Muối Bạc Liêu trúng mùa, giá cao

NHẬT HỒ |

Hạn mặn kéo dài thuận lợi cho việc làm muối tại Bạc Liêu. Lần đầu tiên sau nhiều năm, hạt muối Bạc Liêu vừa trúng mùa vừa được giá.

Trúng đậm mùa muối

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Bạc Liêu, vụ muối 2019-2020, diêm dân sản xuất 1.670ha muối (trong đó có hơn 72ha muối trải bạt), sản lượng ước đạt 50.000 tấn (trong đó có khoảng 4.700 tấn muối trắng).

Năm nay, nắng nóng hạn mặn kéo dài, nhiệt độ cao, là điều kiện tốt cho sản xuất muối. Giá muối đen được thương lái mua tại ruộng từ 800-900 đồng/kg, muối trắng từ 1.200-1.400 đồng/kg. Với giá này, diêm dân lãi 35-45 triệu đồng/ha.

Anh Trần Thanh Quang (xã Điền Hải, huyện Đông Hải) cho biết: “Năm nay, nắng nhiều nên muối trúng mùa, được giá, diêm dân rất vui. Ước tính, sau khi trừ chi phí, bà con lãi khoảng 50 triệu đồng/ha”.

Dù muối được mùa, trúng giá, nhưng Bạc Liêu không khuyến khích diêm dân mở rộng diện tích. Trong ảnh lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiểm tra sản xuất muối tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu (ảnh Phan Thanh Cường)
Dù muối được mùa, trúng giá, nhưng Bạc Liêu không khuyến khích diêm dân mở rộng diện tích. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu kiểm tra sản xuất muối tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường

Tuy nhiên, dù giá muối tăng so với trước, nhưng Bạc Liêu tiếp tục khống chế diện tích sản xuất muối; đồng thời khuyến khích diêm dân chuyển một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng những cây, con có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập ổn định.

Ông Trần Văn Hận - nguyên Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hải, Bạc Liêu - cho biết: "Giá muối năm nay như vậy là quá tốt. Năm 2015 đến năm 2018, giá muối đen chỉ 200 đồng. Muối làm ra bán chẳng ai mua, người dân làm muối khổ đủ đường. Gần đây nhất là vụ muối năm 2019, giá muối cũng chỉ 500 đồng/kg. Ai cũng nghĩ rằng nắng nóng, khô hạn năng suất, sản lượng muối cao thì giá hạ. Nhưng hiện nay, tầm giá thế này là có lợi cho diêm dân".

Tái cơ cấu để diêm dân sống được với nghề

Muối Bạc Liêu có hương vị đậm đà, kết tinh rắn chắc, không gây vị đắng. Vì vậy, muối Bạc Liêu cũng là sản phẩm được đưa vào thị trường Nhật và nhiều thị trường khác trên thế giới. Điều này đã được khẳng định tại nhiều hội chợ quốc tế tại Nhật Bản và các nước Châu Âu.

Ông Phan Văn Sáu - Giám đốc Sở Công Thương Bạc Liêu - cho hay: "Muối Bạc Liêu được các nước ưa chuộng và đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2014. Giá trị hạt muối Bạc Liêu (chủ yếu muối ăn) đã được khẳng định thương hiệu từ rất lâu".

Để nâng cao giá trị hạt muối Bạc Liêu, tỉnh này đã xây dựng thương hiệu bền vững cho muối Bạc Liêu; nghiên cứu và khai thác, phát triển du lịch cộng đồng về các ruộng muối để vừa giúp quảng bá thương hiệu muối của tỉnh, vừa giúp diêm dân có thêm nguồn thu nhập.

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành muối Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bạc Liêu sẽ phát triển ngành muối theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng vùng muối. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất và chế biến để phát triển ngành Muối theo hướng công nghiệp hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nhất là nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của diêm dân.

Được mùa, được giá, diêm dân Bạc Liêu phấn khởi thu hoạch muối (ảnh Phan Thanh Cường)
Được mùa, được giá, diêm dân Bạc Liêu phấn khởi thu hoạch muối. Ảnh: Phan Thanh Cường

Ông Lê Thanh Tự - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu - cũng chia sẻ: "Nhằm khẳng định thương hiệu muối Bạc Liêu và tôn vinh nghề làm muối của diêm dân Bạc Liêu, Bảo tàng tỉnh đã hoàn tất hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xét công nhận di sản văn hóa phi vật thể cho nghề làm muối. Theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, nghề thủ công truyền thống phải đạt 3 giá trị: Kinh tế, xã hội và văn hóa. Nghề muối ở Bạc Liêu đã đảm bảo và thể hiện rõ nét các giá trị của một nghề thủ công.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

20 triệu lít nước ngọt cho dân vùng hạn mặn Tiền Giang và Bến Tre

Kỳ Quan |

Thông tin từ UBND huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) và huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) ngày 26.3 cho biết, chính quyền 2 địa phương đang tổ chức tiếp nhận 20 triệu lít nước ngọt từ các đơn vị tài trợ ở Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM để cung cấp cho dân.

Cà Mau kêu gọi chia sẻ khó khăn do hạn mặn và phòng, chống dịch COVID-19

NHẬT HỒ |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của hạn hán, mặn xâm nhập và dịch bệnh COVID-19, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức phát động ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn.

Vượt 200km, đưa nước ngọt từ đầu nguồn sông Cửu Long tới đồng bào hạn mặn

HỒNG LAN - SỞ HẠ |

Chắt chiu từng can nước ngọt lấy từ nơi đầu nguồn của sông Tiền, sông Hậu,  những thanh niên và tài xế xe tải ở thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã vượt hơn 200km chuyển nước ngọt về tận cuối nguồn, nơi người dân Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đang trong đỉnh cao cơn khát vì hạn mặn.

Vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ chống dịch COVID-19, hạn mặn

Thu Loan |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, vào ngày 20.03.2020, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm (Chủ tịch Công ty), Trần Cẩm Nhung (Phó Chủ tịch Công ty) trao số tiền 20 tỷ đồng. Trong đó, 10 Tỷ đồng của Bà Trần Cẩm Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Sao Việt lan toả những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng

QUỲNH LÊ |

Nhiều sao Việt đang cùng nhau đồng lòng quyên góp tiền và hiện vật giúp đồng bào trong dịch COVID-19 và hạn hán tại miền Tây - một hành động ý nghĩa góp phần làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Hạn mặn lịch sử, Bạc Liêu trúng mùa muối

NHẬT HỒ |

Diêm dân tỉnh Bạc Liêu đang tất bật thu hoạch vụ muối năm 2019-2020. Vụ muối năm nay có nhiều thuận lợi do hạn mặn lịch sử, nắng nóng kéo dài.

Hạn mặn lịch sử: Cơ hội để lúa thơm - tôm sạch phát triển

NHẬT HỒ |

Những diện tích trồng lúa kém hiệu quả được thay đổi bằng mô hình lúa - tôm. Mặn xâm nhập là cơ hội để mô hình này phát triển bền vững.

Kiên Giang: Cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề vì hạn mặn

Lục Tùng |

Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các ban ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó, đảm bảo an toàn đời sống và ổn định sản xuất, nhất là cây lúa. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề...

Dấu chân quê trên vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Múc ca nước mưa trong lu đổ vô nồi vo gạo, ông Nguyễn Văn Nghĩa (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cười hóm hỉnh: “Tôi sống gần cả đời người ở nông thôn, có ai ngờ, những chiếc lu “quê mùa” giờ lại có gị trị đến vậy”...

20 triệu lít nước ngọt cho dân vùng hạn mặn Tiền Giang và Bến Tre

Kỳ Quan |

Thông tin từ UBND huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) và huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) ngày 26.3 cho biết, chính quyền 2 địa phương đang tổ chức tiếp nhận 20 triệu lít nước ngọt từ các đơn vị tài trợ ở Bà Rịa – Vũng Tàu và TPHCM để cung cấp cho dân.

Cà Mau kêu gọi chia sẻ khó khăn do hạn mặn và phòng, chống dịch COVID-19

NHẬT HỒ |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của hạn hán, mặn xâm nhập và dịch bệnh COVID-19, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức phát động ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn.

Vượt 200km, đưa nước ngọt từ đầu nguồn sông Cửu Long tới đồng bào hạn mặn

HỒNG LAN - SỞ HẠ |

Chắt chiu từng can nước ngọt lấy từ nơi đầu nguồn của sông Tiền, sông Hậu,  những thanh niên và tài xế xe tải ở thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã vượt hơn 200km chuyển nước ngọt về tận cuối nguồn, nơi người dân Bình Đại (tỉnh Bến Tre) đang trong đỉnh cao cơn khát vì hạn mặn.

Vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm ủng hộ 20 tỷ chống dịch COVID-19, hạn mặn

Thu Loan |

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, vào ngày 20.03.2020, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm (Chủ tịch Công ty), Trần Cẩm Nhung (Phó Chủ tịch Công ty) trao số tiền 20 tỷ đồng. Trong đó, 10 Tỷ đồng của Bà Trần Cẩm Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Sao Việt lan toả những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng

QUỲNH LÊ |

Nhiều sao Việt đang cùng nhau đồng lòng quyên góp tiền và hiện vật giúp đồng bào trong dịch COVID-19 và hạn hán tại miền Tây - một hành động ý nghĩa góp phần làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Hạn mặn lịch sử, Bạc Liêu trúng mùa muối

NHẬT HỒ |

Diêm dân tỉnh Bạc Liêu đang tất bật thu hoạch vụ muối năm 2019-2020. Vụ muối năm nay có nhiều thuận lợi do hạn mặn lịch sử, nắng nóng kéo dài.

Hạn mặn lịch sử: Cơ hội để lúa thơm - tôm sạch phát triển

NHẬT HỒ |

Những diện tích trồng lúa kém hiệu quả được thay đổi bằng mô hình lúa - tôm. Mặn xâm nhập là cơ hội để mô hình này phát triển bền vững.

Kiên Giang: Cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề vì hạn mặn

Lục Tùng |

Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng cấp độ 1, các ban ngành, địa phương trong tỉnh đã khẩn cấp triển khai nhiều hoạt động ứng phó, đảm bảo an toàn đời sống và ổn định sản xuất, nhất là cây lúa. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, cây lúa vẫn thiệt hại nặng nề...

Dấu chân quê trên vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Múc ca nước mưa trong lu đổ vô nồi vo gạo, ông Nguyễn Văn Nghĩa (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cười hóm hỉnh: “Tôi sống gần cả đời người ở nông thôn, có ai ngờ, những chiếc lu “quê mùa” giờ lại có gị trị đến vậy”...