Kinh tế số hóa: Thế mạnh công nghệ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tư nhân giành lợi thế

Đặng Chung |

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và Grab, Uber vẫn đang khiến các nhà quản lý Việt Nam đau đầu. Làm thế nào để tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, đem lại lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp?

Làm thế nào để tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, đem lại lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp? Làm thế nào để nguồn nhân lực thích ứng được với những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế số?

Tất cả điều này sẽ được các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới và Việt Nam bàn luận, giải đáp tại hội thảo “Kinh tế số hóa - Thế giới không chờ chúng ta”, tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp (TP.Hà Nội) vào chiều 23.10.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia:

Bà Sophie Pène - Phó chủ tịch Hội đồng quốc gia về số hóa của Chính phủ Pháp

Ông Aymeril Hoang - Giám đốc Đổi mới sáng tạo của tập đoàn tài chính quốc tế Société Générale, 150.000 nhân viên trên toàn thế giới).

Ông Bertrand Hassini - Trưởng Ban Khoa học dữ liệu của tập đoàn tư vấn toàn cầu Capgemini, 190.000 nhân viên tại hơn 30 quốc gia.

Ông Thân Trọng Phúc (Giám đốc điều hành lĩnh vực đầu tư công nghệ - Quỹ VinaCapital).

Ông Nguyễn Thành Nam (Phó Chủ tịch Đại học FPT kiêm Chủ tịch Đại học trực tuyến FUNix)

Lần đầu tiên tại Việt Nam, chúng ta sẽ được nghe, tiếp cận thông tin đầy đủ về một bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế số với sự xuất hiện và lan tỏa mạnh mẽ của các mô hình kinh tế mới, cũng như những ảnh hưởng mạnh mẽ tới không chỉ một quốc gia, một khu vực mà mọi tập đoàn, doanh nghiệp trên toàn cầu.

Đây là hội thảo mở đầu cho chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế số hóa hàng năm VDEF 2018 - là sự kết hợp và bắt tay lần đầu tiên giữa đội ngũ trí thức Việt Nam trên toàn cầu với các trí thức, DN Việt Nam trong nước thông qua vai trò của Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE) và các nhóm công tác số hóa, sáng tạo của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam - VPSF.

Sự kiện do Báo Lao Động bảo trợ thông tin.

Báo Lao Động Online sẽ tường thuật trực tiếp sự kiện này.

18h: Kết thúc hội thảo, ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Nhóm công tác Khởi nghiệp sáng tạo (startup) - Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF), Chủ tịch VMCG (Venture Management Consulting Group) nhấn mạnh: Trước bối cảnh chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) xây dựng chuỗi Diễn đàn Kinh tế số hóa hàng năm VDEF (Vietnam Digital Economy Forum) vì một Việt Nam, một khu vực Đông Nam Á và thế giới phát triển mạnh mẽ về tri thức và công nghệ, thông qua việc kết nối các chuyên gia hàng đầu quốc tế, lực lượng trí thức Việt Nam toàn cầu, các tập đoàn, các nhà làm chính sách uy tín trên thế giới.

Sau hội thảo “Kinh tế số hóa - Thế giới không chờ chúng ta”, trước thềm VDEF 2018 diễn ra vào tháng 1.2018, AVSE và các nhóm công tác số hóa, sáng tạo của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ còn tổ chức 2 hội thảo nữa với chủ đề: “Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đâu là điểm bắt đầu?” vào tháng 11.2017, tại TP.Đà Nẵng và “Phát triển nhân lực 4.0: Đâu là điểm bắt đầu” vào 12.2017, tại TPHCM.

17h40': Ông Trịnh Minh Giang đặt thêm câu hỏi tới diễn giả: 3-6 tháng tới, ông/bà có làm gì liên quan đến kinh tế số, đặc biệt là ở Việt Nam không?

Ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch ĐH FPT, Chủ tịch ĐH trực tuyến FUNix – cho biết: Sẽ làm một chương trình “bồ câu về tổ”, tức là mời những người giỏi về Việt Nam làm việc, cống hiến vì ở Việt Nam đã có nhiều cơ hội hơn. Chỉ cần mỗi người trở về, sẽ giải quyết được một vấn đề, góp thêm cơ hội cho Việt Nam phát triển hơn nữa.

Ông Nguyễn Thành Nam - Phó chủ tịch ĐH FPT, Chủ tịch ĐH trực tuyến FUNix trao đổi về cuộc cách mạng trong các mô hình đào tạo đại trà.
Ông Nguyễn Thành Nam - Phó chủ tịch ĐH FPT, Chủ tịch ĐH trực tuyến FUNix trao đổi về cuộc cách mạng trong các mô hình đào tạo đại trà.

16h45: Hội thảo bước sang phần thảo luận.

Dẫn dắt phần thảo luận là ông Trịnh Minh Giang- CEO của VMCG (Tập đoàn CNTT hàng đầu tại Việt Nam).

Ông Minh Giang đưa ra câu hỏi cho các diễn giả: Nếu ở vai trò của người muốn thúc đẩy nền kinh tế số ở VN, theo các ông/bà chúng ta nên đầu tư vào đâu?

Bà Sophie Pène - Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia về số hóa của Chính phủ Pháp cho rằng nên đầu tư vào các vấn đề xã hội, như giáo dục, y tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Khi đầu tư vào các lĩnh vực này, các nhà đầu tư nên nghĩ đến những vấn đề bền vững, tạo ra giá trị bền vững cho xã hội, chứ không nên đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu. 

Còn theo ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch ĐH FPT, hiện ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để đầu tư, trong đó có việc đầu tư vào lĩnh vực truyền thông. “Tôi vẫn nói vui với mọi người rằng, trong thời đại 4.0, cứ đầu tư vào các hội thảo bàn về 4.0 là có thể kiếm được tiên” – ông Nam hài hước.

Một sinh viên của ĐH Ngoại thương đưa ra câu hỏi: “Các diễn giả có nói rằng để đáp ứng với nền kinh tế số, nguồn nhân lực là quan trong nhất. Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tất yếu phải đổi mới mô hình trường học. Ông/bà có thể nói rõ hơn nên đổi mới mô hình trường học như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, bà Sophie Pène - Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia về số hóa của Chính phủ Pháp đưa ra ví dụ về nền giáo dục của Pháp: “Việc học tập trọn đời rất quan trọng tại Pháp, bởi chúng tôi cũng không bắt kịp được yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Vì thế, các hệ thống trường học ở Pháp luôn định hướng cho người học cần học tập suốt đời, lúc nào cũng sẵn sàng học tập, mọi lúc, mọi nơi. Chúng tôi khuyến khích sinh viên, học sinh thích nghi với những kiến thức mới”.

Bà Sophie Pene.
Bà Sophie Pene.

Các chuyên gia khác cũng cho rằng, hệ thống giáo dục trong nước không nên bó hẹp, để học sinh học theo một chương trình bắt buộc. Nên cung cấp, dạy cho học sinh cách tự học, vì trong thời đại công nghệ số hiện nay, nếu con người không có khả năng tự học sẽ không thể thích ứng với sự phát triển, thay đổi của thời đại.

16h30: Ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch ĐH FPT, Chủ tịch ĐH trực tuyến FUNix tiếp tục hội thảo bằng bài diễn thuyết nói về vấn đề: Cuộc cách mạng trong các mô hình đào tạo đại trà – Cơ hội xây dựng nguồn nhân lực cho Việt Nam trong kỷ nguyên số hóa.

Ông Nam nhấn mạnh việc tự học của sinh viên. Đây là một kỹ năng sinh viên nào cũng cần có, dù để tự học có kết quả là một việc rất khó. Nhưng nếu ai có khả năng tự học thì sẽ làm chủ công nghệ và nhanh chóng thích ứng được với thời kỳ công nghệ số.

“Tỉ lệ sinh viên tại trường ĐH trực tuyến FUNix có khả năng tự học là 28%/ học kỳ. Đây là số người đang theo được chương trình của chúng tôi. Ít nhưng chất, vì chúng tôi xác định, bằng cấp không phải là điều chúng tôi hướng đến, mà mong muốn lớn nhất là hướng cho sinh viên biết cách tự học suốt đời” – ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ.

Ông Nam cũng cho rằng: “Hiện chúng ta cứ bàn về cách mạng 4.0, 5.0… Làm thế nào để thích ứng được với sự thay đổi, biến động của cuộc sống? Tôi nghĩ, trước tiên cần đào tạo ra một thế hệ các bạn trẻ biết cách tự học”.

16h: Bà Sophie Pène - Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia về số hóa của Chính phủ Pháp trình bày về vấn đề nguồn nhân lực trong nền kinh tế số.

Các diễn giả và đại diện doanh nghiệp Việt Nam đối thoại trong hội thảo.
Các diễn giả và đại diện doanh nghiệp Việt Nam đối thoại trong hội thảo.

Bà Sophie Pène cho rằng, nền kinh tế số có nghĩa là mọi hoạt động của người dân trong cộng đồng đều phải liên quan đến công nghệ kỹ thuật số, như sử dụng các sản phẩm công nghệ có kết nối Internet.

“Trước sự phát triển của nền kinh tế số, hệ thống giáo dục ở hầu hết các quốc gia, đều phải thay đổi để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp. Hiện nay chúng ta cần phải chạy đua với máy tính. Tôi nghĩ con người chúng ta không chạy đua được với nó đâu. Đó là thách thức của chúng ta trong thời kỳ số hóa” - bà Sophie Pène nói.

Bà Sophie Pène cũng đưa ra con số, khoảng 10, hoặc 20 năm tới, 65% sinh viên của chúng ta sẽ có việc làm mà chúng ta chưa thấy xuất hiện bao giờ, như hướng dẫn, dạy bảo, huấn luyện robot làm việc chẳng hạn.

Bà Sophie Pène nhấn mạnh các trường học hiện nay cần thay đổi, cần lấy học sinh làm trung tâm. Có sự tham gia của các em trong suốt quá trình học, để học sinh tự quyết định tương lai của mình.

“Đến năm 2020, 50% nhân lực sẽ không cần thiết nữa, vì sự phát triển của máy móc, công nghệ số. Từ đó sẽ dẫn đến sự biến động của thị trường việc làm. Vì thế, mô hình học tập suốt đời cần đẩy mạnh hơn nữa, để đảm bảo trong tương lai bạn không bị thay thế bởi máy móc” - bà Sophie Pène chia sẻ.

Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: Sơn Tùng.
Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: Sơn Tùng.

15h: Bà Phan Hoàng Anh – đồng sáng lập Fablab Saigon - nói về giải pháp bền vững cho khu vực kinh tế sản xuất.

Fablab không chỉ là một không gian mà còn là một cộng đồng của những người đam mê khởi nghiệp và sáng tạo.

Bà Phan Hoàng Anh cho biết, fablab là hình thức khá phổ biến tại nhiều nước. Mô hình này được hiểu như một phòng sáng chế để người sử dụng cụ thể hóa những sáng tạo của mình.

Các hoạt động tại đây sẽ tạo nên một môi trường có đủ độ tin cậy để các cá nhân hoặc nhóm sáng tạo có thể kết hợp với nhau, trao đổi, học hỏi từ các thành viên khác để hoàn thiện sản phẩm của mình, hoặc kết hợp để cùng phát triển dự án khởi nghiệp. Các nhà đầu tư cũng có thể đến đây để tìm kiếm cơ hội thông qua các sáng chế và dự án của người tham gia.

Bà Hoàng Anh cho biết thêm, trên thế giới có khoảng gần 140 fablab ở 34 quốc gia khác nhau. Điều đó cho thấy mô hình này không mới nhưng khá lạ với Việt Nam.

“Tại sao Fablab lại quan trọng?” – bà Hoàng Anh đặt câu hỏi.

“Đổi mới sáng tạo mang tính đột phá. Các bạn đều biết về nền kinh tế chia sẻ. Chúng ta không cần bên thứ ba nói với chúng ta rằng quá trình giao dịch này đang diễn ra một cách đúng đắn. Fablab chính là một thư viện cho những người đổi mới sáng tạo. Chính vì thế tôi nghĩ nó cần xuất hiện ở khắp mọi nơi” – bà Hoàng Anh nói.

Bà nhớ lại, lúc ban đầu, Fablab Sài Gòn chỉ có vài máy móc đơn giản, cơ bản của người làm kỹ thuật. Dần dần, mọi người tự thiết kế, chế tạo máy in 3D, một số loại máy đắt tiền như máy cắt laser hay CNC được vài công ty hỗ trợ, cho mượn.

Các máy móc này được sử dụng miễn phí bởi các tình nguyện viên, những người cần đến Fablab.

Với tiêu chí như vậy, Fablab được tìm đến bởi nhiều sinh viên làm đề án tốt nghiệp, các học sinh có đam mê về sáng tạo.

Bà Hoàng Anh nhấn mạnh, chúng ta cần phải học thông qua đôi tay của mình, Fablab sẽ giúp mọi người làm điều đó, nhận ra khả năng của đôi tay của mình.

Hoàng Anh cũng không quên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hình thành một cộng đồng maker (nhà sáng tạo) thực thụ của Việt Nam, bởi “nhiều bạn trẻ không hiểu rằng mình chính là một maker, vì thế mất đi nhiều cơ hội, những chương trình hỗ trợ trong giới. Điều đó rất đáng tiếc vì các bạn sẽ không hòa được vào một phong trào đang phát triển của thế giới”.

“ Thông qua đây, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tạo ra môi trường của riêng mình, một sản phẩm nào đó, để đóng góp vào quá trình số hóa của nền kinh tế Việt Nam” - Hoàng Anh nhấn mạnh trước khi kết thúc bài thuyết trình.

14h30: Tiếp theo, ông Thân Trọng Phúc - Giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm DFJV Capital thuộc VinaCapial - nói về thực tế đang tồn tại của nền kinh tế số ở Việt Nam và sự chuyển dịch số hóa ở nước ta.

"Vina Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm và đầu tư vài các doanh nghiệp kĩ thuật số, tập trung vào lĩnh vực Internet, truyền thông, giải trí, và điện thoại di động".

 
Ông Thân Trọng Phúc - Giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm DFJV Capital thuộc VinaCapial.

Trong bài thuyết trình, ông Phúc trình bày 4 thông điệp: Chúng ta có nhiều tiến bộ về số hóa, nhưng nền kinh tế số của chúng ta đang có nguy cơ đi thụt lùi.

Chúng ta cần sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp để có thể có thể giúp các doanh nghiệp phát triển vững mạnh, hướng ra nước ngoài.

Ông Phúc đưa ra dẫn chứng: Theo nghiên cứu của chúng tôi, số người sử dụng Internet sẽ tăng 10%, mạng xã hội 25%, người sử dụng smartphone cũng tăng rất nhanh. Con số này cho thấy dân VN ngày càng gia nhập mạnh mẽ vào thời đại số.

Theo ông Phúc, thống kê của Đại học Wharton Mỹ so sánh số giữa VN và các nước láng giềng cho thấy, VN đang dẫn đầu trong 6 nước liên quan tới công việc lập trình phần mềm cho di động với con số 1.83. Điều này cho thấy VN có kinh tế số đang phát triển, nhu cầu càng ngày càng tăng.

Số việc lập trình cho các công ty start up, lập trình các công ty nước ngoài gia công phần mềm cho nước ngoài tại VN, hoặc lập trình cho các công ty trong nước như FPT, Viettel, VNPT cũng sẽ có nhu cầu cao.

Năm 2007, hệ thống sinh thái hỗ trợ lập trình rất ít, đến nay hệ thống sinh thái đã dồi dào. Vậy chúng tôi đầu tư vào công ty nào? Các công ty đang đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam. Timo không có văn phòng, khách hàng đăng kí qua tài khoản. Mặc dù VN phát triển về các chỉ số hoá rất mạnh nhưng VN đang đứng trước nguy cơ thụt lùi.

Cuối cùng, ông Phúc đưa ra một số đề nghị: Đầu tiên cần khẩn trường giúp các doanh nghiệp vừa vào nhỏ kết nối, hội nhập vào thời kinh tế số.

Tiếp theo, trong mọi lĩnh vực cần tự động hóa ở các khâu để sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, để các sản phẩm có thể cạnh tranh ở trong nước, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong nước.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần có chính sách để hợp tác với các công ty trong nước, nhắm vào việc tự động hóa.

Cuối cùng, Chính phủ cần có một số chính sách như giảm thuế, hỗ trợ đầu tư, để công ty trong nước hoat động và chiếm lĩnh thị trường trong nước, tạo đà để họ tiến ra thế giới.

14h: Ông Bertrand Gassani - Giám đốc về khoa học dữ liệu Capgemini Consulting (190.000 nhân viên) là diễn giả tiếp theo diễn thuyết tại hội thảo.

Ông Bertrand Hassani cho biết, Uber trong tương lai có khả năng sẽ bị các doanh nghiệp khác cướp ngôi. Điều này có thể diễn ra với bất cứ công ty nào.

Số hóa là vấn đề tất yếu, để làm chủ công cuộc số hóa, ông Bertrand Hassani cho rằng mỗi công ty, tập đoàn cần tập trung vào khâu đổi mới sáng tạo.

Ông Bertrand Hassani Giám đốc về khoa học dữ liệu Capgemini Consulting.
Ông Bertrand Hassani - Giám đốc về khoa học dữ liệu Capgemini Consulting.  Ảnh: Sơn Tùng

“Chúng ta cần phải chuyển dịch một cách nhanh chóng. Tôi lấy ví dụ, Uber đã làm gì để giảm thiểu rủi ro? Họ có lợi nhuận, vì họ có được niềm tin của khách hàng và giá cả cạnh tranh.

Trước khi đầu tư vào vấn đề gì đó chúng ta cần lập kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng. Đối với tôi, tôi sẽ bắt đầu bằng những sản phẩm đơn giản nhưng nhất quyết phải có được niềm tin của khách hàng. Chính niềm tin của khách hàng sẽ là nền tảng giúp chúng ta thành công” – ông Bertrand Hassani chia sẻ.

Tiếp theo, ông Bertrand Hassani nói về vấn đề khoa học dữ liệu: Ông lấy ví dụ, ở Nhật hay Pháp có rất nhiều tàu điện cao tốc, sẽ không có tàu điện nếu chúng ta không có đường ray, hoặc đường ray bị cũ. Vậy đường ray ở đây chính là dữ liệu, là nền tảng để phát triển. Nếu chúng ta muốn hướng vào các thị trường, chúng ta cần nghiên cứu về dữ liệu, thu thập thông tin về thi trường đó. Khi chúng ta có nguồn cơ sở dữ liệu thì cần sử dụng triệt để nó.

Cuối cùng ông Bertrand Hassani khẳng định “Công cụ số hóa, trí tuệ nhân tạo, học tập trọn đời, đó là những điều chúng ta luôn cần thay đổi và thực hiện liên tục trong thời kinh tế số hóa”.

13h45: Ông Aymeril Hoang - Giám đốc Đổi mới sáng tạo của Tập đoàn tài chính quốc tế Société Générale, 150.000 nhân viên trên toàn thế giới), mở đầu hội thảo bằng bài thuyết trình về “Cơ hội và thách thức của các chính phủ, tập đoàn kinh tế trước những luật chơi mới trong nền kinh tế số”.

Ông Aymeril Hoang cho biết nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), Với hiệu suất kinh tế vượt trội, các mô hình kinh tế mới đang tạo ra những biến đổi căn bản trong nhiều ngành công nghiệp, từ thông tin truyền thông (Facebook, Tencent), giải trí (Netflix, Pinterest), giáo dục đào tạo (Coursera, KHAN Academy) đến giao thông vận tải (Uber, Didi Chungxing), khách sạn (Airbnb), phân phối, bán buôn và bán lẻ (Amazon, Alibaba)...

Thế mạnh công nghệ mới cũng giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tư nhân giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống như hạ tầng tin học (AWS, Google Cloud), sản xuất xe ôtô (Tesla), hàng không vũ trụ (SpaceX), giao dịch tài chính (Lending Club, TransferWise, Bitcoin)... Các tập đoàn kinh tế số đã tạo ra những thay đổi quan trọng trên chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Aymeril HOANG phát biểu tại hội thảo.  Ảnh: Sơn Tùng
Ông Aymeril Hoang phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Sơn Tùng

“Làm thế nào để chúng ta cảm thấy an toàn trong thời kinh tế số, khi mọi thứ xung quang chúng ta thay đổi mỗi ngày? Chính bản thân tôi cũng không hình dung 20 năm nữa tôi sẽ làm gì và như thế nào?” – ông Aymeril Hoang đặt câu hỏi.

Ông cho rằng chỉ có cách học tập chúng ta mới không bị tụt hậu và thích nghi được với thời kỳ công nghệ số.

 
 

Ông Aymeril Hoang cũng chia sẻ về câu chuyện của mình 15 năm trước, thời gian ông đến Hà Nội. “Khi tôi đi xe ôm, tôi phải mặc cả rồi nhiều. Và thường bị chở lòng vòng, khiến tôi tốn nhiều tiền hơn. Sau đó, tôi mua một chiếc xe máy, nhưng đi lại cũng khá khó khăn vì không thuộc đường. Còn hiện tại, sau 15 năm, tôi đã trở lại đây. Tôi chỉ mất vài giây để gọi xe ôm, hoặc taxi chỉ bằng chiếc smartphone. Mọi việc đã tiện lợi hơn rất nhiều. Tôi lấy một ví dụ như vậy để nói với các bạn về sự thay đổi của nền kinh tế số tác động đến cuộc sống của chúng ta như thế nào” - Giám đốc Đổi mới sáng tạo của tập đoàn tài chính quốc tế Société Générale nói.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đặc sản gà Đông Tảo biếu Tết ở Việt Nam lên báo nước ngoài

Thanh Hà |

Gà Đông Tảo đặc sản ở Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán đã xuất hiện trong bài báo của hãng tin AFP ngày 17.1.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.