Mâu thuẫn giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ: Giải pháp nào dung hòa lợi ích?

Trường Sơn |

Thời gian gần đây, tình trạng ẩu đả, xô xát giữa các tài xế xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống đang thu hút sự quan tâm của những người làm nghề xe ôm nói riêng và xã hội nói chung. Để cả hai có thể có được thị phần riêng, dung hòa được lợi ích và hóa giải xung đột, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của doanh nghiệp thì rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Mâu thuẫn đón khách dẫn đến ẩu đả

Sau hàng loạt vụ va chạm trong việc đón trả khách tại các điểm nóng trên địa bàn TPHCM, mâu thuẫn giữa các tài xế xe ôm GrabBike và xe ôm truyền thống âm ỉ liên tục trong thời gian dài. Ban đầu chỉ là xích mích nhỏ, lời qua tiếng lại nhưng sau dần bùng lên thành mâu thuẫn gay gắt, thậm chí dùng đến bạo lực để giải quyết.

Đơn cử như vụ xe ôm truyền thông dùng tuốc nơ vít đâm tài xế GrabBike Lương Quốc Thiện (SN 1987, ngụ quận 10) vào ngày 11.3 vừa qua khi đang dừng xe đón khách qua ứng dụng trước một quán nhậu trên đường Nguyễn Tri Phương (phường 5, quận 10). Qua điều tra của cơ quan công an, 3 người tấn công anh Thiện là xe ôm truyền thống hoạt động tại khu vực này đã lâu. Khi thấy anh Thiện đến đón khách đã rủ nhau xông đến đánh, trong đó có một người dùng tuốc nơ vít đâm vào lưng anh Thiện.

Tại cơ quan công an, 3 người này cho rằng chính các tài xế xe ôm công nghệ đang "cướp đi nồi cơm của mình" nên mới ra tay. Hay như mới đây, vào ngày 15.6, cũng liên quan đến việc đón khách nên đã xảy ra một vụ ẩu đả giữa một nhóm hàng chục người chạy GrabBike xông vào đuổi đánh bảo vệ Bến xe Miền Tây và xe ôm truyền thống. Vụ ẩu đả chỉ dừng lại khi lực lượng Công an phường An Lạc bắn chỉ thiên 2 phát súng. Qua trích xuất camera an ninh và làm việc với các đối tượng, công an phường An Lạc đã xử phạt hành chính 3 tài xế GrabBike và 1 tài xế xe ôm truyền thống mỗi người 1,5 triệu đồng...

Tìm giải pháp để dung hòa quyền lợi hai bên

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Grab Việt Nam - cho rằng, cần có rất nhiều giải pháp để dung hòa lợi ích giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ. Về phía Grab, Cty sẽ làm hết trách nhiệm của mình. Khi GrabBike vào các bến bãi là để đón khách qua ứng dụng chứ không được đón khách ngoài, tuyệt đối không được tranh giành khách với các đồng nghiệp chạy xe ôm truyền thống. "Bất cứ khi nào nhân viên Grab bắt gặp một đối tác của Grab đón khách không thông qua ứng dụng thì đối tác đó sẽ bị khóa tài khoản ngay lập tức" - ông Tuấn Anh nhấn mạnh. Nói về những người cố tình gây rối kích động bạo lực để giải quyết các xích mích, mâu thuẫn, ông Tuấn khẳng định sẽ không nương tay đối với những trường hợp này.

Bên cạnh những nỗ lực của phía Cty thì cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Như trước đây, tình trạng xô xát giữa xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống ở sân bay Tân Sơn Nhất rất căng thẳng. Tuy nhiên, khi có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an thì tình hình ở đây dần đi vào ổn định và hầu như không có ẩu đả giữa hai bên tại đây nữa.

"Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại. Nếu cứ động một chút mà Grab phạt các đối tác kia thì họ sẽ rất bức xúc và nói Grab không bảo vệ họ. Tại sao người ta đánh chúng tôi, chúng tôi không được tự vệ mà Cty lại đi khóa tài khoản của chúng tôi. Việc khóa tài khoản là một việc rất lớn, đây là những người lao động chân chính, mỗi ngày họ chỉ kiếm được vài trăm nghìn đồng để mưu sinh, nuôi sống gia đình, khi khóa tài khoản của họ thì họ mất nghề này và buộc họ phải kiếm công việc khác nên chúng tôi rất cân nhắc. Chỉ trong trường hợp những người cố tình kích động, sử dụng bạo lực thì chúng tôi mới kiên quyết với họ để đảm bảo hình ảnh những người hành nghề chân chính...Hiện tại, chúng đang làm việc với các cơ quan chức năng để xin thành lập một hội hay một tổ chức để đảm bảo quyền lợi cho anh em" - người đứng đầu Grab chia sẻ.

Trong khi đó, một tài xế xe ôm truyền thống đang hành nghề ở quận 1 cho rằng, bản thân ông không hề gây sự với những xe ôm công nghệ nói chung, GrabBike nói riêng. Ông này chia sẻ: "Dù xe ôm truyền thống hay Uber, Grab thì tất cả đều là xe ôm, một cái nghề rất vất vả, thu nhập lại phập phù. Tôi có hỏi một số anh em chạy Grab, Uber. Họ nói rằng để có được 400 nghìn mỗi ngày, họ phải chạy rất nhiều cuốc vì giá của xe ôm công nghệ rẻ hơn nhiều so với xe ôm truyền thống, chưa kể họ phải nộp khoản phí từ mỗi cuốc xe cho công ty nên tôi hết sức thông cảm với họ".

Còn theo anh Thành - tài xế xe ôm truyền thống hoạt động tại quận 3- thì việc hai bên cứ xích mích, đánh nhau vô tình làm xấu đi hình ảnh của nghề xe ôm vốn là những người lao động rất vất vả, đáng trân trọng trong mắt mọi người. Anh Thành cho rằng, đa phần những người chạy xe ôm truyền thống lâu năm đều có những khách quen, ngôn ngữ trong nghề gọi là "mối". "Tôi có khoảng 20 mối như vậy, hàng ngày có khoảng 4 đến 5 người gọi chở đi, thu nhập sau khi trừ chi phí từ 200 đến 300 nghìn mà không chạy nhiều như các anh em xe ôm công nghệ. Có lúc thấy mấy em GrabBike đến chỗ tôi đón khách qua phần mềm, tôi sẵn sàng hỗ trợ chứ không có thái độ hậm hực hay xích mích gì. Dù sao đi nữa, họ cũng là những người lao động chân chính, nuôi bản thân và gia đình bằng cái nghề chẳng mấy giàu có này" - anh Thành thổ lộ.

Anh T. - tài xế xe ôm truyền thống tại bến xe miền Đông chia sẻ, trước đây do cứ nghĩ anh em GrabBike đến bến xe để giành khách nên đã xảy ra nhiều vụ va chạm, xích mích. Tuy nhiên, khi hiểu rằng họ vào để đón khách đã đặt sẵn qua phần mềm thì dần dần mâu thuẫn này được hóa giải. "Vấn đề là họ không vào bến để chèo kéo, giành khách của mình thì không cớ gì mình đi gây sự với họ để phải dính dáng đến luật pháp. Mỗi bên đều có thế mạnh riêng, xe ôm truyền thống rành đường, chạy nhanh hơn nên dù chi phí có cao hơn chút đỉnh nhưng vẫn có khách thường xuyên. Nếu không chặt chém, phục vụ tốt thì xe ôm truyền thống vẫn có đất sống như thường" - anh T. khẳng định. 

Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.