Mục tiêu kinh tế 2021-2025: Tăng trưởng toàn diện mọi lĩnh vực

Vũ Long |

Bộ Công Thương đã xây dựng mục tiêu và giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 toàn diện mọi lĩnh vực.

Về phát triển công nghiệp: Phấn đấu đạt tỉ trọng công nghiệp trong GDP trên 35% vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 7,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.

Hình thành thí điểm được một số cụm liên kết ngành công nghiệp chuyên môn hóa trong một số ngành công nghiệp như dệt may, da dày, điện tử, chế biến thực phẩm.

Về phát triển xuất nhập khẩu: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt bình quân từ 5%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 340 tỉ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 5%. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường Châu Âu, Châu Mỹ tăng trưởng trung bình từ 7-10%/năm.

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 4,9%/năm; kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 330 tỉ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 6%.

Về phát triển thương mại trong nước: Giá trị tăng thêm của lĩnh vực thương mại trong nước đóng góp khoảng 13,5% vào GDP vào năm 2025.

Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) phấn đấu đạt khoảng 9 - 9,5%/năm. Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại đến năm 2025 đạt khoảng 35 - 40%.

Từ 2021-2025, ổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) phấn đấu đạt khoảng 9 - 9,5%/năm. Ảnh: Thu Hồng
Từ 2021-2025, ổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) phấn đấu đạt khoảng 9 - 9,5%/năm. Ảnh: Thu Hồng

Phấn đấu đạt trên 45% số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thương mại điện tử. Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại như: Sở giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền thương mại.

Để đạt được mục tiêu, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với nhiều giải pháp như đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Xây dựng kết cấu hạ tầng động bộ;

Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế. Đồng thời, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ nội dung Kế hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ngành công thương ở địa phương mình. Tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn; ban hành cơ chế, chính sách phát triển ngành công thương địa phương theo quy định và hướng triển khai trên địa bàn...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp hỗ trợ đạt tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19

Vũ Long (thực hiện) |

PGS TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ với Lao Động về các giải pháp trụ cột có thể giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch COVID-19.

Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Gia Miêu |

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Chậm giải ngân đầu tư công là bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Trì trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, cần một liều thuốc mạnh để dứt bệnh. Đặc biệt, đã đến lúc thực hiện các biện pháp “mạnh tay”, mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”, bởi sau dịch COVID-19, đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn sau đại dịch.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Giải pháp hỗ trợ đạt tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh COVID-19

Vũ Long (thực hiện) |

PGS TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ với Lao Động về các giải pháp trụ cột có thể giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch COVID-19.

Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Gia Miêu |

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Chậm giải ngân đầu tư công là bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Trì trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, cần một liều thuốc mạnh để dứt bệnh. Đặc biệt, đã đến lúc thực hiện các biện pháp “mạnh tay”, mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”, bởi sau dịch COVID-19, đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn sau đại dịch.