Mít Thái tắc ở cửa khẩu, trong nước nhập gần 1500 tấn mỗi tháng từ Thái Lan

Lục Tùng |

Số liệu ngành Hải quan cho thấy, bình quân mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu gần 1.500 tấn mít Thái từ Thái Lan.

Trong lúc chưa hết lo lắng với nạn mít xuất khẩu bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc, khiến giá mít Thái tại nhà vườn sụt giảm kỷ lục, thì dư luận lại nóng lên với thông tin Việt Nam là quốc gia thứ 2 sau Trung Quốc nhập khẩu mít từ Thái Lan.

Mít Thái được trồng trên đất Đồng Tháp. Ảnh: LT
Mít Thái được trồng trên đất Đồng Tháp. Ảnh: LT

Theo Ths Nguyễn Phước Tuyên, nguyên Trưởng Phòng Nghiên cứu khoa học và thông tin (Sở NNPTNT Đồng Tháp), từ năm 2015 đến nay, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mít, trong đó tập trung vào thị trường Trung Quốc (trên 90%) và đến năm 2017 kim ngạch xuất khẩu mít vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 11.2021, Việt Nam xuất khẩu 2.680 tấn mít. Với giá xuất bình quân trong tháng là 359 USD/tấn (8.277 đồng/kg), kim ngạch 22,168 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2021 xuất khẩu được 388.376 tấn mít. Với giá xuất bình quân là 415 USD/tấn (9.568 đồng/kg) kim ngạch 161,215 triệu USD.

Biểu đồ xuất khẩu mít Thái của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Nguyễn Phước Tuyên.
Biểu đồ xuất khẩu mít Thái của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu Nguyễn Phước Tuyên.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng quốc gia thứ 2 sau Trung Quốc về việc nhập khẩu mít từ Thái Lan. Theo Ths Tuyên, số liệu từ Tổng cục Hải quan Thái Lan cho thấy, lượng mít Thái xuất khẩu vào Việt Nam không ngừng tăng. Nếu như năm 2015 chỉ có 12.197 tấn giá trị 2,2 triệu USD thì đến năm 2020 đã tăng lên 27.088 tấn giá trị 7,9 triệu USD. Trong tháng 11 năm 2021, dù ảnh hưởng dịch COVID-19, Thái Lan xuất khẩu qua Việt Nam được 1.783 tấn mít. Với giá xuất bình quân là 385 USD/tấn (8.880 đồng/kg), kim ngạch 687 nghìn USD.

Lũy kế 11 tháng 2021 Thái Lan xuất khẩu qua Việt Nam tổng cộng 15.594 tấn mít. Với giá xuất bình quân là 338 USD/tấn (7.787 đồng/kg), kim ngạch 5,269 triệu USD.

Như vậy, trong năm 2021, bình quân mỗi tháng, Việt Nam nhập khẩu gần 1.500 tấn mít từ Thái Lan. Với giá nhập thấp hơn giá thu mua mít nội địa, có thể điều này sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhưng lại được ví như hành động chở “củi” đè “rừng”.

Biểu đồ xuất khẩu mít Thái Lan vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2021. Ảnh: Tư liệu Nguyễn Phước Tuyên.
Biểu đồ xuất khẩu mít Thái Lan vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2021. Ảnh: Tư liệu Nguyễn Phước Tuyên.

Bởi đến nay, cả nước đang trồng gần 60.000ha mít, sản lượng gần 550.000 tấn. Trong 10 tỉnh có diện tích mít đứng đầu cả nước, có 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vì thế theo các nhà phân tích, không thể loại trừ điều này kết hợp với sự cố cửa khẩu đã dồn đẩy giá mít tại các nhà vườn xuống mức thấp kỷ lục. Hiện giá mít loại 1 (từ 10kg/trái trở lên) tại các nhà vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ dao động 2.000 - 3.000đ/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất đã lên đến khoảng 10.000đ/kg. Nếu không có can thiệp kịp thời và hữu hiệu, người trồng mít sẽ thua lỗ nặng.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Mít Thái quay đầu ở cửa khẩu, chủ hàng bắc loa gọi "giải cứu" 10.000/quả

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

"Giải cứu mít Thái, 10 nghìn đồng một quả siêu ngon, siêu ngọt đây..." là tiếng loa quen thuộc với người dân ngã 4 Phai Trần (TP.Lạng Sơn, Lạng Sơn) những ngày gần đây. Chờ đợi quá lâu không thể xuất hàng qua cửa khẩu, nhiều chủ hàng mít đã yêu cầu lái xe quay đầu về khu vực này bán lại cho thương lái với giá rẻ chỉ bằng 1/4 giá xuất khẩu.

Ùn ứ ở cửa khẩu, trái cây "quay đầu" về thủ đô chờ "giải cứu"

Minh Quang |

Hà Nội - Trong khi đang chờ các giải pháp để "giải cứu" số hàng hóa bị ùn ứ ở biên giới nhiều ngày qua, nhiều chủ hàng đã chủ động cho các xe hàng về Hà Nội để tiêu thụ trái cây với giá rẻ, hi vọng gỡ được vốn.

Phía sau “biển” mít, thanh long là những giọt nước mắt

Hoàng Lâm |

Một trái mít vượt cả nghìn cây số, từ các miệt vườn phía Nam đến cửa khẩu phía Bắc thì ách lại và được bán tống bán tháo với giá chỉ vài chục nghìn đồng mỗi trái.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mít Thái quay đầu ở cửa khẩu, chủ hàng bắc loa gọi "giải cứu" 10.000/quả

Trần Tuấn - Hữu Chánh |

"Giải cứu mít Thái, 10 nghìn đồng một quả siêu ngon, siêu ngọt đây..." là tiếng loa quen thuộc với người dân ngã 4 Phai Trần (TP.Lạng Sơn, Lạng Sơn) những ngày gần đây. Chờ đợi quá lâu không thể xuất hàng qua cửa khẩu, nhiều chủ hàng mít đã yêu cầu lái xe quay đầu về khu vực này bán lại cho thương lái với giá rẻ chỉ bằng 1/4 giá xuất khẩu.

Ùn ứ ở cửa khẩu, trái cây "quay đầu" về thủ đô chờ "giải cứu"

Minh Quang |

Hà Nội - Trong khi đang chờ các giải pháp để "giải cứu" số hàng hóa bị ùn ứ ở biên giới nhiều ngày qua, nhiều chủ hàng đã chủ động cho các xe hàng về Hà Nội để tiêu thụ trái cây với giá rẻ, hi vọng gỡ được vốn.

Phía sau “biển” mít, thanh long là những giọt nước mắt

Hoàng Lâm |

Một trái mít vượt cả nghìn cây số, từ các miệt vườn phía Nam đến cửa khẩu phía Bắc thì ách lại và được bán tống bán tháo với giá chỉ vài chục nghìn đồng mỗi trái.