Ngành than ứng dụng công nghệ cao tăng năng suất lao động

Đặng Tiến |

Hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ chuyển đổi số đặt ra yêu cầu, trọng trách lớn cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt trong việc chuyển đổi, đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt xu thế này, những năm qua các DN ngành than đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, “tăng sức” máy móc, công nghệ, giảm sức người, từ đó giảm thiểu gánh nặng chi phí.

Theo Phó Giám đốc Công ty Cổ phần chế tạo máy Vinacomin – ông Tăng Bá Khang, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh những năm qua đơn vị đã tập trung chú trọng vào việc đầu tư lắp đặt trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại để thay thế dần máy móc trang thiết bị lạc hậu, giảm gánh nặng chi phí tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống và thu nhập cho người lao động ngày một nâng cao.

Với đặc thù là doanh nghiệp cơ khí ngành than, trên 70% sản phẩm làm ra phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Nhiều năm trước đây Công ty Cổ phần chế tạo máy Vinacomin phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, luôn phải phụ thuộc đối tác, giá thành cao và không ổn định chưa kể, máy móc, trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu kéo giảm sức cạnh tranh của DN đây là những điểm trừ lớn nếu như chúng ta cứ phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

 

Để giải quyết được bài toán này đầu tiên phải làm chủ được nguồn nguyên liệu, do đó buộc phải đổi mới tư duy, thay đổi máy móc thiết bị, sắp xếp và đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ.

Năm 2015, công ty đưa vào hoạt động dây chuyền cán thép vì lò với công suất 75.000-80.000 tấn đạt doanh thu khoảng 800 tỉ đồng/ năm. Với việc đầu tư công nghệ mới, công ty đã giảm được nhiều gánh nặng chi phí như giảm tổn thất điện năng, giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu.

Theo ông Tăng Bá Khang, tuy vốn đầu tư ban đầu không phải là nhỏ, hơn 200 tỉ cho một dây chuyền cán thép vì lò, song ngay khi đi vào sản xuất, dây chuyền này đã chứng minh những tiến bộ vượt bậc của nó.

Hiện tại, từ đầu vào cho đến đầu ra chúng tôi đều thực hiện trong một vòng sản xuất khép kín, hoàn toàn chủ động được khâu nguyên liệu, doanh thu tăng vượt trội ngay từ năm đầu khi đưa dây chuyền sản xuất này vào hoạt động.

Ai cũng biết rất rõ, chi phí nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thép là rất tốn kém và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của tỉ giá. Thêm nữa, khi phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, chúng ta không thể lường trước được những rủi ro, những biến cố bất ngờ có thể xảy ra tác động đến thị trường thế giới từ đó ảnh hưởng nặng nề đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Nếu không thay đổi sẽ phải ở lại phía sau, ví dụ như đại dịch COVID-19 vừa qua khi cánh cửa xuất nhập khẩu của thị trường thế giới bị thu hẹp lại, ảnh hưởng nặng nề đến khâu thông quan, xuất nhập khẩu.

Khai thác, sản xuất và chế biến là nghề nặng nhọc, độc hại nếu không làm chủ được công nghệ thì sẽ thất bại. Nắm được yếu tố này, Công ty Cổ phần Than Núi Béo đã chủ động đầu tư trang thiết bị hiện đại vào khai thác với độ sâu dưới 350m.

Tuy nhiên, với việc đầu tư rang thiết bị hiện đại, đồng thời kiên cố hóa các tầng hầm bằng bêtông cốt thép, một độ sâu mới của ngành than đã được lập kỷ lục khi đạt mức sâu dưới 350m. Nếu không áp dung khoa học công nghệ thì không thể thực hiện được.

 

Tương tự như Công ty Cổ phần Than Núi Béo, để giảm bớt gánh nặng nguồn nhân lực, nhiều năm trở lại đây Tuyển than Hòn Gai, cũng đã đầu tư khoa học công nghệ mạnh mẽ từ dây chuyền sản xuất, đến kho bãi.

Theo ông Bùi Hữu Lý - Phó Giám đốc Tuyển than Hòn Gai - để giảm bớt gánh nặng chi phí, công nghệ lạc hậu dần được thay thế bằng công nghệ thông tin hiện đại hóa, nắm bắt các thông số một cách nhanh nhạy và chuẩn xác đơn vị đã đầu tư hệ thống camera, tự động hóa nhiều khâu sản xuất, giảm tải nhân lực bởi một người có thể điều hành,chỉ huy sản xuất được cả một khu vực sản xuất cách đó nhiều cây số đảm bảo tính chính xác tuyệt đối của từng quy trình từ lúc lấy than lên và đưa than vào khu vực sản xuất rồi vận chuyển than thành phẩm.

Đại diện Vinacomin cho biết, xu thế hội nhập đòi hỏi DN tất cả các lĩnh vực, ngành nghề phải chuyển động theo. Bởi vậy, việc đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị dây chuyền công nghệ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các DN, kể cả DN nhỏ và vừa hay DN lớn. Nếu không, DN sẽ bị ở lại phía sau và đối với ngành than, yêu cầu này càng đòi hỏi cao hơn bởi tính cạnh tranh và an toàn trong khia thác của lĩnh vực này là rất lớn.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Cuộc đấu giá mua lại Man United: Thời hạn chót đã cận kề

VIỆT HÙNG |

Dự kiến trong sáng 23.3 (giờ Việt Nam), thương vụ nhượng lại Man United của gia đình Glazer sẽ có kết quả chính thức với mức giá có thể gây sốc, khác với dự đoán.

Các nhà mạng công bố số điện thoại khi yêu cầu chuẩn hóa SIM

HỮU CHÁNH |

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu khách hàng chỉ làm theo hướng dẫn khi được liên hệ bởi các đầu số chính thức của nhà mạng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.