Một thập kỷ - hai lần chủ nhà APEC

NGUYỄN ĐÌNH (THỰC HIỆN) |

Chính xác là 11 năm trước, trong cái ngưỡng ta vừa mới ký ráo mực gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh - WTO - cũng năm lần đầu ta làm chủ nhà của APEC 2006. Hơn chục năm sau, APEC 2017 đã quay trở lại, lần này không phải ở thủ đô Hà Nội mà là ở một thành phố xinh đẹp miền Trung - TP.Đà Nẵng.

Cả hai lần đăng cai APEC đều rất thành công, nhưng vị thế của nước chủ nhà lần này đã đạt tới trình độ chuyên nghiệp cao, chủ động, tự tin và góp phần vào thành công của sự kiện trọng đại mang tầm quốc tế. Cuối năm, dù bề bộn quá nhiều công việc của một tư lệnh “siêu ngành”, nhưng Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh - một trong số những Bộ trưởng bận rộn nhất trong năm APEC 2017 đã dành riêng cho Lao Động một cuộc trò chuyện - đúng nghĩa - phía sau sự kiện đối ngoại quan trọng bậc nhất của đất nước trong năm Đinh Dậu.

Trước khi gặp Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tôi đã được một số chuyên viên của ông dẫn giải thế này: Sở dĩ gọi là năm APEC bởi nó diễn ra ngay từ những tháng đầu năm và kéo dài đến thượng tuần tháng 11 - khi mà Tuần lễ Cấp cao APEC diễn ra và kết thúc. Cứ tưởng tượng một núi công việc thế này: Gần 300 hội nghị lớn nhỏ song phương, đa phương, trải dài gần chục tỉnh, thành cả nước, với hàng ngàn chuyên viên, quan chức, doanh nhân, đủ mặt bộ, ngành, địa phương với hàng triệu trang tài liệu, bảng biểu, phim ảnh, clip...

Với sức làm việc hầu như hiếm có ngày nào giới hạn trong “8 tiếng vàng ngọc” mà thường phải gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí nhiều ngày xuyên đêm thức trắng. Cứ thế, phải đến chiều muộn ngày 11.11.2017 - khi từng chuyến chuyên cơ chở lãnh đạo các nền kinh tế APEC lần lượt rời Đà Nẵng mới có thể nói đội quân phục vụ APEC được thở phào nhẹ nhõm. Một năm APEC đại thành công, suôn sẻ, không một sơ suất nhỏ đã khép lại. Nhưng dư âm của nó thì không chỉ nước chủ nhà mà ngay cả các đối tác cũng còn lan tỏa, bồi hồi mãi không dứt.

Rõ bối cảnh khó lường mới thấy hết ý nghĩa của thành công

“Những kết quả về năm APEC mà đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã có hàng ngàn bài báo đăng tải, tôi cũng không muốn nhắc lại. Nhưng có điều không thể không nói với nhà báo là bối cảnh thế giới, bối cảnh 21 nền kinh tế APEC và ngay cả bối cảnh của Việt Nam - nước chủ nhà trước khi bước vào năm APEC 2017. Bởi có tỏ tường hoàn cảnh trong - ngoài, thấy rõ thuận và nghịch, các mối quan hệ và lợi ích phức tạp, đan xen mới thấy hết được ý nghĩa sâu xa những gì chúng ta đã làm được qua sự kiện đối ngoại quan trọng bậc nhất của năm 2017 này…” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhắc đi nhắc lại ý tứ này khi mở đầu cuộc trò chuyện.

Điểm quan trọng nhất theo Bộ trưởng là thế giới và khu vực bước vào năm 2017 có những biến động đột biến, diễn ra nhanh chóng, khó lường, trong đó có một số nền kinh tế - kể cả những siêu cường muốn quay lại xu hướng bảo hộ mậu dịch. Một số nền kinh tế hàng đầu mới nổi cũng bắt đầu gây ảnh hưởng đến các khu vực nhạy cảm của thế giới mà mục tiêu  sâu xa là nhằm  thiết lập lại trật tự kinh tế thế giới mới. Bởi suy cho cùng, nước nào cũng vậy thôi, lợi ích quốc gia vẫn là  trên hết.

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, nếu xu hướng bảo hộ lan rộng, quá vì lợi ích cục bộ tất yếu sẽ đi ngược lại xu hướng tự do hóa mậu dịch của toàn cầu cũng như của khối APEC - một dòng chảy chủ lưu khó cưỡng. Đây là những trở ngại thậm chí là thách thức mà nước chủ nhà APEC 2017 phải lường trước và có phương án ứng phó, cân bằng các lợi ích. Nhưng nói gì thì nói, xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, trong đó có khối APEC vẫn là dòng chảy chủ đạo - đây cũng là chính sách nhất quán của ta và cũng là cái thuận của ta.

Còn với Việt Nam - nước chủ nhà, thế và lực của ta đã khác xa so với thời chúng ta tổ chức APEC lần đầu tiên vào năm 2006. Đó là hệ quả của 30 năm đổi mới với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu đi vào cuộc sống và gặt hái các thành quả. Những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế đã được luật hóa, một chính phủ liêm chính, hành động vận hành theo quy tắc của một nhà nước pháp quyền, nó không chỉ tác động đến bộ máy công chức viên chức mà đến cả người dân cũng vận hành theo nguyên tắc đó.

Đặc biệt, có một đối tượng không thể không nói đến là đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã trưởng thành lên rất nhiều cả về trí, lực và tính chuyên nghiệp. Nói khô khan vắn gọn thế thôi nhưng đây là bước chuyển cực kỳ quan trọng khi chúng ta tham dự hàng trăm hội nghị lớn nhỏ trong năm APEC này - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ.

Bước vào “sân chơi” chuyên nghiệp

Hiểu rõ những trở ngại cũng như thuận lợi nói trên, ngay từ đầu năm 2017, Việt Nam xác định ta vừa là chủ nhà vừa là thành viên của APEC nên từ cấp cao nhất tới đội ngũ chuyên gia, chuyên viên đều chuẩn bị một tâm thế chủ động, tự tin tổ chức tốt nhất các sự kiện dù nhỏ nhất trong năm APEC 2017 - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định. “Tôi lấy ví dụ khi Mỹ - một siêu cường trong APEC cũng như thế giới với chính sách mới của Tổng thống Donal Trump - nước Mỹ là trên hết cùng với đó là xu hướng bảo hộ mậu dịch thì Việt Nam phải ứng xử thế nào? Nói gì thì nói với Việt Nam, Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu và đương nhiên ta có hàng loạt lợi ích với Mỹ. Nếu ta không có quan điểm chiến lược rõ ràng thì khó quy tụ các nền kinh tế khác trong APEC.

Nói cách khác, nếu ta bị lôi cuốn sâu vào dòng xoáy của Mỹ thì nguy cơ không đạt được thành công của APEC” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bộc bạch. Bởi thế, thống nhất quan điểm từ cấp cao nhất tới toàn bộ các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cấp đàm phán… có ý nghĩa quyết định. Có thể nói một “sân chơi” chuyên nghiệp được vận hành thông suốt và điều này đã làm nên thành công ngoài mong đợi.

- Với hàng trăm hội nghị lớn nhỏ, nhưng dấu ấn lớn nhất của Tuần lễ Cấp cao APEC là gì thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định ngay: “Đó chính là việc đạt được thỏa thuận Tuyên bố chung của Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC - tiền đề để ra Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao APEC. Có thể nói, không có tuyên bố này thì không có tuyên bố cấp cao”. Bộ trưởng nhớ lại, nghị trình Hội nghị Liên bộ trưởng này theo lịch sẽ diễn ra trong 1 ngày, nhưng kết thúc phiên họp mà vẫn không ra được Tuyên bố chung. Hai nền kinh tế hàng đầu trong APEC là Mỹ và Trung Quốc lại không có các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tham dự (bởi họ đang bận rộn cho chuyến thăm thượng đỉnh Trung - Mỹ). Thay vào đó, họ chỉ cử quan chức cấp thấp hơn tham dự và rõ ràng là không quyết được các vấn đề lớn. Gay cấn nhất là mâu thuẫn giữa xu hướng bảo hộ mậu dịch với xu thế tự do hóa thương mại trong APEC về nhiều vấn đề đã không tìm được tiếng nói chung. Hội nghị gần như đi vào bế tắc.

Cuối cùng, chúng ta phải đề nghị kéo dài cuộc họp thêm buổi sáng ngày hôm sau. Và trong buổi sáng ngày họp thêm này, ta đã chủ động đề xuất các Bộ trưởng APEC cho các quan chức thêm thời gian đàm phán hai văn kiện của Hội nghị Cấp cao và Hội nghị liên Bộ trưởng để thống nhất một số nội dung then chốt. Các phiên đàm phán văn kiện sau đó đã được tổ chức xuyên đêm để cuối cùng, 1 ngày ngay trước Hội nghị Cấp cao APEC, ta đã thống nhất được Tuyên bố chung của cả hai hội nghị với 67 điểm với thành công ngoài mong đợi. Và đây cũng chính là nội dung quan trọng của Tuyên bố Cấp cao APEC 2017.

- Thưa Bộ trưởng còn một sự kiện tuy nằm ngoài chương trình nghị sự của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 nhưng được đánh giá là thành công bất ngờ đó là đạt được thỏa thuận TPP-11 (hay còn gọi là CPTPP). Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không giấu được sự hài lòng: “Sự kiện này báo chí nói nhiều và tôi cùng người đồng cấp Nhật Bản cũng đã nói rõ ngay sau cuộc họp báo sự kiện trên đạt được vào trưa 10.11. Chỉ xin nói thêm thế này: Khi Mỹ rút ra khỏi TPP-12 đã tạo ra sự hụt hẫng lớn và tác động đến hầu như tất cả các điều khoản của Hiệp định. Điều này buộc các nước phải đánh giá lại lợi ích của mình cũng như nhìn nhận lại những khó khăn của từng thành viên.

Tuy vậy, tại Hội nghị TPP cuối năm 2017, với quyết tâm rất cao, các thành viên còn lại trong đó có Việt Nam đã chứng tỏ khả năng đàm phán chuyên nghiệp, thậm chí có vai trò dẫn dắt quyết không để vuột mất cơ hội. Và cuối cùng, một thỏa thuận mới với tên gọi Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay TPP-11 được ký kết bên lề Hội nghị APEC”.

Tâm sự bên lề với người viết bài này, nhiều chuyên gia có mặt trong sự kiện quan trọng trên đã khẳng định đây là thắng lợi kép, “2 trong 1”. Bởi cùng một thời điểm đã diễn ra hai sự kiện đều rất quan trọng (một sự kiện chính thức của APEC là Hội nghị Liên bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế, một Hội nghị TPP - 11 - sự kiện bên lề APEC). Cả hai đều căng thẳng, kịch tính, cam go nhưng cuối cùng đã thành công mỹ mãn.

- Có thể nói, khép lại năm APEC 2017, Việt Nam đã khẳng định được một tầm vóc, vị thế không chỉ với tư cách một nước chủ nhà mến khách mà còn là một thành viên chuyên nghiệp trên bàn đàm phán - sân chơi quốc tế tầm vóc nhất hành tinh, Bộ trưởng có bình luận gì? “Đây không phải ta tự khen ta mà dư luận quốc tế cũng đánh giá như vậy. Nhiều người ngạc nhiên là Việt Nam lại kiên cường, vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết đảm bảo những nguyên tắc nhất quán trong đường lối đối ngoại của mình, vừa phù hợp với dòng chảy chủ lưu của tự do hóa thương mại toàn cầu vừa đảm bảo được lợi ích quốc gia”. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không giấu niềm tự hào.

Dĩ nhiên, đội ngũ đàm phán từ cấp chuyên viên, cấp Vụ trưởng, Thứ trưởng đến cấp Bộ trưởng đều chuyên nghiệp, tự tin, làm chủ cuộc chơi hơn rất nhiều so với trước... Nhưng điều đặc biệt - Bộ trưởng nhấn mạnh - là đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp của ta cũng chuyên nghiệp, trưởng thành không kém mà đỉnh cao là thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit). Và cuối cùng là ngay cả những người dân tại những địa phương diễn ra các sự kiện trong năm và nhất là Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng cũng tỏ ra rất chuyên nghiệp với những tình cảm thái độ và cách hành xử văn minh, lịch thiệp và bài bản.

Chia tay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tặng tôi bức ảnh phong cảnh Tây Bắc được phóng lớn do chính tay ông chụp những khi rảnh rỗi thời còn làm Thứ trưởng. “Còn nay - anh thấy đấy - cả một núi công việc - trong đó có những phần việc dở dang của năm APEC vừa kết thúc cần phải hoàn tất để mang lại hiệu quả đích thực cho nền kinh tế nước nhà. Có lẽ  phải tạm gác lại thú vui tao nhã chụp ảnh và làm thơ thôi nhà báo ạ”.

NGUYỄN ĐÌNH (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Sau APEC 2017, Việt Nam thêm khí thế để hội nhập sâu rộng hơn

H.L |

Ngày 11.1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc gặp gỡ đại diện các cơ quan ngoại giao, phóng viên, trợ lý báo chí nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2018.

Bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về thành tựu đối ngoại Việt Nam năm 2017

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết: “Thành tựu đối ngoại 2017: Vị thế mới, khí thế mới” của Uỷ viên Bộ Chính trị,  Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp đón năm mới 2018.

Năm APEC Việt Nam 2017: Thắng lợi của ý Đảng, lòng dân

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết về năm APEC Việt Nam 2017 của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn -  Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Chủ tịch Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC 2017. 

Bắt khẩn cấp đối tượng khiến nữ sinh lớp 7 mang bầu, tự sinh con ở Bắc Giang

Vân Trường |

Ngày 16.2, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Giang thi hành Lệnh giữ người và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nông Văn Minh (SN 2006) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Các nước trên thế giới sử dụng sách giáo khoa như thế nào?

Khánh An |

Sách giáo khoa hiện đang được phát miễn phí tại Hàn Quốc và được coi như tài liệu tham khảo tại Mỹ.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Đi xe máy xuyên Việt lọt top trải nghiệm hàng đầu thế giới cho du khách

Chí Long |

Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới Travel Off Path gợi ý, đi xe máy xuyên Việt là tour trải nghiệm tuyệt vời cho mọi du khách.

Sau APEC 2017, Việt Nam thêm khí thế để hội nhập sâu rộng hơn

H.L |

Ngày 11.1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc gặp gỡ đại diện các cơ quan ngoại giao, phóng viên, trợ lý báo chí nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2018.

Bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về thành tựu đối ngoại Việt Nam năm 2017

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết: “Thành tựu đối ngoại 2017: Vị thế mới, khí thế mới” của Uỷ viên Bộ Chính trị,  Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp đón năm mới 2018.

Năm APEC Việt Nam 2017: Thắng lợi của ý Đảng, lòng dân

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |

Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bài viết về năm APEC Việt Nam 2017 của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn -  Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Chủ tịch Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC 2017.