Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi củng cố niềm tin người gửi tiền

Trang Hoàng |

Trên thế giới, ở tất cả các quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG), hạn mức trả tiền bảo hiểm luôn là nội dung quan trọng và thiết yếu trong chính sách BHTG để bảo vệ người gửi tiền và gìn giữ niềm tin vào hệ thống ngân hàng.

Chi trả và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi

Tại Việt Nam, theo Khoản 1, Điều 24, Luật BHTG, hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Số tiền gửi của người được BHTG bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.

Năm 1999 - kể từ khi chính sách BHTG được áp dụng ở Việt Nam, hạn mức BHTG (bao gồm cả gốc lẫn lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG được quy định tối đa là 30 triệu đồng. Sau đó, vào năm 2005, hạn mức BHTG được điều chỉnh lên 50 triệu đồng.

Từ ngày 5/8/2017, hạn mức BHTG đã được nâng lên 75 triệu đồng, thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) trong việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Tại thời điểm đó, với hạn mức 75 triệu đồng, BHTGVN có khả năng bảo vệ toàn bộ được 87,32% số lượng người gửi tiền (tỉ lệ này theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế là 90-95%).

Điều chỉnh hạn mức là xu thế tất yếu

Thời gian qua, các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan đến hạn mức trả tiền bảo hiểm như GDP bình quân đầu người, lạm phát, tỷ giá, lãi suất… có nhiều thay đổi. Hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, đảm bảo lưu thông vốn và đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Quy mô tiền gửi của người dân tại các TCTD cũng có những thay đổi đáng kể.

Đặc biệt, trong quá trình tái cơ cấu, một trong những nguyên tắc quan trọng là ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Việc cân nhắc nâng hạn mức BHTG phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cũng để bảo vệ tốt quyền lợi của họ.

Chính phủ vừa công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, với định hướng nâng lên so với mức áp dụng hiện nay. Theo dự thảo Quyết định, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 125 triệu đồng.

Như vậy, để phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế, quy mô ngày càng mở rộng của hệ thống các TCTD cũng như thu nhập, kỳ vọng của người dân, việc điều chỉnh, nâng hạn mức trả tiền BHTG cho phù hợp chính là nhu cầu cần thiết nhằm phát huy vai trò của chính sách BHTG, góp phần bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo sự ổn định của các TCTD và sự phát triển an toàn hoạt động ngân hàng.

Trang Hoàng
TIN LIÊN QUAN

“Xanh hóa” hoạt động ngân hàng và vai trò của chính sách Bảo hiểm tiền gửi

PV |

Để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Trong đó, ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư với việc định hướng nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực xanh; hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường.

Bảo hiểm tiền gửi trong thời đại số hóa

PV |

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 146 quốc gia trên thế giới thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và có 83 tổ chức là thành viên Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI).

Bảo hiểm tiền gửi VN hướng tới đối tượng là người gửi tiền tại nông thôn

PV |

Thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã từng bước hoạch định mục tiêu tuyên truyền từng thời kỳ, phân nhóm đối tượng công chúng mục tiêu và lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp. Đặc biệt, BHTGVN xác định mục tiêu hướng tới đối tượng công chúng trọng tâm là người gửi tiền ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về tài chính - ngân hàng và BHTG.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh qua đời

Quang Việt |

Sáng 4.3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh qua đời ở tuổi 56 tại TPHCM, do bị đột quỵ sau khi được đưa vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu.

Xoá sổ lớp cận chuyên, chất lượng cao

Vân Trang |

Từ năm học 2024 - 2025, các trường THPT chuyên không còn được tuyển sinh lớp cận chuyên, chất lượng cao.

Cháy trạm xăng Indonesia ngay sát khu dân cư đông đúc, 13 người thiệt mạng

Thanh Hà |

Các quan chức Indonesia kêu gọi điều tra và kiểm toán các cơ sở của công ty năng lượng nhà nước Pertamina sau vụ cháy tại cơ sở lưu trữ của công ty này khiến 13 người thiệt mạng.

Góc nhìn pháp lý vụ bạo hành gây cái chết cho bé 17 tháng của 2 bảo mẫu

Việt Dũng |

Các chuyên gia luật cho rằng, hành vi bạo hành của hai bảo mẫu ở huyện Thường Tín gây nên cái chết cho bé 17 tháng tuổi, nếu bị cáo buộc tội "Giết người" có thể đối diện mức án tới tử hình.

Khi 450 tỉ của Trấn Thành trở thành động lực cho ông trùm Phước Sang

Mi Lan |

Trước khi tuyên bố phá sản, Phước Sang là “ông trùm” trong giới sản xuất phim, được mệnh danh “vua phim Tết” với nhiều dự án thắng lớn.

“Xanh hóa” hoạt động ngân hàng và vai trò của chính sách Bảo hiểm tiền gửi

PV |

Để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Trong đó, ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư với việc định hướng nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực xanh; hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường.

Bảo hiểm tiền gửi trong thời đại số hóa

PV |

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 146 quốc gia trên thế giới thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và có 83 tổ chức là thành viên Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI).

Bảo hiểm tiền gửi VN hướng tới đối tượng là người gửi tiền tại nông thôn

PV |

Thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã từng bước hoạch định mục tiêu tuyên truyền từng thời kỳ, phân nhóm đối tượng công chúng mục tiêu và lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp. Đặc biệt, BHTGVN xác định mục tiêu hướng tới đối tượng công chúng trọng tâm là người gửi tiền ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về tài chính - ngân hàng và BHTG.