Lúa chất đầy đồng nhưng vắng bóng người mua

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Ngay cả khi có đầy đủ giấy tờ, cánh thương lái cũng ngại ra đường vì sợ lây nhiễm dịch bệnh, dẫn đến cảnh những ruộng lúa đã thu hoạch dứt điểm, nhưng vắng bóng người mua. Nông dân vùng ĐBSCL đang đối mặt với vụ lúa hè thu ảm đạm chưa từng có…

Giá thấp, vẫn không bán được!

Những ngày này, vùng ĐBSCL đang vào đợt thu hoạch rộ vụ lúa hè thu, với… nỗi buồn ảm đạm. Anh Nguyễn Hữu Thanh (ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) cho hay: Gia đình anh trồng 6 công lúa giống OM 18, đã hợp đồng với thương lái bán với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng đến ngày cắt lúa, thương lái viện lý do dịch bệnh, đi lại khó khăn nên thương lượng giảm giá xuống còn 5.900 đồng/kg”.

Dù bán giá thấp, nhưng anh Thanh là trường hợp may mắn vì có người đến mua lúa. Hiện có tới hàng ngàn nông hộ đã thu hoạch dứt điểm, lúa chất đầy đồng, nhưng chờ mãi không có người tới mua. Ông Võ Hồng Phúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cho biết: Gia đình ông trồng hơn 1ha lúa hè thu. Mới tháng trước gọi điện, thương lái đồng ý mua với giá 5.300đ/kg, nhưng đến nay liên hệ lại không được. “Tui hỏi thăm nhiều nông hộ khác cũng bị như vậy. Nông dân dù có đồng ý bán giá thấp, cũng chưa chắc có người chịu đi mua”.

Anh Lê Thanh Tùng, một thương lái thu mua lúa ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: “Hơn nửa tháng qua, hầu hết các ghe mua lúa phải nằm nhà. Do người điều khiển ghe không có giấy kiểm dịch, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nên gặp khó trong việc đưa ghe đi thu mua lúa. Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh trong vùng đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, việc kiểm tra nghiêm ngặt, nên thương lái cũng ngại”.

Thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL. Ảnh: TR.L.
Thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL. Ảnh: TR.L.

Ông Trần Văn Út, một thương lái khác ở Tiền Giang thì nói: “Ngay cả khi có đầy đủ giấy tờ, chúng tôi cũng rất ngại đi thu mua vì sợ bị lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Thà chịu mất nguồn thu nhập mà được đảm bảo an toàn sức khỏe, lỡ có bề gì khổ lắm”.

Hầu hết thương lái quyết định đậu ghe, chờ dịch bệnh được kiểm soát an toàn mới thu mua lúa trở lại…

Gỡ khó cách nào?

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng sản lượng gạo các tỉnh phía Nam trong tháng 8 này dự kiến đạt 2,022 triệu tấn, trong đó có 1,12 triệu tấn gạo hàng hóa. Bước sang tháng 9, tổng sản lượng gạo là 2,51 triệu tấn, trong đó, có 1,6 triệu tấn gạo hàng hóa. Riêng ở ĐBSCL, vụ hè thu này đã xuống giống được 1,5 triệu ha, đến nay đã thu hoạch hơn 483.000ha, với năng suất 5,86 tấn/ha, và còn khoảng trên dưới 1 triệu ha đang chờ thu hoạch với sản lượng dự kiến gần 6 triệu tấn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Tại Cần Thơ, vụ lúa hè thu năm nay đã thu hoạch dứt điểm gần 75.200ha vào đầu tháng 7.2021, tuy nhiên đến nay sản lượng lúa, gạo vẫn còn tồn đọng trong dân và các doanh nghiệp. Như Công ty CP Hoàng Nhật Minh (huyện Thới Lai) hiện vẫn còn tồn đọng 1.600 tấn gạo chưa xuất khẩu được.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động thu mua lúa gần như đang bị “tê liệt“. Ảnh: Thu mua lúa gạo ở ĐBSCL trong vụ hè thu 2020.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động thu mua lúa gần như đang bị “tê liệt".

Không chỉ lúa gạo, nhiều mặt hàng nông sản khác của nông dân cũng đang lâm vào cảnh tắc đầu ra. Tại Hậu Giang, trong tháng 8 này, dự kiến khả năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 262.125 tấn. Trong đó, lúa là 241.561 tấn, cây ăn trái các loại là 9.257 tấn, rau màu các loại là 5.975 tấn, chăn nuôi là 3.293 tấn, trứng gà, trứng vịt là 8,39 triệu quả và thủy sản là 2.037 tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh chỉ 20.972 tấn nông sản các loại nên cần phải bán ra thị trường với một số lượng khá lớn.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An TP.Cần Thơ (chuyên xuất khẩu gạo), nói: “Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là thị trường gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo tạm thời chưa có đầu ra. Các nhà kho không mở cửa thu mua thì thương lái làm sao dám về đồng mua lúa. Vừa qua có ý kiến đề xuất Bộ NNPTNT trình Chính phủ giải pháp tạm trữ, kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong vùng tăng cường thu mua lúa của nông dân trong lúc này. Tôi nghĩ đó là giải pháp cần thiết, cấp bách tháo gỡ nút thắt khâu tiêu thụ lúa trong thời gian này cho nông dân”.

TRẦN LƯU - TẠ QUANG
TIN LIÊN QUAN

Tân Cảng nói gì về việc tàu hàng xuất khẩu gạo phải nằm chờ?

Minh Hạnh |

Hiện nhu cầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt rất cao, nhưng các doanh nghiệp không giao hàng được. Nguyên nhân do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra từ ngoài đồng, đến nhà máy, đến giao ra cảng và lên tàu cho khách hàng.

Gỡ "nút thắt" khiến giá lúa gạo giảm, xuất khẩu trầm lắng

Vũ Long |

Dù sản lượng vụ hè thu giảm, nhưng giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đang giảm mạnh do đứt gãy chuỗi cung ứng, xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Hậu Giang: Người thu hoạch lúa phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

TRẦN LƯU |

Ngày 27.7, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện còn 40.000 hecta trên tổng số 76.600 hecta lúa hè thu đang được nông dân thu hoạch. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh đã có những quy định chặt chẽ để phòng, chống dịch.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Tân Cảng nói gì về việc tàu hàng xuất khẩu gạo phải nằm chờ?

Minh Hạnh |

Hiện nhu cầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt rất cao, nhưng các doanh nghiệp không giao hàng được. Nguyên nhân do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng diễn ra từ ngoài đồng, đến nhà máy, đến giao ra cảng và lên tàu cho khách hàng.

Gỡ "nút thắt" khiến giá lúa gạo giảm, xuất khẩu trầm lắng

Vũ Long |

Dù sản lượng vụ hè thu giảm, nhưng giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đang giảm mạnh do đứt gãy chuỗi cung ứng, xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Hậu Giang: Người thu hoạch lúa phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

TRẦN LƯU |

Ngày 27.7, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện còn 40.000 hecta trên tổng số 76.600 hecta lúa hè thu đang được nông dân thu hoạch. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh đã có những quy định chặt chẽ để phòng, chống dịch.