Mua bán thông tin ví điện tử: Làm sao bắt tận tay để xử phạt?

Thế Lâm |

Các hành vi tiết lộ thông tin khách hàng tại trung gian thanh toán, cho thuê mượn hoặc mua bán thông tin ví điện tử sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 88/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31.12.2019. Đây là một quy định mới và rất cần thiết trong thời đại thanh toán trực tuyến đang ngày càng phát triển.

Người dùng không trung thực sẽ bị xử phạt

Theo Nghị định số 88/2019, đối tượng có thể bị xử phạt không chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ mà cả người dùng. Cụ thể, tại Điều 27 Khoản 1, qui định phạt tiền mức từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm, trong đó có việc cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán...

Như vậy chiếu theo quy định mới này, đối tượng bị điều chỉnh chính là hàng chục triệu người dùng ví điện tử hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho gần 30 ví điện tử hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, tổng số người dùng tải về và kích hoạt ứng dụng ví điện tử được cho là khoảng 20 triệu. Tuy nhiên theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, số ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng hiện đạt khoảng 4,2 triệu ví.

Con số 4,2 triệu ví có liên kết tài khoản ngân hàng không hẳn tất cả đều đã được định danh chính xác và xác thực thông tin tài khoản. Với những tài khoản chưa định danh hoặc thậm chí ẩn danh, có thể thông tin cá nhân chưa được xác thực nhưng cũng có thể rơi vào tình trạng khai ảo, khai man không đúng với thực tế, đều có nguy cơ bị xử phạt.

Làm sao bắt tận tay hành vi mua bán thông tin để xử phạt?

Theo quy định mới, hành vi cung cấp, tiết lộ thông tin khách hàng tại tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán không đúng quy định, cũng như việc cho thuê mượn, mua bán thông tin ví điện tử có thể bị xử phạt từ 20-30 triệu đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia về bảo mật, vấn đề cốt lõi là làm sao để bắt tận tay các đối tượng mua bán thông tin ví điện tử để có căn cứ xử lý là vấn đề quan trọng nhất.

Ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc Công ty an ninh mạng CyRadar – phân tích, trường hợp cho thuê mượn ví điện tử thì không khó để lần ra đối tượng vì mỗi ví gắn với số điện thoại và một số thông tin khác, trong đó có những thông tin quan trọng, từ đó có thể lần ra người chính chủ và người thuê mượn.

Tuy nhiên trong trường hợp rò rỉ thông tin hay mua bán thông tin từ người trong tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử ra bên ngoài thì sẽ khó khăn hơn trong việc lần tìm thủ phạm. Theo ông Đức, những vụ việc bị rò rỉ dữ liệu lớn, nghiêm trọng, được cơ quan chức năng quyết tâm vào cuộc lần ngược trở lại thì có thể tìm ra thủ phạm. Còn đối với các vụ việc nhỏ lẻ, sẽ rất khó tìm ra thủ phạm vì còn tùy thuộc vào sự quyết tâm của nhiều bên.

Trong khi đó, theo chuyên gia Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, hiện chúng ta không thiếu các quy định chế tài về các hành vi tiết lộ, mua bán thông tin, dữ liệu của khách hàng cả trên môi trường online và offline. Tuy nhiên từ trước đến nay, hầu như chưa có vụ việc nào được xử lý điểm cho nên thiếu tính răn đe, đối tượng có hành vi vi phạm cũng “nhờn thuốc”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Ví điện tử PayAsian vẫn “hứa hẹn” sau khi bị cảnh báo có dấu hiệu lừa đảo

Thế Lâm |

Dư luận thời gian qua đã phản ánh người dùng ví điện tử không phép PayAsian hoạt động tại Việt Nam có nguy cơ bị “tiền mất tật mang”. Mới đây, Cổng thông tin Bộ Công an cũng đã chính thức phát đi cảnh báo về những dấu hiệu lừa đảo của ví điện tử này.

Ví điện tử không phép còn đòi trở thành "tiêu chuẩn thanh toán Châu Á"

Thế Lâm |

Hiện nay, trong số 30 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép trung gian thanh toán tại Việt Nam có 27 tổ chức cung ứng có ví điện tử. Tuy nhiên, trong danh sách các ví điện tử này, không có cái tên nào là Payasian – một ví điện tử hiện đang cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Tốn đến 200 triệu USD để phát triển một ví điện tử tại Việt Nam

Thế Lâm |

Thông tin này từ cuộc gặp giữa đại diện CLB doanh nghiệp công nghệ tài chính Việt Nam (VietFintech) với báo chí sáng ngày 9.7 tại TP.HCM. Ông Nguyễn Bá Diệp – Phó chủ tịch thường trực của CLB – cho biết, chi phí để phát triển một ví điện tử đang ngày càng tăng cao.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ví điện tử PayAsian vẫn “hứa hẹn” sau khi bị cảnh báo có dấu hiệu lừa đảo

Thế Lâm |

Dư luận thời gian qua đã phản ánh người dùng ví điện tử không phép PayAsian hoạt động tại Việt Nam có nguy cơ bị “tiền mất tật mang”. Mới đây, Cổng thông tin Bộ Công an cũng đã chính thức phát đi cảnh báo về những dấu hiệu lừa đảo của ví điện tử này.

Ví điện tử không phép còn đòi trở thành "tiêu chuẩn thanh toán Châu Á"

Thế Lâm |

Hiện nay, trong số 30 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép trung gian thanh toán tại Việt Nam có 27 tổ chức cung ứng có ví điện tử. Tuy nhiên, trong danh sách các ví điện tử này, không có cái tên nào là Payasian – một ví điện tử hiện đang cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Tốn đến 200 triệu USD để phát triển một ví điện tử tại Việt Nam

Thế Lâm |

Thông tin này từ cuộc gặp giữa đại diện CLB doanh nghiệp công nghệ tài chính Việt Nam (VietFintech) với báo chí sáng ngày 9.7 tại TP.HCM. Ông Nguyễn Bá Diệp – Phó chủ tịch thường trực của CLB – cho biết, chi phí để phát triển một ví điện tử đang ngày càng tăng cao.