Nếu không chú trọng chế biến, nông sản Việt nguy cơ mất thị trường nội địa

Vũ Long |

Nông sản Việt bán ở thị trường trong nước chưa được chú trọng khâu chế biến, phần lớn là thu hoạch rồi bán "thô". Trong khi đó, nhu cầu thị trường đã thay đổi.

Cách tổ chức hội chợ quá cũ và sơ sài

Ngay sau khi dịch COVID-19 được khống chế, liên tiếp các hoạt động thương mại được tổ chức để hỗ trợ tiêu thụ nông sản gắn liền với thông tin "tuần hàng đặc sản", "Phiên chợ nông sản an toàn"...

Tuy nhiên, cách làm quá cũ, không có sự đầu tư bài bản cả hình thức gian hàng cũng như mặt hàng, khiến người tiêu dùng cảm thấy nhàm chán vì hàng hóa “ở đâu cũng như nhau”.

Sáng 19.6, có mặt tại Hội chợ Tuần hàng Việt TP.Hà Nội và Phiên chợ Tuần nông sản an toàn thực phẩm năm 2020, ghi nhận đầu tiên của PV là không khác mấy với tuần lễ kích cầu tiêu dùng cá tra được tổ chức gần 10 ngày trước đó: Các gian hàng na ná nhau, không có bất kỳ điểm nhấn nào.

“Tôi đến hội chợ với hi vọng sẽ tìm được những mặt hàng đặc sản thật đặc biệt, khác biệt so với các hội chợ trước, nhưng thấy hội chợ nào hàng hóa cũng như nhau, không có bất kỳ điểm mới nào ngoài tên gọi chủ đề của hội chợ được thay đổi” – bà Nguyễn Lan Chi – 31 Phạm Thận Duật (Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ.

Nhiều  khách mua hàng cũng cùng chung nhận xét, những kiểu hội chợ như vậy, tổ chức ở đâu cũng na ná nhau, sản phẩm cũng tương tự nhau.

"Sản phẩm bán tại hội chợ không có sự nổi trội so với hàng bán ngoài chợ hoặc trên mạng. Những mặt hàng đó chúng tôi có thể mua ở bất kỳ chợ dân sinh nào, thậm chí giá còn rẻ hơn hàng bán tại hội chợ” – bà Nguyễn Lan Chi nói thêm.

Chưa chú trọng chế biến và thương hiệu

Hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam đó là chưa chú trọng về thương hiệu, nên chưa chú trọng về chất lượng sản phẩm, không đầu tư cho hệ thống máy móc chế biến.

Theo GS TS Bùi Chí Bửu - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam,  Việt Nam phát triển rất tốt về khâu sản xuất nên năng suất phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, về công nghệ chế biến, chúng ta gặp bất cập về nguyên liệu, nhà máy, công nghệ chế biến chưa được hợp lý. Trong khi Thủ tướng yêu cầu đến năm 2030 công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam đạt 7-10% thì hiện nay chúng ta đã đạt được 5%.

Trong khi đó, thị trường nội địa đã có những đòi hỏi cao không chỉ về chất lượng, mà còn về hình thức, bao gói, chỉ dẫn địa lý… Nếu nông sản Việt không có sự bứt phá về các vấn đề này để nâng sản phẩm lên một tầm mới; bên cạnh đó, việc tổ chức xúc tiến thương mại vẫn theo lối cũ, thô sơ và thiếu sáng tạo như hiện nay, sẽ rất khó thu hút người tiêu dùng.

Hàng hóa Việt rất có thể bị các sản phẩm ngoại lấy mất thị trường trong giai đoạn hội nhập hiện nay, đặc biệt là khi các Hiệp định Thương mại lớn như EVFTA, CPTPP được thực thi ở Việt Nam.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chi hàng triệu đồng mua “nốt” thông quan nông sản

Nhóm PV Thời sự |

Theo điều tra của phóng viên Lao Động tại cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai), nhiều tài xế chở nông sản từ các tỉnh phía Nam phản ánh, muốn được thông quan sớm, họ phải chấp nhận bỏ ra ít nhất 3 triệu đồng để mua “nốt” vào bãi chính. Số tiền này được cho là tiền “bôi trơn” để được xuất hàng đi nhanh. Nếu không xe cứ phải nằm bãi phụ mà chờ, không biết bao lâu mới vào được bãi chính.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Đã có, nhưng chưa tương xứng

Vũ Long |

Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu “top” đầu thế giới, song việc xây dựng thương hiệu, tên tuổi nông sản vẫn chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm.

Khuyến cáo cửa khẩu ùn ứ, chủ xe hàng vừa tốn phí vừa bị hư hỏng nông sản

cao nguyên - thông chí |

Từ đầu tháng 4 đến nay, đường quốc lộ 1A dẫn từ thành phố Lạng Sơn lên cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh đã chật cứng xe hàng. Mặc dù UBND tỉnh Lạng Sơn đã nhiều lần khuyến cáo các chủ hàng không nên đưa xe hàng lên biên giới vì Trung Quốc thông quan nhỏ giọt, nhưng theo ghi nhận của PV Lao Động, tới ngày 15.4, vẫn còn ùn ứ hàng nghìn xe container tại cửa khẩu.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Chi hàng triệu đồng mua “nốt” thông quan nông sản

Nhóm PV Thời sự |

Theo điều tra của phóng viên Lao Động tại cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai), nhiều tài xế chở nông sản từ các tỉnh phía Nam phản ánh, muốn được thông quan sớm, họ phải chấp nhận bỏ ra ít nhất 3 triệu đồng để mua “nốt” vào bãi chính. Số tiền này được cho là tiền “bôi trơn” để được xuất hàng đi nhanh. Nếu không xe cứ phải nằm bãi phụ mà chờ, không biết bao lâu mới vào được bãi chính.

Xây dựng thương hiệu nông sản: Đã có, nhưng chưa tương xứng

Vũ Long |

Dù là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu “top” đầu thế giới, song việc xây dựng thương hiệu, tên tuổi nông sản vẫn chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm.

Khuyến cáo cửa khẩu ùn ứ, chủ xe hàng vừa tốn phí vừa bị hư hỏng nông sản

cao nguyên - thông chí |

Từ đầu tháng 4 đến nay, đường quốc lộ 1A dẫn từ thành phố Lạng Sơn lên cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh đã chật cứng xe hàng. Mặc dù UBND tỉnh Lạng Sơn đã nhiều lần khuyến cáo các chủ hàng không nên đưa xe hàng lên biên giới vì Trung Quốc thông quan nhỏ giọt, nhưng theo ghi nhận của PV Lao Động, tới ngày 15.4, vẫn còn ùn ứ hàng nghìn xe container tại cửa khẩu.