Ngân hàng Thế giới đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc trở lại

Vũ Long |

Kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục sau khi Việt Nam khống chế được dịch COVID-19. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cần cảnh giác với lạm phát.

Nhiều chỉ số tăng trưởng

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam mới được công bố, sau khi bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội gần như tuyệt đối khắp toàn quốc trong tháng 4, tháng 5.2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4, dù vẫn thấp hơn khoảng 3% so với tháng 5.2019 nhưng đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Trong tháng 5.2020, doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo chế biến trong nước đã có dấu hiệu hồi phục, tăng khoảng 10% so với tháng 4.

Ở mức khoảng 10% (so cùng kỳ năm trước), tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế hiện đã cao hơn khoảng 3 lần so với tăng trưởng GDP trong 4 tháng đầu năm 2020, theo chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ từng bước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

“Doanh số bán lẻ cũng phục hồi mạnh vào tháng 5. Vận tải hành khách và hàng hóa tăng lần lượt 116% và 32% trong tháng 5 so với tháng 4, nhờ các biện pháp hạn chế đi lại trong nước được từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Tình trạng hồi phục được minh chứng qua chỉ số đi lại của Google với mức tăng từ âm 30% từ giữa tháng 4 lên âm 5% trong tuần từ 25.5 so với các mốc trước dịch COVID-19.

Nền kinh tế vẫn chưa khôi phục hoàn toàn

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng khoảng 5% trong tháng 5 so với tháng 4, nhưng vẫn thấp hơn 5,5% với cùng kỳ năm trước, do sức cầu bên ngoài yếu đi và có thể do một số gián đoạn trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động chủ chốt của Việt Nam như may mặc và giày da giảm 14% và 5% (so cùng kỳ năm trước) trong khi các mặt hàng xuất khẩu công nghệ, như điện thoại thông minh, giảm 9% (so cùng kỳ năm trước).

WB cảnh báo cần lưu ý hơn đến khả năng tác động đến lạm phát do nới lỏng tiền tệ.
WB cảnh báo cần lưu ý đến khả năng tác động đến lạm phát do chính sách nới lỏng tiền tệ (Ảnh minh họa)

Tín dụng phân bổ cho nền kinh tế ước tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước trong bốn tháng đầu năm 2020. Mặc dù mức tăng trưởng trên vẫn chưa bằng năm trước đó, nhưng hiện đang cao hơn ba lần so với tăng trưởng GDP trong cùng kỳ” - báo cáo của WB nêu rõ.

Trong tháng 5.2020, kim ngạch nhập khẩu giảm gần 6% (so cùng kỳ năm trước), phản ánh giá dầu thô giảm, nhu cầu đầu vào nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước chững lại.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam phản ứng nhanh ngay sau khi những biện pháp giãn cách xã hội trong nước được nới lỏng trong tháng 5, với mức tăng 10% trong ngành chế tạo, chế biến và doanh số bán lẻ. Nhưng hoạt động kinh tế vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước dịch COVID-19.

Khu vực doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu bị ảnh hưởng do sức cầu trên toàn cầu yếu đi. Trong khi đó, Chính phủ tiếp tục sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để bù đắp cho tác động tài chính của khủng hoảng kinh tế do SARS-CoV-2, dẫn đến tín dụng ngân hàng trong nước tăng trưởng cao và số thu ngân sách sụt giảm nghiêm trọng.

“Số liệu GDP quý dự kiến được công bố đầu tháng 7 sẽ giúp theo dõi tốt hơn quỹ đạo kinh tế của Việt Nam, nhưng cho dù số liệu như thế nào, chúng ta vẫn cần lưu ý hơn đến khả năng tác động đến lạm phát do nới lỏng tiền tệ và bội chi tăng cao do thu từ thuế chưa hoàn thành chỉ tiêu” – WB cảnh báo.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 5,4% nếu kiểm soát tốt dịch

Trần VƯƠNG - Cao NGUYÊN - Đặng CHUNG |

Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Người đứng đầu Chính phủ đã đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới.

EVFTA sẽ đóng góp về tăng trưởng của Việt Nam

Đặng Chung - Cương Ngô |

Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Đại biểu Phùng Văn Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về những cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi thực thi EVFTA.

IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng sau dịch bệnh

Lê Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 7% trong năm 2021.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 5,4% nếu kiểm soát tốt dịch

Trần VƯƠNG - Cao NGUYÊN - Đặng CHUNG |

Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Người đứng đầu Chính phủ đã đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới.

EVFTA sẽ đóng góp về tăng trưởng của Việt Nam

Đặng Chung - Cương Ngô |

Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Đại biểu Phùng Văn Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về những cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi thực thi EVFTA.

IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng sau dịch bệnh

Lê Thanh Hà |

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 7% trong năm 2021.