Năm 2017, ngành nông nghiệp vượt chỉ tiêu tăng trưởng do Chính phủ đề ra

Khánh Vũ |

Năm 2017 được ghi nhận là 1 năm nhiều thiên tai với 16 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới kèm mưa lớn, lũ ống, lũ quét xảy ra trên diện rộng đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp (NN) khoảng 60.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngành NN đã bứt phá đi lên, tăng trưởng vượt chỉ tiêu do Chính phủ đề ra. 

Đó là thông tin được Thứ trưởng thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn nêu tại hội nghị gặp gỡ báo chí nhân dịp cuối năm 2017. Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn cho biết, tốc độ tăng trưởng của ngành NN đạt 2,94%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra là 2,84%.

Trong mục tiêu xuất khẩu (XK), nông lâm thủy sản, Chính phủ đề ra là  32-33 tỉ USD, nhưng đã đạt 36,37 tỉ USD, vượt tới trên 4 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước và thặng dư tuyệt đối của ngành đạt 8,55 tỉ USD , tăng hơn 1 tỉ so với cùng kỳ năm 2016.

Cùng với đó, chương trình xây dựng  mục tiêu nông thôn mới đạt đạt 2.884 xã, đạt 32,3%, vượt kế hoạch được giao là 31%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 41,45%, số vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng giảm 23% và thiệt hại do phá rừng, cháy rừng giảm 68% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2017 Bộ NNPTNT vẫn chọn là năm cao điểm hành động về quản lý chất lượng, ATTP. Báo cáo cho thấy vấn đề ATTP trong năm qua được quản lý khá tốt: 9.142 mẫu nước tiểu và thịt lấy tại các cơ sở giết mổ toàn quốc không phát hiện chất cấm Salbutamol. Tỉ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh là 0,63%, giảm gần 3 lần so với năm 2016. Tỉ lệ mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 0,89%.

Tỉ lệ mẫu rau, củ quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng bảo vệ thực vật cũng giảm xuống còn 0,6%, trong khi đó năm 2016 tỉ lệ lên tới 2,05%. Trên cả nước đã xây dựng được 744 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông, lâm và thủy sản an toàn.

Năm 2017, Bộ NNPTNT cũng bứt phá với trục xoay phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực, xác định những ngành có lợi thế. Trước đây chúng ta coi trọng sản xuất lúa thì nay chuyển hướng sang ưu tiên phát triển những ngành hàng có giá trị cao như thủy sản, rau quả, đồ gỗ… Với hướng đi này, năm 2017 ngành NN đã đạt được kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên tới 8,4 tỉ USD, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 8 tỉ USD. Đặc biệt kim ngạch XK hàng rau quả lên tới 3,45 tỉ US, tăng 40,5% vượt xa kim ngạch XK gạo khoảng 2,6 tỉ USD.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn  Xuân Cường nhấn mạnh: Chúng ta phải đi từ những tiền đề là những nhà máy quy mô, công suất lớn và công nghệ hiện đại để định dạng lại vùng nguyên liệu, đảm bảo hình thành mối liên kết chặt chẽ với bà con nông dân thông qua các HTX kiểu mới, các trang trại. Cùng với đó, phải tập trung phát triển mạnh hơn về mặt thị trường, nhất là thị trường mới, có tiềm năng.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt mốc gần 8 tỉ USD

Khánh Vũ |

Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành Lâm nghiệp đã cán đích xuất khẩu xấp xỉ 8 tỉ USD là một mốc hết sức quan trọng.

Yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp

Hoàng Linh |

Nông nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp luôn đóng góp từ 25-30% GDP. Nhiều chuyên gia nhận định, việc Việt Nam tự chủ nguồn cung phân đạm (từ năm 2013) đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công này. Do đó, việc đảm bảo cung cấp nguồn phân bón, đặc biệt là phân đạm một cách đều đặn, kịp thời vụ, ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Đón “sóng” I 4.0 trong phát triển chăn nuôi

thu hiền |

Chia sẻ về việc làm sao để phát triển bền vững nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, TS. Ngô Thị Kim Cúc - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tiến hành hiện đại hóa đi theo nền sản xuất lớn, tích cực nghiên cứu ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đón “sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21.

100 năm Bảo tàng Khải Định: Tinh thần dân tộc trên tác phẩm nghệ thuật

Trần Đức Anh Sơn |

Huế - Năm 2023 này, Bảo tàng Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) tròn 100 tuổi, sau khi trải qua bao biến cố thăng trầm và 6 lần “thay tên, đổi chủ”, trải qua 14 đời quản thủ/giám đốc (5 người Pháp, 9 người Việt).

365 sắc thái linh vật mèo tại đường hoa Xuân Đồng Tháp

Lục Tùng |

Tại đường hoa xuân Đồng Tháp, linh vật mèo được thể hiện dưới nhiều sắc thái. Mèo ở đây được làm từ nguyên liệu tại địa phương, nên mang chất riêng, không lẫn với nơi nào khác.

Á hậu Ngọc Hằng: Tôi muốn thành đồng nghiệp của BTS

Nhóm PV |

Trong thử thách "3 phút với người nổi tiếng" tuần này, Á hậu Ngọc Hằng đã tiết lộ lý do hâm mộ nhóm nhạc BTS cũng như ước mơ trở thành ca sĩ.

Ngày Tết của những người lính bám biên giới Việt – Lào

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trên đường tuần tra ngày Tết, giữa sương mù giá rét ở vùng biên viễn, đống lửa lớn được nhen lên để mang lại hơi ấm cho những ngày đầu Xuân.

Dự báo thời tiết 23.1: Bắc Bộ rét khô trước khi không khí lạnh tràn về

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 23.1, miền Bắc sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Ngày hửng nắng với nhiệt độ cao nhất 20-24 độ C. Từ đêm nay thời tiết chuyển biến do không khí lạnh tràn về.

Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt mốc gần 8 tỉ USD

Khánh Vũ |

Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành Lâm nghiệp đã cán đích xuất khẩu xấp xỉ 8 tỉ USD là một mốc hết sức quan trọng.

Yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp

Hoàng Linh |

Nông nghiệp là một trong 3 ngành có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp luôn đóng góp từ 25-30% GDP. Nhiều chuyên gia nhận định, việc Việt Nam tự chủ nguồn cung phân đạm (từ năm 2013) đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công này. Do đó, việc đảm bảo cung cấp nguồn phân bón, đặc biệt là phân đạm một cách đều đặn, kịp thời vụ, ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Đón “sóng” I 4.0 trong phát triển chăn nuôi

thu hiền |

Chia sẻ về việc làm sao để phát triển bền vững nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, TS. Ngô Thị Kim Cúc - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tiến hành hiện đại hóa đi theo nền sản xuất lớn, tích cực nghiên cứu ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đón “sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21.