nghệ sĩ nam tuổi Mão

ĐÔNG DU |

Trong năm qua, nhiều sao nam tuổi Mão như Trấn Thành, Hieuthuhai, Khắc Việt đều thành công trong sự nghiệp, sở hữu lượng fan hâm mộ lớn.

Quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô: Vực dậy kinh tế ở vùng trũng

Vương Trần |

Hà Nội - Việc quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô nhằm tạo những cực tăng trưởng mới của thành phố, giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô và vực dậy kinh tế các huyện còn rất khó khăn, thậm chí là vùng trũng ở xung quanh lên.