Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực: Đáng mừng nhưng vẫn còn vấn đề cần giải quyết

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Moody’s vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. Theo giới chuyên gia, việc đánh giá nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận đối với Việt Nam. Nhưng giới chuyên gia cũng như Moody’s lưu ý về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học…

Từ tiêu cực lên tích cực

Còn nhớ, vào cuối năm 2019, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody’s) thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm, và điều chỉnh triển vọng xuống Tiêu cực, kết thúc thời gian đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9.10.2019.

Sau gần 2 năm, Moody’s tiếp tục đưa ra một thông báo mới. Lần này, Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực. Điều này cho thấy sự ghi nhận kết quả điều hành chính sách vĩ mô hiệu quả, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc kiểm soát thành công dịch COVID-19, đưa nền kinh tế phục hồi trở lại đạt những thành quả hết sức tích cực. Ngoài ra, việc này cũng thể hiện sự kiên trì, chủ động của các cơ quan Chính phủ, của Bộ Tài chính trong việc trao đổi, chia sẻ các thông tin cập nhật với phía Moody’s.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, cơ sở để tổ chức Moody’s đưa ra quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam hai bậc lên tích cực là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của nước ta vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới.

Moody’s cho biết, giải pháp chính sách phát triển và kiềm chế dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam đã hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và giao thương quốc tế phục hồi nhanh chóng và hỗ trợ thu ngân sách. Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn được nhận định là đầy hứa hẹn nhờ những thành quả cải thiện vị thế tài khoá và nợ đầy thuyết phục, vững chắc.

Tổ chức này đưa ra đánh giá nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng hậu đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại đầy năng động. Moody’s ghi nhận điểm số về sức mạnh thể chế của nước ta đã được tăng cường rõ rệt trong việc Chính phủ quản lý ngân sách, quản lý nợ.

Vẫn phải quan tâm nhiều yếu tố

Trong đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm lần này, Moody’s có cân nhắc về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học... là những vấn đề Việt Nam cần quan tâm. Vấn đề này cũng được các chuyên gia kinh tế cảnh báo và bàn luận.

Trao đổi với Báo Lao Động, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc Moody’s nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực là điều rất tốt. Theo ông Hiếu, việc này là nhờ sự hỗ trợ bởi những thành quả của Việt Nam trong năm 2020. Trong năm 2020, GDP của Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%, mặc dù thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương có tăng trưởng dương. Chính phủ đã có những nỗ lực lớn để duy trì nền kinh tế ở mức độ tăng trưởng dương, trong khi đó vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức 2,62%.

“Mặc dù tình hình dịch bệnh tác động đến nền kinh tế nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng dương và kiểm soát được lạm phát. Đây là một thành công. Việt Nam cũng đã bắt đầu phục hồi vào quý III năm 2020, và hiện tại vẫn đang tiếp tục trong giai đoạn phục hồi. Đồng thời tình hình dịch bệnh của VIệt Nam đã cơ bản được kiểm soát”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Quay trở lại với kết quả của Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực. Ông Hiếu cho rằng, đây là điều rất phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề phát triển của Việt Nam không thể dựa vào những con số mà về chất lượng. Chất lượng cuộc sống của Việt Nam trong năm qua thật sự chưa có nhiều cải tiến tích cực.

Vị chuyên gia này phân tích, thứ nhất, về dân sinh, có rất nhiều lao động bị thất nghiệp, mất công ăn việc làm ổn định trước đây. Thứ hai, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn rất nhức nhối, đặc biệt ở những khu công nghiệp của các công ty FDI. Đây là một vấn đề rất quan trọng của Việt Nam. Nghị quyết của Đảng vừa qua đã nói đến một nền kinh tế tuần hoàn. Tất cả những vấn đề về xử lý rác thải, tái chế, ô nhiễm, vấn đề dân sinh phải được cải tiến trong một nền kinh tế tuần hoàn.

Trong một cuộc hội nghị ông Hiếu tham dự mới đây có nói về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam vẫn đang rất nghiêm trọng.

“Việt Nam không thể chỉ vui mừng về những kết quả mà cần biết những vấn đề rất lớn của nền kinh tế là dân sinh, vấn đề cải thiện môi trường sống, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu,…”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh thêm.

Cao Nguyên - Hương Ánh
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN (VASEAN), Thủ tướng cho rằng, khi làm ăn không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn phải coi trọng cả vào mục tiêu đóng góp vào xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.

Kinh tế Việt Nam 2021: Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%?

NHÓM PV |

Bước sang năm 2021, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, với đà của năm 2020, sự quyết tâm của Chính phủ, bộ ngành và sự dẻo dai của doanh nghiệp, chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu trên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cũng đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa.

Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong nhóm ASEAN 6 có gì mới?

Thế Lâm |

Thống kê vừa được cập nhật từ ASEAN Urbanist, tổng kết năm 2020 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Thủ tướng tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN (VASEAN), Thủ tướng cho rằng, khi làm ăn không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn phải coi trọng cả vào mục tiêu đóng góp vào xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.

Kinh tế Việt Nam 2021: Làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%?

NHÓM PV |

Bước sang năm 2021, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%. Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, với đà của năm 2020, sự quyết tâm của Chính phủ, bộ ngành và sự dẻo dai của doanh nghiệp, chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu trên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này cũng đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa.

Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong nhóm ASEAN 6 có gì mới?

Thế Lâm |

Thống kê vừa được cập nhật từ ASEAN Urbanist, tổng kết năm 2020 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất.