Ngành năng lượng Việt Nam cần thay "chiếc áo đã chật"

Cường Ngô - Phạm Dung |

Dù đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển đất nước song ngành năng lượng Việt Nam được đánh giá đang "mặc một chiếc áo đã chật". Nghị quyết 55 ra đời, sẽ khắc phục được những hạn chế hiện có, tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia.

5 vấn đề cần được làm rõ tại Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng

Sáng nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Thành Trung
Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Thành Trung

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định Nghị quyết 55 được ban hành hết sức kịp thời, tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia, dành ưu tiên cao hơn cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và năng lượng sạch.

Thông qua Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo chương trình hành động cũng như các cơ chế, chính sách để triển khai cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương đã nêu tại Nghị quyết 55.

Tại phiên toàn thể, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị tập trung trao đổi, làm rõ một số vấn đề như: Xác định rõ các nhiệm vụ trong từng giai đoạn để cụ thể hóa chủ trương lãnh đạo của Đảng nêu tại Nghị quyết 55; kiến nghị, đề xuất cụ thể để sớm hoàn thiện thể chế cho phát triển ngành năng lượng theo tinh thần của Nghị quyết, nhất là về xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả; cơ chế, chính sách đột phá cho chuyển dịch năng lượng thành công...

Kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển năng lượng, kể cả trong lĩnh vực truyền tải điện; xử lý những vướng mắc, khó khăn cho các dự án năng lượng có quy mô lớn theo quan điểm, chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Trao đổi, đề xuất những vấn đề lớn, mang tính chiến lược để tạo lập cơ chế, chính sách tạo điều kiện để hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng sạch và tái tạo tại các vùng và địa phương có lợi thế phát triển, chú trọng đối với một số địa phương hiện đang còn nhiều khó khăn...

Làm rõ các kinh nghiệm quốc tế về mô hình, cơ chế, chính sách, về các giải pháp công nghệ đột phá trong phát triển năng lượng, nhất là trong chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển bền vững.

Làm rõ sự phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương...

Ngành năng lượng Việt Nam nhiều thành tựu, nhưng cũng không ít thách thức

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nêu quan điểm, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành năng lượng Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức về nguồn nguyên liệu sơ cấp ở Việt Nam ngày càng giảm như than, khí. Việc phải nhập khẩu những nguồn nguyên liệu này khiến chúng ta giảm khả năng tự chủ, tăng sự phụ thuộc vào các nền kinh tế khác.

Diễn đàn có sự tham dự của nhiều đại biểu cấp cao. Ảnh: CN
Diễn đàn có sự tham dự của nhiều đại biểu cấp cao. Ảnh: CN

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng để phát triển năng lượng còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ chưa cao, nhiều dự án điện than lớn trong Quy hoạch điện VII đang gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ do thiếu vốn và những quan ngại về vấn đề môi trường; thị trường năng lượng cạnh tranh chưa đồng bộ, bất cập về giá...

Chính vì vậy, Nghị quyết 55 ra đời đã đề ra những quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững, ổn định, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Một số nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành, trước hết là hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển, để phát triển đúng hướng, hiệu quả, bền vững.

Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương, tại diễn đàn, cũng cho biết, những nét mới, những điểm đột phá của Nghị quyết như phát triển đa dạng các nguồn năng lượng một cách phù hợp; tiếp tục tập trung ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, điện khí...; tiếp tục rà soát, có cơ chế chính sách mới, mang tính đột phá, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng cần được cụ thể hóa bằng các Chương trình hành động, Nghị quyết cụ thể của Chính phủ.

Vì vậy, những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55 sẽ bao gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành năng lượng, đảm bảo môi trường, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh vai trò của địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết 55 cần được đẩy mạnh hơn nữa. 

Cường Ngô - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020: Doanh nghiệp tư nhân đã sẵn sàng

Cường Ngô - Phạm Dung |

Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.

Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

nhật hồ |

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

Xóa độc quyền trong đầu tư hạ tầng năng lượng

P.Nguyễn - Duy Thiên |

Nghị quyết số 55-NQ-/TW của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước… để tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020: Doanh nghiệp tư nhân đã sẵn sàng

Cường Ngô - Phạm Dung |

Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.

Năng lượng sạch tại ĐBSCL: Chật vật phát triển

nhật hồ |

Hiện nay chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 chính thức đi vào hoạt động. Còn lại hàng loạt các dự án điện gió, điện khí, điện mặt trời vẫn đang… khởi động tại khắp các tỉnh ĐBSCL.

Xóa độc quyền trong đầu tư hạ tầng năng lượng

P.Nguyễn - Duy Thiên |

Nghị quyết số 55-NQ-/TW của Bộ Chính trị nêu rõ nhiệm vụ tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước… để tạo nhiều đột phá trong phát triển năng lượng quốc gia.