Từ vụ khai vốn điều lệ lên đến 6 tỉ USD:

Môi trường kinh doanh méo mó - nhiều nguy cơ với doanh nghiệp

Minh Bằng-Tùng Giang |

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD) đang gây xôn xao dư luận. Phải chăng đang có kẽ hở về các quy định của luật pháp trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp? Việc khai không đúng, hoặc khai vống vốn điều lệ sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gì?

Luật mở không có nghĩa là tuỳ tiện khi thành lập doanh nghiệp

Công ty USC Interco (có địa chỉ tại số 10, ngõ 234 đường thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) trở thành tâm điểm dư luận do đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (khoảng 6 tỉ USD). Tuy nhiên, trụ sở  của công ty không phải là một tòa cao ốc hoành tráng, mà nằm lọt thỏm trong nhà riêng của gia đình bà Kim Thị Phương.

Trước con số không tưởng trên, nhiều người cho rằng, mức vốn điều lệ này vượt xa các doanh nghiệp như PVEP, Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, BIDV, Vietinbank... thậm chí vượt cả Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).

Rõ ràng con số 144.000 tỉ đồng (nói rõ là 144.000 tỉ đồng) chắc chắn là do khai vống và qua điều tra của Lao Động, thì chính những cá nhân được cho là “góp vốn” cũng thừa nhận vẫn đang “chạy ăn từng bữa”.

Trả lời câu hỏi: Việc doanh nghiệp tự khai vốn điều lệ lên tới cả trăm ngàn tỉ có vi phạm những quy định hiện hành? Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhận định việc làm của Công ty USC Interco, không trái với quy định pháp luật hiện tại.

“Do đó, có thể thấy việc Công ty USC Interco đăng ký thành lập với vốn điều lệ lên đến 144.000 tỉ đồng (tương đương 6,3 tỉ USD), hoặc nhiều nghìn tỉ đô hơn cả số tài sản của Apple Inc thì cũng là một việc làm không trái mà còn hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện tại” - luật sư Lực khẳng định.

Trước đây, liên quan đến đăng ký vốn điều lệ thì Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 quy định doanh nghiệp phải góp đầy đủ.

Tuy nhiên đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì các quy định về thành lập công ty rất mở, trong đó có vấn đề khai vốn điều lệ. Luật Doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

Với cơ chế thông thoáng của Luật Doanh nghiệp 2014 theo hướng chuyển từ công tác “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, hiện nay thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối đơn giản và dễ dàng; chủ doanh nghiệp chỉ cần có một trong các loại giấy tờ chứng thực cá nhân cùng với một bộ hồ sơ hợp lệ thì sau 3 ngày làm việc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nhưng, cũng chính vì thủ tục đơn giản, nên không ít chủ doanh nghiệp chưa tìm hiểu hết về quyền, nghĩa vụ và các hành vi bị cấm của doanh nghiệp; một trong số các hành vi bị cấm là kê khai khống vốn đăng ký (vốn điều lệ), không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký, cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế. Việc vi phạm nghĩa vụ góp vốn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động của chính doanh nghiệp.

Khó xử lý hành vi đăng ký vốn quá lớn

Luật Doanh nghiệp cũng nghiêm cấm “Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị” (khoản 4,5 điều 17 Luật Doanh nghiệp).

Mặc dù vậy, chế tài để xử lý những hành vi này lại quá thấp. Luật quy định các cổ đông phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, cổ đông của công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.

Theo Luật sư Lực, như vậy, chỉ có thể xử lý hành vi không thực hiện việc điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực tế thì có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 3, Điều 28; điểm c, khoản 5, Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng.

“Hoàn toàn không xử lý được hành vi đăng ký số vốn điều lệ quá lớn vì đó là quyền tự do kinh doanh, tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp được pháp luật trao cho” - luật sư Lực nói.

Môi trường kinh doanh méo mó, thiếu minh bạch

Vấn đề đặt ra là nếu doanh nghiệp chấp nhận mất một khoản tiền (tương đương 20 triệu) để làm chiêu PR hay makerting thì có xảy ra tình trạng nhiễu loạn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đầu tiên là nếu khai khống, doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính như đã nói ở trên.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cao hơn so với thực tế: Theo quy định với các loại hình doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh), doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký. Ví dụ, doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 10 tỉ đồng, chỉ thực hiện góp vốn 1 tỉ đồng, nhưng không đăng ký giảm vốn điều lệ bằng số vốn thực góp; trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý là 10 tỉ đồng thay vì 1 tỉ đồng như số vốn thực góp.

Đặc biệt, việc khai khống vốn điều lệ sẽ làm cho môi trường kinh doanh thiếu minh bạch: Khi không góp đủ vốn như đã đăng ký, doanh nghiệp được ví như một người khổng lồ đứng trên đôi chân bằng đất sét. Hiện nay, các doanh nghiệp khi tiến hành ký kết hợp đồng với nhau sẽ không tin tưởng vào mức vốn điều lệ doanh nghiệp đã đăng ký, thay vào đó họ sẽ tìm hiểu từ các nguồn thông tin tài chính tin cậy hơn như báo cáo tài chính, hồ sơ năng lực… Đối với cơ quan quản lý nhà nước nếu chỉ nhìn vào số vốn đăng ký sẽ không thấy được quy mô và năng lực thực tế của doanh nghiệp để đưa ra những chính sách hợp lý.

Đã đến lúc cần có những nghiên cứu nâng mức phạt hành chính cho những trường hợp cố tình khai khống vốn điều lệ.

Minh Bằng-Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

"Siêu doanh nghiệp" đăng ký vốn 6 tỉ USD: Liệu có bị xử lý?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), luật sư Quách Thành Lực cho rằng, đây là chiêu PR thượng thặng không những không trái, mà còn hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện tại.

Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD: Người trong cuộc nói gì?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), theo bà Phương, căn nhà tại số 10, ngõ 234 thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức) được ông Trần Gia Phong mượn đặt làm trụ sở đăng ký hoạt động.

Cận cảnh trụ sở của doanh nghiệp bí ẩn đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD

Tùng Giang |

Theo quan sát, trụ sở của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC ( Công ty USC Interco) đăng ký vốn điều lệ 144.000 tỉ đồng (khoảng 6 tỉ USD) không phải là một tòa cao ốc hoành tráng, mà nằm lọt thỏm trong ngõ 234 đường Thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội).

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

"Siêu doanh nghiệp" đăng ký vốn 6 tỉ USD: Liệu có bị xử lý?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), luật sư Quách Thành Lực cho rằng, đây là chiêu PR thượng thặng không những không trái, mà còn hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện tại.

Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD: Người trong cuộc nói gì?

Tùng Giang |

Liên quan đến thông tin đang gây xôn xao dư luận về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (Công ty USC Interco) có vốn điều lệ lên tới 144.000 tỉ đồng (6 tỉ USD), theo bà Phương, căn nhà tại số 10, ngõ 234 thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức) được ông Trần Gia Phong mượn đặt làm trụ sở đăng ký hoạt động.

Cận cảnh trụ sở của doanh nghiệp bí ẩn đăng ký vốn điều lệ 6 tỉ USD

Tùng Giang |

Theo quan sát, trụ sở của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC ( Công ty USC Interco) đăng ký vốn điều lệ 144.000 tỉ đồng (khoảng 6 tỉ USD) không phải là một tòa cao ốc hoành tráng, mà nằm lọt thỏm trong ngõ 234 đường Thôn Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội).