Loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Phong Quang |

Tuyên Quang - Chỉ riêng tại tỉnh Tuyên Quang, sau 3 năm phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có 128 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, gắn sao. Dù chất lượng đã được khẳng định nhưng người nông dân vẫn đang loay hoay với bài toán đầu ra, cũng vì thế mà giá trị sản phẩm chưa thực sự cao.

Trong vụ mật năm nay, HTX mật ong Tân Trào (Sơn Dương) thu hoạch hơn 2.000 lít mật nhưng đến nay số tiêu thụ được mới chỉ đạt 1/10. Thực tế, dù sản phẩm mật ong của HTX này đã được chứng nhận OCOP 3 sao nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh bí đầu ra.

Anh Triệu Tiến Sinh - Giám đốc HTX mật ong Tân Trào nhớ lại: "Năm 2021, khi sản phẩm mật ong Tân Trào đạt chuẩn OCOP 3 sao, chúng tôi kỳ vọng sẽ mở ra hướng tiêu thụ mới với các thị trường lớn hơn. Nhưng hiện mật ong của hợp tác xã vẫn chỉ bán nhỏ lẻ ở địa phương và các điểm bán hàng cho khách du lịch với số lượng hạn chế".

Không khá hơn tình cảnh trên là mấy, sản phẩm cá đặc sản được công nhận OCOP 3 sao của HTX Thuỷ sản Yên Nguyên (Chiêm Hóa) vẫn loay hoay với chuyện tìm chỗ tiêu thụ, phần vì dịch COVID-19, phần vì chưa có thị trường ổn định.

Chỉ tiêu thụ được 200 lít trong số hơn 2000 lít làm ra, mật ong Tân Trào OCOP 3 sao đang gặp khó.
Chỉ tiêu thụ được 200 lít trong số hơn 2.000 lít làm ra, mật ong Tân Trào OCOP 3 sao đang gặp khó.

Đầu năm 2022, hơn chục tấn cá bỗng, cá chiên, cá quất đã đến tuổi xuất bán nhưng các cửa hàng ăn uống hoạt động mạnh. Tiếp tục nuôi thì chi phí đội lên cao mà lại lỡ mất thời gian cho vụ mới nên HTX chấp nhận bán thấp hơn với giá thị trường.

Anh Nguyễn Văn Thiết - HTX Thuỷ sản Yên Nguyên cho biết, đã chấp nhận bán rẻ rồi mà còn chưa xong, quy mô chăn nuôi cũng phải giảm xuống chỉ bằng 2/3 so với mọi năm. Cũng chỉ mong con cá đặc sản nuôi ra được kết nối, tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh với đầu ra ổn định hơn.

Trong số 128 sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang đã gắn sao thì có 33 sản phẩm đạt 4 sao và 95 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của người nông dân để đạt được bộ tiêu chí của Chương trình nhưng đầu ra nhỏ giọt không khiến nhiều người khỏi trăn trở.

Ông Lộc Kim Liễn - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang cho biết, nguyên nhân là do một số sản phẩm OCOP sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ, số lượng sản phẩm chưa ổn định, chủ yếu tiêu thụ trực tiếp, rất ít dấu ấn của công nghiệp chế biến và công nghệ cao.

Cũng theo ông Liễn, người nông dân đa phần mới làm tốt ở khâu sản xuất còn khâu quảng bá hay maketing vẫn đang là thứ yếu. Trong khi đó, những tác động của dịch bệnh đến các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với thị trường vẫn đang trong quá trình hồi phục.

Xúc tiến thương mại, tăng cường các kênh phân phối và ứng dụng nền tảng thương mại điện tử là giải pháp cho các sản phẩm OCOP hiện nay.
Xúc tiến thương mại, tăng cường các kênh phân phối và ứng dụng nền tảng thương mại điện tử là giải pháp cho các sản phẩm OCOP hiện nay.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho rằng, cần phải xác định rất rõ, OCOP là một Chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, mang tính dài hạn, cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Vì thế, các địa phương cần tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh, lợi thế và đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn hóa, truyền thống. Đẩy mạnh chế biến sâu, gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP đặc sắc và có giá trị cao.

Đồng thời, tăng cường đổi mới sáng tạo trong phát triển sản phẩm OCOP, gắn với khởi nghiệp, xây dựng và phát huy vai trò của các Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP ở các vùng, tạo động lực để kết nối và thúc đẩy giữa các vùng, địa phương và khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch.

Ông Tiến nhận định, đi liền với những định hướng trên thì phải có các chương trình đào tạo bài bản, trang bị kỹ năng bán hàng, quảng bá sản phẩm trên nhiều nền tảng cho người nông dân. Bởi không ai khác và không gì thuyết phục khách hàng hơn bằng chính người nông dân nói về sản phẩm của mình.

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Cà Mau không để sản phẩm OCOP "bơ vơ" sau công nhận

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Hàng loạt các sự kiện từ hướng dẫn công nhận cho đến đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị; kết nối giao thương sẽ được diễn ra nhằm không để sản phẩm OCOP làm ra rồi "bơ vơ" trước thị trường tiêu thụ.

Mùa vải thiều 2022, Bắc Giang tìm đầu ra cho 160.000 tấn quả

Vũ Long |

Tỉnh Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2022, trong đó đẩy mạnh chào hàng tại thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản...

Du lịch nông thôn là "bệ đỡ" đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Vũ Long |

Phát triển du lịch nông thôn là điểm quan trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cà Mau không để sản phẩm OCOP "bơ vơ" sau công nhận

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Hàng loạt các sự kiện từ hướng dẫn công nhận cho đến đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị; kết nối giao thương sẽ được diễn ra nhằm không để sản phẩm OCOP làm ra rồi "bơ vơ" trước thị trường tiêu thụ.

Mùa vải thiều 2022, Bắc Giang tìm đầu ra cho 160.000 tấn quả

Vũ Long |

Tỉnh Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2022, trong đó đẩy mạnh chào hàng tại thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản...

Du lịch nông thôn là "bệ đỡ" đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Vũ Long |

Phát triển du lịch nông thôn là điểm quan trọng của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tiêu thụ sản phẩm OCOP.