Mức thu phí cao tốc: Thả nổi hay không?

Đặng Tiến |

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì, sẽ đề xuất xây dựng mức trần phí cao tốc sẽ do nhà đầu tư quyết định, thay vì Bộ GTVT quyết định như hiện nay. Nếu được thông qua, nhà đầu tư sẽ toàn quyền quyết định về mức phí đường cao tốc. Nhiều ý kiến cho rằng nếu thả nổi như vậy sẽ đổ cái khó sang các doanh nghiệp vận tải.

Nếu giá cao quá, ít xe đi vào

Theo Dự thảo Luật Giao thông Đường bộ sửa đổi mà Bộ GTVT đang chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến thì phí bảo trì đường bộ vẫn thu trên đầu phương tiện, nhưng chỉ áp dụng với đường bộ thông thường, còn đường cao tốc (hoặc đường vành đai đô thị đầu tư theo tiêu chuẩn cao tốc) sẽ thu phí riêng tại từng dự án. Quy định này khác luật hiện hành, khi phương tiện đã nộp phí bảo trì, thì các tuyến đường đầu tư bằng ngân sách Nhà nước (kể cả đường cao tốc) sẽ không thu phí, như: Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; các tuyến vành đai 3 Hà Nội, tuyến đường Võ Nguyên Giáp (đi sân bay Nội Bài, Hà Nội) dù đầu tư theo tiêu chuẩn cao tốc nhưng không thu phí…

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi trao cho Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá (phí) tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án do Bộ quản lý; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định giá tối đa với các dự án do địa phương quản lý, thay vì Bộ Tài chính quy định như luật hiện hành. Đặc biệt, Dự thảo Luật Giao thông Đường bộ lần này đề xuất, Nhà nước không quy định mức giá tối đa đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc để kinh doanh. Với đường cao tốc, mức phí được quy định trong hợp đồng dự án, theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, người sử dụng, Nhà nước và tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận.

Trường hợp dự án có rủi ro, Nhà nước cho phép được kéo dài thời gian thu, tăng mức thu và các hình thức chia sẻ rủi ro khác. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, mức phí trần từng tuyến cao tốc sẽ tùy thuộc vào phương án tổ chức tài chính xây dựng từ đầu, cũng không phải nhà đầu tư muốn tăng lúc nào cũng được. Theo ông Huyện, cao tốc là đường chất lượng cao, đường tốt, phương tiện đi vào thì sẽ phải trả tiền, nhưng nếu nhà đầu tư đưa ra mức giá cao quá thì phương tiện sẽ không đi vào, kiểu như bán hàng giá đắt thì bán được ít. Cũng theo ông Huyện, quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam là đường cao tốc thì phải thu phí và mức trần này thì dựa vào phương án tài chính đưa ra. “Nhiều nước trên thế giới đã bỏ việc quản lý mức trần phí cao tốc, thậm chí còn điều tiết mức phí theo giờ cao điểm và thấp điểm, như vậy mới hiệu quả” - ông Huyện cho biết.

Lo ngại của Doanh nghiệp vận tải

Nêu quan điểm về đề xuất trên của Bộ GTVT, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, việc thu phí với tất cả đường cao tốc chỉ nên áp dụng với tuyến đường có sự lựa chọn khác cho người dân. Ông Quyền cho rằng, không nên “thả nổi” mức phí với đường cao tốc, vì thực tế ở Việt Nam người dân vẫn chưa có sự lựa chọn đường để đi, khi nhiều tuyến đường song song với đường cao tốc hiện nay đều thu phí. Ông Quyền dẫn chứng, tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình và tuyến quốc lộ 1 chạy song song đều thu phí. Hay như tuyến nội đô Hà Nội kết nối với sân bay Nội Bài, tuyến Bắc Thăng Long đang thu phí, nếu đường Võ Nguyên Giáp cũng thu phí thì người dân sẽ không có lựa chọn miễn phí nào. Ông Quyền cho rằng, một số nước trên thế giới mức phí cao tốc được thả nổi vì các tuyến đó đều có tuyến song song đầu tư bằng ngân sách Nhà nước và miễn phí cho người sử dụng. Người dân có quyền chọn đi đường miễn phí do Nhà nước đầu tư, với chất lượng có thể kém hơn, đường xa hơn, hoặc trả phí để đi đường cao tốc.

Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Thái - Khoa Vận tải Kinh tế (Trường ĐHGTVT) - phải có 2 phương án cho 2 trường hợp cụ thể vì những tuyến cao tốc độc đạo nếu không có sự kiểm soát thì rất nguy hiểm vì người dân không có lựa chọn và so sánh. Do đó, phải thả nổi có điều kiện và trường hợp nào thì được phép thả nổi. Trong trường hợp có hai đường song song thì người dân có quyền lựa chọn, nếu mức phí cao họ sẽ không sử dụng và chủ đầu tư cũng không thể nâng theo mức của mình được mới đảm bảo được công bằng và bình đẳng. Cũng theo ông Thái, hiện có nhiều đường cao tốc được xây dựng nhưng nhiều phương tiện vẫn lựa chọn chạy trên đường cũ. Do đó, phần lớn các dự án BOT thường tránh đường độc đạo. Độc quyền là không thể thả nổi vì trong trường hợp cạnh tranh muốn tồn tại thì nhà đầu tư tự điều tiết.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát - bày tỏ, doanh nghiệp vận tải rất phản đối việc thả nổi mức phí trần cao tốc cho nhà đầu tư quyết định. Nhiều tuyến cao tốc hiện nay là ép buộc xe kinh doanh vận tải phải đi vào như tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, xe ôtô không được đi vào QL1 mà bắt buộc phải đi vào cao tốc. Hơn nữa, nếu nhà đầu tư đường cao tốc tăng phí thì các nhà đầu tư BOT đường quốc lộ cũng nhìn nhau mà tăng phí theo, đến lúc đó khó khăn đổ vào đầu doanh nghiệp và người dân” - ông Bằng cho hay.

“Hiện một xe chạy đang phải gánh rất nhiều loại phí như: BOT, bảo trì đường bộ, lãi vay ngân hàng, lương lái phụ xe, nhiên liệu và khấu hao tài sản cố định… Không nên lấy khó của các doanh nghiệp BOT mà đổ dồn vào các doanh nghiệp vận tải và người dân, nhất là trong lúc khó khăn do dịch bệnh” (Theo Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng - ông Khúc Hữu Thanh Hải)

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN: Nhiều sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống

MINH BẰNG |

Là chủ đầu tư các dự án cao tốc có chiều dài khoảng 550km, với tổng mức đầu tư lên tới 125.572 tỉ đồng (tương đương khoảng 6 tỉ USD, trong đó vốn ngân sách đầu tư trực tiếp 71.555 tỉ đồng, tương đương 57%, VEC tự huy động 54.000 tỉ đồng), là một trong những doanh nghiệp được Chính phủ xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt với mô hình đặc thù đầu tiên trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (vừa huy động vốn đầu tư, vừa quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn), Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - một “ông lớn ngành Giao thông”, sau 16 năm thành lập, phạm phải hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.

Ngày 18.2 sẽ thu phí cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Minh Hạnh |

Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết, từ 0h ngày 18.2.2020, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ bắt đầu thu phí chính thức sau hơn một tháng vận hành miễn phí.

Bắt khẩn cấp nghi can cướp tại trạm thu phí cao tốc TPHCM – Dầu Giây

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng 3.1, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp nghi can Đặng Đình Thiên (30 tuổi, ngụ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) - thực hiện vụ cướp táo bạo tại trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN: Nhiều sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống

MINH BẰNG |

Là chủ đầu tư các dự án cao tốc có chiều dài khoảng 550km, với tổng mức đầu tư lên tới 125.572 tỉ đồng (tương đương khoảng 6 tỉ USD, trong đó vốn ngân sách đầu tư trực tiếp 71.555 tỉ đồng, tương đương 57%, VEC tự huy động 54.000 tỉ đồng), là một trong những doanh nghiệp được Chính phủ xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt với mô hình đặc thù đầu tiên trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (vừa huy động vốn đầu tư, vừa quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn), Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - một “ông lớn ngành Giao thông”, sau 16 năm thành lập, phạm phải hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.

Ngày 18.2 sẽ thu phí cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Minh Hạnh |

Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết, từ 0h ngày 18.2.2020, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ bắt đầu thu phí chính thức sau hơn một tháng vận hành miễn phí.

Bắt khẩn cấp nghi can cướp tại trạm thu phí cao tốc TPHCM – Dầu Giây

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng 3.1, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp nghi can Đặng Đình Thiên (30 tuổi, ngụ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) - thực hiện vụ cướp táo bạo tại trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.