Ngân hàng Chính sách Xã hội: Đưa Nghị quyết 11/NQ-CP vào cuộc sống

Thu Hà |

Đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đối với quyết tâm của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và các bộ ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30.01.2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa.

Những nội dung này được thực hiện tại Hội nghị trực tuyến diễn ra trong ngày 18.5.2022.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương còn có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị chức năng liên quan của các bộ, ngành.

Triển khai hơn 2.335 tỉ đồng vốn ưu đãi

Để nền kinh tế sớm phục hồi và tăng trưởng trở lại sau đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30.01.2022 (NQ số 11).

Theo đó, nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đã được ban hành.

Đến nay, NHCSXH đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo NQ số 11 hơn 2.335 tỉ đồng.

Trong đó, vay hỗ trợ việc làm 2.033 tỉ đồng với hơn 58.000 lao động được giải quyết việc làm;  vay học sinh sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 155 tỉ đồng cho 14.500 hộ với 15.560 máy tính; vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là 140 tỉ đồng với 794 khách hàng; vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 7,6 tỉ đồng.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị.

Đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của NHCSXH đã ban hành ngay kế hoạch thực hiện trên toàn hệ thống, tổ chức Hội nghị triển khai NQ số 11 ngay trong tháng 2.2022, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cho biết: “Đối với 7 nhiệm vụ được Chính phủ phân công triển khai trong Chương trình, NHCSXH đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc trình ban hành các văn bản hướng dẫn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để các chính sách sớm triển khai trong thực tiễn.

Ngoài ra, NHCSXH còn vận dụng linh hoạt chính sách tín dụng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01.7.2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, NHCSXH đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với NSDLĐ để trả lương cho NLĐ khi ngừng việc và sau khi phục hồi sản xuất.

Đến ngày 31.3.2022, 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân cho 1.548 NSDLĐ với số tiền 4.787 tỉ đồng để trả lương cho 1.218.948 lượt NLĐ trên địa bàn cả nước.

Cho vay kịp thời, đúng đối tượng, tránh để xảy ra sai sót, trục lợi

Theo NQ số 11, NHNN được giao nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua NHCSXH.

Đến nay, NHNN đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 - 2030.

Tại hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh: “Vai trò của tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và là công cụ hữu hiệu trong việc điều phối các nguồn lực xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại các địa phương”.

Trên tinh thần đó, Phó Thống đốc đề nghị, Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế sớm ban hành thông tư hướng dẫn các địa phương xác nhận, phê duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách, đặc biệt là chính sách cho vay đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, chính sách cho vay đầu tư phát triển vùng dược liệu quý theo nhiệm vụ được giao làm cơ sở để NHCSXH sớm ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện cho vay các chính sách này…

Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đến đúng đối tượng hỗ trợ.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Trong bối cảnh mới, Phó Thống đốc Thường trực NHNN cũng đề nghị NHCSXH tập trung tối đa nguồn nhân lực, các điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ vững danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

Về phía NHNNVN, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết: Sẽ điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội để hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ giao; đồng thời chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại Nhà nước tiếp tục đồng hành thông qua duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến của các bộ, ngành, địa phương đều nhất trí cao và quyết tâm phối hợp thật tốt để triển khai hiệu quả, đưa NQ số 11 sớm đi vào cuộc sống. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan thực hiện một số nội dung:

Thứ nhất, tập trung huy động các nguồn lực để tổ chức triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bộ Tài chính hỗ trợ, tạo điều kiện cho NHCSXH phát hành thành công trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Các địa phương cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn. NHCSXH cũng cần tăng cường huy động các nguồn vốn từ thị trường để đảm bảo nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách.

Thứ hai, NHCSXH tổ chức thực hiện cho vay kịp thời, đúng đối tượng đảm bảo công khai, minh bạch, tránh để xảy ra sai sót, trục lợi. Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động nhận uỷ thác của các tổ chức chính trị - xã hội và tình hình sử dụng vốn của người vay.

Thứ ba, chính quyền địa phương thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan ban ngành của địa phương phối hợp chặt chẽ cùng NHCSXH triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi theo NQ số 11 trên địa bàn.

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, NHCSXH thực hiện ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hoá ngân hàng; nâng cao năng lực quản trị, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội…

Thay mặt NHCSXH, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Với tinh thần “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị các bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp để chương trình của Chính phủ đi vào cuộc sống một cách nhanh, hiệu quả.

Thu Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước siết mạnh việc cấp tín dụng vào bất động sản chứng khoán

Lan Hương |

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt việc tài trợ các lĩnh vực bất động sản, BT, BOT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán...

Hội nghị triển khai đề án Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam

Thiên An |

Ngày 6.4.2022 tại Hà Nội, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án phát triển Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tín dụng chính sách xã hội - Công cụ hỗ trợ trực diện cho phụ nữ làm giàu

Yên Hưng |

Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã chỉ ra bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ngân hàng Nhà nước siết mạnh việc cấp tín dụng vào bất động sản chứng khoán

Lan Hương |

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt việc tài trợ các lĩnh vực bất động sản, BT, BOT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán...

Hội nghị triển khai đề án Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam

Thiên An |

Ngày 6.4.2022 tại Hà Nội, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án phát triển Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tín dụng chính sách xã hội - Công cụ hỗ trợ trực diện cho phụ nữ làm giàu

Yên Hưng |

Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã chỉ ra bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo.